Giáo trình Phân tích, thiết kế hướng đối tượng với UML: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Phân tích, thiết kế hướng đối tượng với UML: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Phân tích, thiết kế hướng đối tượng với UM L Đoàn Văn Ban CHƯƠNG V MÔ HÌNH ĐỘNG THÁI: CÁC BIỂU ĐỒ TƯƠNG TÁC VÀ HÀNH ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG Chương này trình bày về mô hình mô tả hành vi của hệ thống: Mô tả hành vi của các đối tượng: Biểu đồ trạng thái, trình tự, cộng tác và biểu đồ hành động. Các sự kiện, trạng thái và thao tác của các đối tượng trong hệ thống, Sự trao đổi, tương tác giữa các đối tượng, Xây dựng các biểu đồ trạng thái và biểu đồ trình tự mô tả các hoạt động của hệ thống phần mềm. 5.1 Mô hình hoá hành vi hệ thống Tất cả các hệ thống đều có cấu trúc tĩnh và hành vi động cần được mô hình hoá. UML cung cấp các biểu đồ để thể hiện được cả hai phương diện đó: Cấu trúc tĩnh được mô tả bởi: biểu đồ lớp, các đối tượng và các mối quan hệ của chúng. Hành vi động được mô tả bởi: biểu đồ trạng thái, trình tự, cộng tác và biểu đồ hành động. Các đối tượng trao đổi với nhau bằng cách gửi các thông điệp để thực hiện các nhiệm vụ trong hệ thống. Sự trao đổi hay còn gọi là sự tương tác trong hệ thống được thể hiện trong các biểu đồ: (i) Biểu đồ trạng thái (StateDiagram): mô tả các trạng thái, hành vi của các đối tượng. Biểu đồ trạng thái bao gồm những thông tin về những trạng thái khác nhau của các đối tượng, thể hiện các đối tượng chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác như thế nào, hành vi ứng xử của mỗi đối tượng khi có các sự kiện xảy ra để làm thay đổi trạng thái. (ii) Biểu đồ trình tự (Sequence Diagram): mô tả sự trao đổi, tương tác của các đối tượng với nhau theo trình tự thời gian. Biểu đồ trình tự bao gồm các phần tử biểu diễn cho các đối tượng, các thông điệp được gửi và nhận trình tự theo thời gian để thực hiện các ca sử dụng của hệ thống. (iii) Biểu đồ cộng tác (Collaboration Diagram): mô tả sự tương tác của các đối tượng với nhau theo ngữ cảnh và không gian công việc. - 111 - Phân tích, thiết kế hướng đối tượng với UM L Đoàn Văn Ban (iv) Biểu đồ hành động (Activity Diagram): mô tả cách các đối tượng tương tác với nhau nhưng nhấn mạnh về công việc, xác định các hành động và thứ tự thực hiện những hành động đó. Xây dựng biểu đồ tương tác là thực hiện việc gán trách nhiệm cho các đối tượng. Từ biểu đồ tương tác, người thiết kế có thể phát hiện thêm các lớp, các thao tác cần thực hiện của mối lớp, v.v. Do vậy, biểu đồ tương tác trở thành nền tảng cho các bước còn lại của quá trình phát triển phần mềm. Nhận xét: Không phải tất cả các hệ thống đều cần cả bốn biểu đồ trên để mô tả hành vi ứng xử của các đối tượng trong các ca sử dụng. Số các biểu đồ tương tác cần xây dựng hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ khó, phức tạp của bài toán ứng dụng. Một số người sử dụng biểu đồ trình tự, biểu đồ trạng thái trong pha phân tích để mô tả hoạt động của hệ thống, sau đó xây dựng biểu đồ cộng tác, biểu đồ hành động để phục vụ cho việc thiết kế chi tiết các thành phần của hệ thống ([4], [6], [7]). Đối với những hệ thống tương đối đơn giản thì chỉ cần biểu đồ trình tự và biểu đồ trạng thái là đủ. 5.1.1 Các sự kiện và hành động của hệ thống Trong quá trình tương tác với hệ thống, các tác nhân gây ra các sự kiện cho làm hệ thống hoạt động và yêu cầu hệ thống phải thực hiện một số thao tác để đáp ứng các yêu cầu của những tác nhân đó. Các sự kiện phát sinh bởi các tác nhân có liên quan chặt chẽ với những hoạt động mà hệ thống cần thực hiện. Điều này suy ra là chúng ta phải xác định được các hoạt động của hệ thống thông qua các sự kiện mà các tác nhân gây ra. Vậy, sự kiện là một hành động kích hoạt hệ thống để nó hoạt động, hoặc tác động lên hệ thống để nó hoạt động tiếp theo một cách nào đó. Nói cách khác, sự kiện là cái gì đó xảy ra và kết quả là nó có thể gây ra một số hoạt động sau đó của hệ thống. Ví dụ: sau khi nhập vào hết các mặt hàng mà khách đã chọn mua, người bán hàng nhấn phím “Kết thúc”(EndSale), thì hệ thống chuyển sang thực hiện chức năng thanh toán với khách mua hàng. Việc người bán hàng nhấn phím “Kết thúc” chính là sự kiện làm cho hệ thống chuyển sang trạng thái khác. Các sự kiện có thể là độc lập hoặc có liên hệ với nhau. Ví dụ: Nhập thông tin về các mặt hàng và Thanh toán là hai sự kiện phụ thuộc, sự kiện sau phải xảy ra sau sự kiện thứ nhất, còn sự kiện Trả tiền mặt và trả bằng séc là độc lập với nhau. Những sự kiện độc lập có thể là những sự kiện đồng thời. Bởi vì những sự kiện này không phụ thuộc vào nhau nên có thể xảy ra trong cùng một thời điểm. Ví dụ Hiển thị số tiền dư trả lại cho khách và Cập nhật các mặt hàng trong hệ thống HBH là hai sự kiện độc lập với nhau và có thể xảy ra đồng thời. Các sự kiện cũng có thể chia thành hai loại: các sự kiện bên trong và các sự kiện bên ngoài. Sự kiện bên trong là sự kiện xảy ra ngay bên trong hệ thống, ở trong một đối tượng và được kích hoạt bởi đối tượng khác. - 112 - Phân tích, thiết kế hướng đối tượng với UM L Đoàn Văn Ban Sự kiện ngoài là sự kiện được tạo ra ở bên ngoài phạm vi của hệ thống. Sự kiện vào của hệ thống là những sự kiện ngoài tác động vào hệ thống và do các tác nhân tạo ra. Hoạt động của hệ thống là những thao tác mà hệ thống phải thực hiện để trả lời, đáp ứng cho những sự kiện vào. Một số hoạt động của hệ thống có thể tạo ra những sự kiện ra cho các tác nhân để thông báo những sự kiện tiếp theo của hệ thống có thể xảy ra, hoặc nhắc các tác nhân phải hành động ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Phân tích thiết kế hướng đối tượng với UML Phân tích thiết kế hướng đối tượng với UML Mô hình hóa hành vi hệ thống Xây dựng biểu đồ trình tự Thiết kế biểu đồ cộng tác Xây dựng biểu đồ trạng tháiTài liệu cùng danh mục:
-
Đề cương chi tiết học phần Thiết kế đồ họa (Graphic Designer)
12 trang 533 2 0 -
66 trang 394 3 0
-
77 trang 297 3 0
-
Bài tập thực hành môn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin
6 trang 277 0 0 -
Thử nghiệm xây dựng mô hình đô thị 3D bằng ngôn ngữ tiêu chuẩn CityGML và phần mềm mã nguồn mở
8 trang 271 0 0 -
Excel và mô phỏng tài chính P2 - Thiết kế một mô hình
4 trang 270 0 0 -
Giáo trình môn học/mô đun: Công cụ thiết kế và vẽ đồ họa (Ngành/nghề: Thiết kế trang web) - Phần 2
72 trang 268 1 0 -
5 trang 246 2 0
-
Ý tưởng lớn trong kỹ thuật thiết kế đồ họa: Phần 1
92 trang 245 1 0 -
Giáo trình môn học/mô đun: Thiết kế đa phương tiện – Flash (Ngành/nghề: Thiết kế trang web) - Phần 2
60 trang 238 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 18 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 19 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 18 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 18 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 19 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0