Thông tin tài liệu:
Chương 11 ĐIỀU TRỊ MIỄN DỊCH
I. Đại cương
Trong mấy thập kỷ gần đây sự phát triển mạnh mẽ của miễn dịch học và của sinh học phân tử đã giúp cho điều trị học thêm nhiều biện pháp chẩn đoán, phòng bệnh và chữa bệnh có kết quả đối với những bệnh thuộc hệ thống miễn dịch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Miễn dịch học thú y - Chương 11
147
Chương 11
ĐIỀU TRỊ MIỄN DỊCH
I. Đại cương
Trong mấy thập kỷ gần đây sự phát triển mạnh mẽ của miễn dịch
học và của sinh học phân tử đã giúp cho điều trị học thêm nhiều biện pháp
chẩn đoán, phòng bệnh và chữa bệnh có kết quả đối với những bệnh thuộc
hệ thống miễn dịch. Những tiến bộ đó đã mở thêm hẳn một chương mới
gọi là “điều trị miễn dịch”. Đáp ứng của hệ thống miễn dịch trong trường
hợp bệnh lý có thể giảm hoặc tăng, có thể có những rối loạn tạo ra những
sản phẩm bất thường và do đó không giữ được sự cân bằng tự nhiên. Mục
đích của điều trị miễn dịch chính là lập lại sự cân bằng ấy. Do đó có hai
hướng chính làm tăng cường đáp ứng (immunostimulating) khi có suy
giảm hay chưa đủ và làm giảm (immunosupressing) khi có đáp ứng quá
mức hay rối loạn. Nhưng cũng do trong cơ chế điều hoà và tương tác của
hệ thống miễn dịch có rất nhiều khâu khác nhau và tác dụng của thuốc sử
dụng chưa thật rõ vào khâu nào cho nên nhiều chát được gọi là chất điều
biến miễn dịch
II. Tăng cường đáp ứng miễn dịch
Khi đáp ứng miễn dịch chưa đủ nhu cầu hay có suy giảm thì cần
phải tăng cường đáp ứng bằng nhiều biện pháp khác nhau. Đó là vacxin,
huyết thanh và các chất kích thích miễn dịch.
1. Vaccine
1.1. Nguyên lý
Kể từ khi E. Jenner tìm ra cách dùng đậu bò chủng cho người
chống lại bệnh đậu mùa rồi đến những phát minh của L.Pasteur dùng vi
khuẩn chết hay đã làm giảm độc lực để làm vacxin thì nguyên lý vẫn là
gây ra trong cơ thể sống một đáp ứng chủ động của hệ miễn dịch nhằm tạo
ra kháng thể dịch thể hay tế bào chống lại những nhóm quyết định kháng
nguyên của yếu tố có khả năng gây bệnh.
1.2. Đặc tính cơ bản của một vacxin
- Tính sinh miễn dịch hay tính mẫn cảm: Trước tiên đó là khả năng gây ra
đáp ứng miễn dịch dịch thể hoặc miễn dịch tế bào hay cả hai. Tính này
phụ thuộc kháng nguyên lẫn cơ thể nhận kích thích ấy. Trong thực nghiệm
(sốc phản vệ thực nghiệm) đã cho thấy rõ là với cùng một kháng nguyên
148
mà ở những con vật khác nhau sẽ cho đáp ứng khác nhau và trong thực tế
cuộc sống cũng đã cho thấy có những bệnh riêng biệt người với vật.
Vacxin đưa qua niêm mạc sẽ giúp sinh ra nhiều kháng thể IgA có hiệu lực
để bảo vệ đường tiêu hoá, còn đưa vào trong da rất tốt cho đáp ứng miễn
dịch qua trung gian tế bào. Đáp ứng miến dịch phụ thuộc vào tuổi và vào
tình trạng của cơ thể nhận là những cái mà chúng ta luôn luôn cần chú ý.
- Tính kháng nguyên hay tính sinh kháng thể
Những khái niệm về hapten và chất mang tải đã giúp hiểu rõ về
tính kháng nguyên. Bản thân hapten có phân tử lượng quá nhỏ không gây
được phản ứng sinh kháng thể nên cần thiết phải liên kết với chất mang
tải. Yếu tố gây bệnh có nhiều epitop khác nhau trong đó có cái rất nhỏ nên
không có tính sinh kháng thể nếu để nguyên. Nếu muốn chúng có thể sinh
ra kháng thể bảo vệ chống lại bệnh thì cần đổi chúng thành có tính kháng
nguyên. Người ta phải kết hợp chúng một protein mang tải vô hại. Thường
hay dùng nhất là kết hợp với một vacxin khác như vacxin đậu mùa hay
trộn nhiều vacxin với nhau.
- Tính hiệu lực
Các kháng thể tạo ra không phải kháng thể nào cũng có hiệu lực
tức là tiêu diệt được yếu tố gây bệnh. Do yếu tố gây bệnh có nhiều kháng
nguyên khác nhau nên trong sản xuất vacxin trước tiên phải làm sao cho
đáp ứng miễn dịch chống lại những nhóm quyết định kháng nguyên “sinh
tử” nghĩa là nếu đánh vào đó thì yếu tố gây bệnh bị tiêu diệt hay ít nhất
cũng không còn khả năng sinh hại nữa. Trước đây, qua kinh nghiệm người
ta đã biết được một số kháng nguyên sinh ra được kháng thể bảo vệ như
các kháng thể chống độc tố uốn ván, bạch hầu. Hiện nay đang có những cố
gắng phân lập kháng nguyên hay nhóm quyết định “sinh tử” ấy để làm cho
vacxin được tinh khiết và thuần nhất hơn tiến tới có thể tổng hợp được
chúng. Ví dụ như trong các loại kháng thể do virus viêm gan B sinh ra thì
chỉ có kháng thể chống kháng nguyên bề mặt HBs là có tác dụng bảo vệ
còn kháng thể chống vỏ nhân HBc không có tác dụng ấy. Tính hiệu lực
hay khả năng bảo vệ có thể được đánh giá trên thực nghiệm nhưng cái
chính vẫn là trên thực địa qua đánh giá sau tiêm chủng và khả năng phòng
các dịch bệnh do yếu tố gây bệnh gây ra. Tính hiệu lực cần được đánh giá
trên bình diện cá thể và trên bình diện nhóm (Herd immunity = miễn dịch
quần thể). Trong việc đánh giá nhóm này thì hiệu lực của vacxin còn phụ
thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau như việc bảo quản, vận chuyển và cách
sử dụng vaccine. Tất cả đã tạo nên một môn khoa học mới gọi là
vaccinology mà mục đích là nghiên cứu mọi biện pháp từ lúc sản xuất đến
lúc tiêu dùng, để tăng tính hiệu lực của vaccine trên bình diện nhóm.
149
- Tính vô hại
Đó là một đòi hỏi tất nhiên khi sử dụng vaccine. Cũng như đối với
các thuốc điều trị khác, mọi vaccine phải được thử qua nhiều bước trong
phòng thí nghiệm invitro trên tế bào, invivo trên các súc vật khác nhau rồi
mới sử dụng đại trà. Tần suất và mức độ nặng nhẹ của các phản ứng phụ
nếu có, phải được xác định trước khi được đem ra dùng đại trà và vẫn còn
phải được theo dõi cẩn thận.
1.3. Phân loại vaccine
1.3.1. Vaccine chết
Là loại kinh điển nhất mà nguyên tắc là làm chết yếu tố gây bệnh
(virus hoặc vi khuẩn) nhưng vẫn còn giữ được tính mẫn cảm và tính kháng
nguyên. Người ta thường dùng biện pháp hoá học như formol, β-
propiolacton hay vật lý như sức nóng, tia xạ (UV, X quang). Hiện các
vaccine loại này còn hay được dùng là vaccine chống bại liệt tiêm kiểu
Salk, vaccine chống bệnh dại hay các vaccine kinh điển chống thương
hàn, tả. Nói chung tính hiệu lực của chúng không cao, còn thô vì phải
dùng nguyên cả virus hay vi khuẩn, song lại an toàn hơn là vaccine sống.
1.3.2. Vaccine sống, giảm độc
Là loại vacxin được làm từ những chủng ...