Danh mục

Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2

Số trang: 130      Loại file: pdf      Dung lượng: 710.59 KB      Lượt xem: 44      Lượt tải: 1    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Quản lý nhà nước về thương mại" được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cần thiết và có hệ thống về quản lý nhà nước đối với thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Giáo trình bao gồm 9 chương và được chia làm 2 phần, phần 1 trình bày những nội dung về: pháp luật về thương mại; kế hoạch hóa thương mại; chính sách quản lý nhà nước về thương mại; đổi mới quản lý nhà nước về thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 2 Chương 6 PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI Trong quản lý nhà nước về thương mại, pháp luật là công cụ quản lý quan trọng nhất, có tính hiệu lực và hiệu quả cao. Mục tiêu của chương này là giúp người học hiểu rõ bản chất, những nguyên lý, cơ chế áp dụng và thực thi pháp luật về thương mại. Nội dung chương trình bày bản chất và vai trò của pháp luật về thương mại, các bộ phận cấu thành trong hệ thống các văn bản pháp luật về thương mại, những yêu cầu đối với pháp luật về thương mại, nghiên cứu nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong xây dựng và thi hành pháp luật về thương mại. Trong chương này cũng giới thiệu những khái quát về khung khổ pháp lý đối với lĩnh vực thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. 6.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI 6.1.1. Khái niệm và phân loại a. Khái niệm pháp luật về thương mại Pháp luật nói chung được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung (quy phạm phát luật) thể hiện ở ý chí giai cấp thống trị và cộng đồng xã hội, do Nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ, nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển xã hội theo các đặc trưng đã định. [1] Trong quản lý nhà nước về thương mại, pháp luật về thương mại được xem là một công cụ quản lý quan trọng, nó là phương tiện được Nhà nước sử dụng để xác lập khung khổ pháp lý nhằm điều chỉnh hoạt động lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên thị trường. Bởi vậy, về bản chất pháp luật về thương mại được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh những 139 quan hệ kinh tế - xã hội phát sinh trong quá trình lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thương mại, kinh tế - xã hội của đất nước. Pháp luật về thương mại có một số thuộc tính cơ bản sau: Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh của pháp luật về thương mại: - Các hoạt động thương mại của thương nhân, như: Hoạt động mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động mua, bán trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. - Các hoạt động mang tính tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động thương mại, như: Đăng ký kinh doanh, kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại, giải thể và phá sản doanh nghiệp... Thứ hai, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về thương mại ngoài thương nhân còn là các cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện các hoạt động mang tính tổ chức, như: Đăng ký kinh doanh, giải thể, phá sản doanh nghiệp... Thứ ba, công cụ pháp luật mang tính cưỡng chế và quyền lực của Nhà nước. Là phương thức tác động trực tiếp của Nhà nước đối với hoạt động thương mại trên thị trường, nó bắt nguồn từ chức năng kinh tế và quyền lực của Nhà nước. Đặc điểm của công cụ này là hiệu quả tác động rất rõ ràng, thời gian tác động ngắn. b. Phân loại hệ thống pháp luật về thương mại  Theo hệ thống ngành luật. Hệ thống ngành luật thương mại bao gồm toàn bộ các quy phạm, các chế định có mối quan hệ hữu cơ với nhau, được sắp xếp logic có tính liên tục và tạo thành thể thống nhất. Trong đó, mỗi quy phạm, mỗi chế định giữ một vị trí nhất định. Theo tiếp cận này, hệ thống ngành Luật Thương mại bao gồm các bộ phận quy phạm pháp luật cơ bản sau: - Các quy định pháp luật về thương nhân và các loại thương nhân; 140 - Các quy định pháp luật về hành vi thương mại và các loại hành vi thương mại; - Các quy định pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền; - Các quy định pháp luật về phá sản và tài phán trong thương mại; - Các quy định pháp luật khác về quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại. [1]  Xét theo khía cạnh mức độ giá trị pháp lý và cơ quan ban hành, ở nước ta có hai loại văn bản pháp luật về thương mại, đó là các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. Cụ thể: - Các văn bản quy phạm pháp luật. Trong quản lý nhà nước về thương mại, các văn bản quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng nhất và được sử dụng phổ biến. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại bao gồm ba loại: Thứ nhất, các văn bản do Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành: Hiến pháp; Luật; Nghị quyết; Pháp lệnh. Thứ hai, các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở Trung ương ban hành để thực thi văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội, như: Lệnh; Quyết định; Chỉ thị; Nghị định; Thông tư. Thứ ba, các văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Văn bản do Ủy ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Các văn bản quy phạm pháp luật có những đặc điểm: Phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; Hình thức văn bản, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành văn bản được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung (quy phạm pháp luật) 141 được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội, trong một phạm vi nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội; và các quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện. - Các văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật về thương mại là những văn bản có tính chất cá biệt do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhưng không có đầy đủ các yếu tố của văn bản quy phạm pháp luật, được sử dụng một lần trong đời sống xã hội và thường được ban hành để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể cho đối tượng cụ thể, như: Các quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác đối với cán bộ, công chức nhà nước...  Xem xét về phạm vi và mục đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: