Thông tin tài liệu:
Giáo trình Nội y học hiện đại cung cấp cho người học những kiến thức như: chương tim mạnh hở van động mạch chủ; hẹp van hai lá; tăng huyết áp; tăng huyết áp; nhồi máu cở tim; chương hô hấp viêm phế quản cấp;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Nội y học hiện đại (Phần Bệnh học) BỘ Y TẾHỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM GIÁO TRÌNH NỘI Y HỌC HIỆN ĐẠI (PHẦN BỆNH HỌC) Tài liệu lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2020 CHƯƠNG TIM MẠNH HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ Mục tiêu học tập: 1. Trình bày được nguyên nhân hở van động mạch chủ 2. Trình bày được nguyên nhân hở van động mạch chủ 3. Trình bày được triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh hở van độngmạch chủ 4. Trình bày được điều trị hở van động mạch chủ. NỘI DUNG Hở van động mạch chủ là tình trạng van đóng không kín trong thì tâm trương đểcho 1 lượng máu từ động mạch chủ trở về thất trái trong thì tâm trương.I. Sinh lý bệnh: - Trong hở van động mạch chủ do van đóng không kín trong thì tâm trương để cho 1lượng máu từ động mạch chủ trở về thất trái trong thì tâm trương làm cho thể tích thất tráicuối tâm trương tăng lên, buồng thất trái giãn ra, huyết áp tâm trương giảm. - Do thể tích thất trái cuối tâm trương tăng nên ở thì tâm thu, thất trái phải co mạnh đểtống lượng máu lớn hơn bình thường vào động mạch chủ gây tăng huyết áp tâm thu. Vì huyết áp tâm thu tăng, huyết áp tâm trương giảm nên có sự chênh lệch giữa hai trị sốhuyết áp này tăng lên. - Bình thường các động mạch vành nhận được sự tưới máu trong thì tâm trương. Khicó hở van động mạch chủ, có một lượng máu từ động mạch chủ trở về thất trái trong thì tâmtrương làm cho lượng máu vào động mạch vành từ động mạch chủ ít đi và có thể gây cơn đauthắt ngực trên lâm sàng. - Các rối loạn huyết động trên tạo nên các triệu chứng ngoại biên của hở van độngmạch chủ. - Giai đoạn đầu chỉ có thất trái giãn trong thì tâm trương, sau đó xuất hiện phì đại cơtim do tăng co bóp và để thích ứng với tăng áp lực trong buồng tim. Lâu dần dẫn đến suychức năng tâm thu, giảm cung lượng tim và xuất hiện suy tim trái trên lâm sàng. II. Nguyên nhân của hở van động mạch chủ: 1. Do thấp tim: - Là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 75%.Hở van động mạch chủ do thấp thường gặp ở người trẻ, nam gặp nhiều hơn nữ. Hay phối hợpvới bệnh van hai lá. - Các lá van động mạch chủ bị xơ hóa, co rút gây ra tình trạng van động mạch chủđóng không kín trong thì tâm trương; đôi khi có dính các mép van gây ra hẹp nhẹ van độngmạch chủ, tạo thành bệnh van động mạch chủ. 2. Hở van động mạch chủ do giang mai: - Thường là sự lan rộng của viêm động mạch chủ do giang mai tới các mép van vàvan, chứ không phải là tổn thương trực tiếp ở van. Tổn thương xơ thường lan đến lỗ độngmạch vành gây hẹp hoặc tắc động mạch vành dẫn đến cơn đau thắt ngực trên lâm sàng. - Vì các lá van không dính vào nhau nên không có hẹp van động mạch chủ kết hợp. - Chẩn đoán nguyên nhân phải dựa vào phản ứng huyết thanh. 3. Do viêm màng trong tim nhiễm khuẩn: - Là nguyên nhân hay gặp gây hở van động mạch chủ cấp tính. Hở van thường nặngvà nhanh chóng gây suy tim. - Tổn thương giải phẫu bệnh là các nốt sùi bám vào các lá van, vòng van động mạchchủ, xoang Valsalva và có thể gây áp xe vòng van. Các nốt sùi có thể bong ra để lại các vếtloét và thủng van hoặc phá hủy các bờ tự do của van gây hở van động mạch chủ. Bệnh thườngdiễn biến nặng. 4. Do bóc tách thành động mạch chủ cấp tính: - Do phần đầu của động mạch chủ bị bóc tách nên các lá van động mạch chủ bị mấtđiểm tựa trên thành động mạch chủ, làm các lá van bị đẩy vào thất trái trong thì tâm trươnggây hở van động mạch chủ. - Thường gặp ở người già, có xơ vữa động mạch. - Bệnh nhân bị đau ngực dữ dội, có thể có sốc. Nghe được một tiếng thổi tâm trươngmới xuất hiện ở liên sườn III cạnh ức trái hoặc liên sườn II cạnh ức phải. 5. Bẩm sinh: - Van động mạch chủ 2 lá: thường gây hẹp động mạch chủ phối hợp. - Hội chứng Marfan: chi dài, thân mình ngắn, giãn các giây chằng, bán lệch thủy tinhthể, gốc động mạch chủ giãn và hở van động mạch chủ. - Hở động mạch chủ kết hợp với hẹp eo động mạch chủ. - Hở động mạch chủ kết hợp với thông liên thất cao (hội chứng laubry-Pezzi). 6. Do loạn dưỡng: Vòng van động mạch chủ bị giãn rộng, có thể gây sa van dạngnhầy, lá van mềm nhẽo. Hay gặp ở người cao tuổi có mảng xơ vữa động mạch chủ. 7. Các nguyên nhân khác: - Bệnh viêm cột sống dính khớp, hội chứng Reiter. - Do chấn thương ngực gây rách động mạch chủ lên, đứt rách các lá van. - Do viêm khớp dạng thấp. Trên mặt van có những u hạt gây tổn thương van. Thườngkèm theo tổn thương van hai lá và van ba lá, van động mạch phổi. - Do vỡ túi phình xoang Valsalva. - Viêm động mạch chủ ở bệnh Takayasu. II.Lâm sàng: 1.Hoàn cảnh xuất hiện bệnh: -Vì hở van động mạch chủ dung nạp tốt nên không gây ra tri ...