Giáo trình Nguyên lý kế toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nguyên lý kế toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP – CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 1. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán; Bảng cân đối kế toán; - Mô tả được nội dung, kết cấu của Bảng cân đối kế toán; - Nêu lên được nguyên tắc và phương pháp chung lập Bảng cân đối kế toán; - Xác định được tính chất “cân đối” của Bảng cân đối kế toán; - Phân loại được các trường hợp tăng, giảm tài sản hoặc nguồn vốn làm ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán; - Phân biệt được số dư trên các tài khoản để ghi vào các chỉ tiêu bên tài sản hoặc nguồn vốn cho phù hợp; - Phân tích được mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán với tài khoản kế toán; - Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập; - Tuân thủ các quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp. 2. Nội dung: 2.1. Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán a.. Khái niệm phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán là phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế khác thuộc đối tượng hạch toán trên những mặt bản chất và các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán. Phương pháp tổng hợp và cân đối là sự sàng lọc, lựa chọn, liên kết những thông tin riêng lẻ từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong sổ kế toán, theo các quan hệ cân đối mang tính tất yếu vốn có của các đối tượng kế toán, để hình thành nên những thông tin tổng quát nhất về tình hình vốn, kết quả kinh doanh của đơn vị, thể hiện dưới dạng các báo cáo tổng hợp và cân đối như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh... Tổng hợp và cân đối kế toán được ứng dụng rộng rãi trong công tác kế toán, có thể ứng dụng trên từng bộ phận tài sản và nguồn vốn, từng quá trình kinh doanh hoặc cân đối toàn bộ tài sản, nguồn vốn hay tổng hợp kết quả kinh 12 doanh chung cho toàn bộ quá trình kính doanh của đơn vị trong một thời kỳ nhất định. b. Ý nghĩa của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán cung cấp những thông tin khái quát, tổng hợp nhất về tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh mà các phương pháp kế toán khác đã thực hiện như: phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản kế toán, phương pháp tính giá. Sử dụng phương pháp tổng hợp cân đối kế toán có thể tập hợp số liệu từ nhiều sổ kế toán để lên được các chỉ tiêu kinh tế trong báo cáo kế toán đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Nhờ có phương pháp tổng hợp cân đối kế toán, các đối tượng sử dụng thông tin có được thông tin tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Từ đó, có cơ sở để tiến hành kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của đơn vị. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các tình hình trên nhà quản lý doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và ban hành các chính sách, chế độ kinh tế tài chính mới phù hợp hơn. Bên cạnh đó còn đề ra các giải pháp, các quyết định tối ưu về quản lý và điều hành các hoạt động của đơn vị trong hiện tại và trong tương lai, thúc đẩy sự phát triển của đơn vị. Cân đối là tính chất vốn có gắn liền với đối tượng mà kế toán phản ánh và giám đốc biểu hiện qua mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành nên tài sản, ngoài ra nó cần được biểu hiện thành những quan hệ cụ thể bên trong của bản thân tài sản, bản thân nguồn vốn và mối quan hệ giữa chúng với nhau trong quá trình vận động. 2.2. Hệ thống bảng tổng hợp – cân đối kế toán a. Bảng cân đối kế toán. – Sự sắp xếp TS và NV theo một trật tự nhất định có căn cứ khoa học bảo đảm phản ánh toàn bộ vốn của đơn vị hạch toán tại một thời điểm cụ thể trong mối quan hệ với nguồn huy động vốn được thực hiện qua BCĐKT. – BCĐKT là bảng tổng hợp cân đối tổng thể phản ánh tổng hợp tình hình vốn kinh doanh của đơn vị cả về tài sản của nguồn vốn ở một thời điểm nhất định. – Thời điểm quy định là ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. 13 – BCĐKT là tài liệu quan trọng để nghiên cứu đánh giá tổng quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và triển vọng kinh tế, tài chính của đơn vị. – Thực chất BCĐKT là bảng cân đối giữa TS và nguồn hình thành tài sản của DN cuối kỳ hạch toán. – Kết cấu của BCĐKT rất đa dạng về hình thức. Bài viết: Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán – Bảng có thể được kết cấu theo kiểu một bên hoặc hai bên. – Dù kết cấu theo cách nào, nội dung của bảng cân đối kế toán cũng bao gồm hai phần: + Tài sản: Phản ánh vốn theo hình thái tài sản + Nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành các loại vốn- nguồn của tài sản. – Phần “Tài sản” phản ánh toàn bộ tài sản hiện có ở đơn vị đến cuối kỳ hạch toán. Các tài sản này được phân theo những tiêu thức nhất định để phản ánh được kết cấu của vốn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Nguyên lý kế toán Nguyên lý kế toán Kế toán doanh nghiệp Cân đối kế toán Tổ chức công tác hạch toán kế toánTài liệu cùng danh mục:
-
438 trang 489 15 0
-
Lecture Advanced accounting (11/e): Chapter 11 - Hoyle, Schaefer, Doupnik
15 trang 462 0 0 -
10 trang 347 0 0
-
FINANCIAL AUDIT Office of Thrift Supervision's 1989 Financial Statements _part1
11 trang 322 0 0 -
Chứng từ kế toán là gì? Ý nghĩa và nội dung chứng từ kế toán
5 trang 284 0 0 -
Giáo trình Kế toán máy - Kế toán hành chính sự nghiệp: Phần 2- NXB Văn hóa Thông tin (bản cập nhật)
231 trang 271 0 0 -
Chuyên đề 5: KHẮC PHỤC SAI SÓT trong KÊ KHAI THUẾ
31 trang 250 0 0 -
Kế toán cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
52 trang 243 0 0 -
Bài giảng HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN - Chương 2
31 trang 224 0 0 -
3 trang 223 8 0
Tài liệu mới:
-
8 trang 0 0 0
-
91 trang 0 0 0
-
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối
76 trang 1 0 0 -
26 trang 0 0 0
-
238 trang 0 0 0
-
77 trang 0 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Những biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non
22 trang 0 0 0 -
66 trang 0 0 0
-
Giáo án Sinh hoạt ngoại khóa THPT: Hoạt động Ngày hội văn hóa dân gian năm học 2020-20201
10 trang 0 0 0 -
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Vân, Hoa Lư
13 trang 0 0 0