Danh mục

Giáo trình mô đun Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Nghề Nuôi trồng thủy sản) - CĐ Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản

Số trang: 77      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.70 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (77 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình môn học/mô đun: Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Nghề: Nuôi trồng thủy sản) gồm 6 chương, cung cấp cho người học những kiến thức về: Đặc điểm sinh học chủ yếu của động vật thân mềm, sản xuất giống động vật thân mềm hai mảnh vỏ, sản xuất giống động vật thân mềm chân bụng, nuôi động vật thân mềm thương phẩm trên bãi triều, nuôi động vật thân mềm thương phẩm trên biển, nuôi động vật thâm mềm thương phẩm trong ao đầm. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình mô đun Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Nghề Nuôi trồng thủy sản) - CĐ Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN:SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKTTS ngày tháng năm 2020 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản) Bắc Ninh, tháng 9 năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Giáo trình ―Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm‖ là tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu, tham khảo tại Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh đều bị nghiêm cấm. 2 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình ―Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm‖ là mô đun chuyên ngành bắt buộc của chương trình đào tạo cao đẳng nghề Nuôi trồng Thủy sản. Mô đun được giảng dạy sau khi sinh viên đã học các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành như: Thực vật nước, Động vật không xương sống ở nước, Ngư loại; Sinh lý động vật thủy sản, Quản lý chất lượng nước trong NTTS, Thức ăn trong NTTS. Mô đun gồm 75 giờ, (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 58 giờ; Kiểm tra: 2 giờ) 07 bài học: 1 Bài mở đầu: 2 Bài 1: Đặc điểm sinh học chủ yếu của động vật thân mềm 3 Bài 2: Sản xuất giống động vật thân mềm hai mảnh vỏ 4 Bài 3: Sản xuất giống động vật thân mềm chân bụng 5 Bài 3: Nuôi động vật thân mềm thương phẩm trên bãi triều 6 Bài 4: Nuôi động vật thân mềm thương phẩm trên biển 7 Bài 5: Nuôi động vật thâm mềm thương phẩm trong ao, đầm 3 MỤC LỤC Danh mục Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 LỜI GIỚI THIỆU 3 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI 5 ĐỘNG VẬT THÂM MỀM Bài mở đầu: 6 Bài 1: Đặc điểm sinh học chủ yếu của động vật thân mềm 9 1. Đặc điểm hình thái cấu tạo 2. Đặc điểm phân bố, sinh trưởng và dinh dưỡng 3. Đặc điểm sinh sản Bài 2: Sản xuất giống động vật thân mềm hai mảnh vỏ 15 1. Hệ thống công trình, thiết bị phục vụ cho sản xuất giống 2. Tuyển chọn, nuôi động vật thân mềm hai mảnh vỏ bố mẹ và cho đẻ 3. Kỹ thuật ươ ng nuôi ấu trùng Bài 3: Sản xuất giống động vật thân mềm chân bụng 61 1. Thiết kế xây dựng trại giống 2. Tuyển chọn, nuôi động vật thân mềm chân bụng bố mẹ và cho đẻ 3. Kỹ thuật ư ơng nuôi ấu trùng Bài 4: Nuôi động vật thân mềm thương phẩm trên bãi triều 66 1. Các yếu tố môi trường 2. Lựa chọn và chuẩn bị bãi nuôi 3. Chọn và thả giống 4. Quản lý và chăm sóc 5. Thu hoạch Bài 5: Nuôi động vật thân mềm trên biển 69 1. Lựa chon vị trí nuôi, chuẩn bị công trình nuôi 2. Kỹ thuật chọn giống và thả giống 3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý 4. Thu hoạch Bài 6: Nuôi động vật thâm mềm thương phẩm trong ao, đầm 73 1. Lựa chon vị trí nuôi, chuẩn bị công trình nuôi 2. Kỹ thuật chọn giống và thả giống 3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý 4. Thu hoạch TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 4 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂM MỀM Tên mô đun: Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm Tên mô đun: Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm Mã mô đun: MĐ 15 Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ, (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 58 giờ; Kiểm tra: 2giờ) I. Vị trí, tính chất mô đun: - Vị trí: Mô đun ―Sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm‖ là mô đun chuyên ngành bắt buộc của chương trình đào tạo cao đẳng nghề Nuôi trồng Thủy sản. Mô đun được giảng dạy sau khi sinh viên đã học các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành như: Thực vật nước, Động vật không xương sống ở nước, Ngư loại; Sinh lý động vật thủy sản, Quản lý chất lượng nước trong NTTS, Thức ăn trong NTTS. - Tính chất: Nội dung môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng thân mềm có giá trị kinh tế. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về vai trò của ngành thân mềm; triển vọng phát triển nghề nuôi động vật thân mềm; kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số loài động vật thân mềm có giá trị kinh tế: - Kỹ năng: Giúp sinh viên nhận dạng được một số loài động vật thân mềm có giá giá trị kinh tế; bước đầu làm quen với quy trình sản xuất giống, nuôi thương phẩm động vât thân mềm Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, chịu khó trong học tập; cẩn thận trong lao động sản xuất và có khả năng liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn. III. Nội dung mô đun: 5 BÀI MỞ ĐẦU Ngành Thân mềm (Mollusca, còn gọi là nhuyễn thể hay thân nhuyễn) là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi. Ngành Thân mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú và là nhóm động vật biển lớn nhất chiếm khoảng 23% tổng số các sinh vật biển đã được đặt tên. Trong các khu vực nhiệt đới, bao gồm Việt Nam, ngành này có hơn 90 nghìn loài hiện hữu, trong đó có các loài như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc. Chúng phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn. Một số nhỏ chuyển q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: