Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - CĐ Kinh tế đối ngoại
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - CĐ Kinh tế đối ngoạiTRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BỘ MÔN KẾ TOÁN ….oOo…… GIÁO TRÌNHNGUYÊN LÝ KẾ TOÁN(Dành cho lớp Nhà hàng – Khách sạn) TP.HCM, 2011 CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP & NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN1.1 ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI KẾ TOÁN1.1.1 Định nghĩa Kế toán là một hệ thống thông tin: thực hiện việc phản ánh và giámđốc mọi diễn biến của quá trình hoạt động thực tế liên quan đến lĩnh vực kinh tế –tài chính của một tổ chức cụ thể thông qua một số phương pháp riêng biệt được sửdụng để thu thập, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin Kế toán là nghề nghiệp thì kế toán được hiểu đó là công việc tínhtoán và ghi chép bằng con số mọi hiện tượng kinh tế-tài chính phát sinh trong đơnvị để cung cấp một cách toàn diện nhanh chóng các thông tin về tình hình và kếtquả hoạt động của đơn vị, tình hình sử dụng vốn của đơn vị qua 3 thước đo: tiền,hiện vật và thời gian lao động, trong đó tiền là thước đo chủ yếu. => Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấpthông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian laođộng (Theo luật kế toán VN).1.1.2 Sử dụng thông tin kế toán để ra quyết định Đối tượng sử dụng thông tin: - Các nhà quản trị doanh nghiệp: chủ doanh nghiệp, giám đốc, …. - Những người có lợi ích liên quan: + Lợi ích trực tiếp: gồm các nhà đầu tư (những người góp vốn vào doanhnghiệp), các chủ nợ (ngân hàng và các tổ chức, cá nhân cho vay). + Lợi ích gián tiếp: Các cơ quan nhà nước: Tài chính, thuế, thống kê; cơquan đăng ký kinh doanh. Nội dung thông tin: Thông tin kế toán được trình bày trên: - Báo cáo tài chính: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Bản thuyết minh báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị Hệ thống thông tin:Trang 3 / 27 CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP & NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN Hoạt động Ra quyết định Người sử dụng thông tin, kinh doanh người ra quyết định Nhu cầu Thông Thông tin tin Ghi chép Xử lý, lưu trữ, Cung cấp chuẩn bị số liệu1.1.3 Chức năng của kế toán - Chức năng phản ánh (chức năng thông tin): thể hiện ở chỗ kế toán thựchiện công việc theo dõi toàn bộ các hiện tượng kinh tế phát sinh trong quá trìnhhoạt động của đơn vị thông qua việc tính toán, ghi chép, phân loại, xử lý và tổngkết các dữ liệu có liên quan đến quá trình hoạt động và sử dụng ngồn vốn của đơnvị - Chức năng giám đốc (chức năng kiểm tra): thể hiện ở chỗ thông qua sốliệu đã được phản ánh, kế toán sẽ nắm được một cách có hệ thống toàn bộ quátrình và kết quả hoạt động của đơn vị, làm cơ sở cho việc đánh giá được đúng đắn,kiểm soát chặt chẽ tình hình chấp hành luật pháp, việc thực hiện các mục tiêu đãđề ra nhằm giúp cho hoạt động ngày càng mang lại hiệu quả cao. - Phản ánh làm cơ sở cho giám đốc, thông qua giám đốc sẽ giúp phản ánhđược chính xác, rõ ràng và đầy đủ hơn1.1.4 Yêu cầu kế toán - Yêu cầu khách quan, trung thực: Thông tin do kế toán ghi nhận và cungcấp phải có đầy đủ những bằng chứng khách quan và đúng với hiện trạng, bản chấtsự việc, nội dung và giá trị nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, không được giandối, giả tạo - Yêu cầu đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán phảiđược ghi nhận và báo cáo đầy đủ, không được bỏ sót dưới bất kỳ lý do nào - Yêu cầu kịp thời: Mọi nghiệp vụ phát sinh phải được ghi nhận kịp thờikhông chậm trễ. Các báo cáo phải được lập và cung cấp cho các đối tượng sử dụngđúng thời hạn và quy định - Yêu cầu dễ hiểu: Thông tin kế toán phải được trình bày, soạn thảo đúngtheo quy định để những người nhận thông tin có thể đọc dễ dàng. Những thông tincó tính chất phức tạp cần được giải trình một cách kỹ càng, rõ ràng Trang 4 / 27 CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP & NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN - Yêu cầu có thể so sánh được: Thông tin kế toán phải được tính toán trìnhbày nhất quán giữa các kỳ kế toán để phục vụ cho yêu cầu so sánh, đánh giá phântích - Yêu cầu phản ánh liên tục suốt quá trình hoạt động: Thông tin kế toánphải được phản ánh liên tục từ kỳ này sang kỳ khác, từ khi phát sinh cho đến khikết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt hoạtđộng của đơn vị kế toán1.1.5 Phân loại kế toán ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguyên lý kế toán Giáo trình Nguyên lý kế toán Chức năng của kế toán Kế toán tài chính Kế toán quản trị Bảng cân đối kế toánTài liệu cùng danh mục:
-
438 trang 489 15 0
-
Lecture Advanced accounting (11/e): Chapter 11 - Hoyle, Schaefer, Doupnik
15 trang 462 0 0 -
10 trang 347 0 0
-
FINANCIAL AUDIT Office of Thrift Supervision's 1989 Financial Statements _part1
11 trang 322 0 0 -
Chứng từ kế toán là gì? Ý nghĩa và nội dung chứng từ kế toán
5 trang 284 0 0 -
Giáo trình Kế toán máy - Kế toán hành chính sự nghiệp: Phần 2- NXB Văn hóa Thông tin (bản cập nhật)
231 trang 271 0 0 -
Chuyên đề 5: KHẮC PHỤC SAI SÓT trong KÊ KHAI THUẾ
31 trang 250 0 0 -
Kế toán cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
52 trang 243 0 0 -
Bài giảng HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN - Chương 2
31 trang 224 0 0 -
3 trang 223 8 0
Tài liệu mới:
-
14 trang 0 0 0
-
Tự thay đổi giao diện PocketPC với FunnySnake
14 trang 0 0 0 -
13 trang 0 0 0
-
71 trang 0 0 0
-
55 trang 0 0 0
-
Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Đình Giót, Thanh Xuân
7 trang 0 0 0 -
Mức độ hiệu quả của các mô hình học máy tree-based trong phát hiện giao dịch gian lận thẻ tín dụng
17 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 - Trường Tiểu học Hồng Châu, Yên Lạc
5 trang 0 0 0 -
Xâm lấn mạch máu, thần kinh và kết quả sớm của phẫu thuật nội soi trong ung thư trực tràng
7 trang 0 0 0 -
25 trang 0 0 0