Danh mục

Giáo trình Quản trị công tác xã hội: Phần 1

Số trang: 189      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.92 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 1 Giáo trình Quản trị công tác xã hội gồm nội dung các chương: Chương 1 - Lý thuyết về quản trị công tác xã hội; chương 2 - Việc thiết lập chính sách trong một cơ sở an sinh xã hội; chương 3 - Hoạch định, xây dựng chương trình và lập ngân sách; chương 4 - Lập ngân sách và rà soát các chính sách, kế hoạch và chương trình của cơ sở; chương 5 - Tổ chức; chương 6 - Truyền thông trong quản trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản trị công tác xã hội: Phần 1 CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TÁC XÃ HỘI Từ rất xa xưa trong lịch sử, con người đã từng biết đến các hoạt động quản trị và vai trò của nó trong tổ chức và quản lý xã hội. Điều đó thể hiện ở cách thức phối hợp trong công việc chung của cộng đồng. Ngày nay, với sự chuyên môn hóa trong sản xuất xã hội ngày càng sâu sắc và sự phát triển rực rỡ của khoa học- kỹ thuật thì hoạt động quản trị càng khẳng định được ý nghĩa lớn lao của nó với cuộc sống của con người. Mặc dù quản trị đã tồn tại từ rất lâu nhưng khoa học quản trị thì còn rất mới mẻ. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng khoa học quản trị để phục vụ cho cuộc sống của mình. Chương này giới thiệu quản trị công tác xã hội là một trong các phương pháp của công tác xã hội. Nó là một lĩnh vực thực hành công tác xã hội ở cấp độ vĩ mô vì hầu hết việc cung ứng dịch vụ xã hội đều nằm trong bối cảnh tổ chức. Các cơ sở công tác xã hội còn được hiểu là các cơ sở an sinh xã hội giàu có tài nguyên trợ giúp và tăng sức mạnh cho thân chủ. Vai trò của quản trị xã hội là vận dụng khả năng nhân sự tạo ra các kiểu tổ chức xã hội là các kiểu mẫu lãnh đạo, sự sáng tạo và lòng cảm thông.1 Chương này giới thiệu các lý thuyết và khái niệm về quản trị công tác xã hội được rút ra từ các lý thuyết tổ chức, công tác xã hội và các khoa học hành vi khác và những khía cạnh riêng biệt của nó. Sẽ có bàn luận về thuật ngữ quản trị công tác xã hội và quản trị an sinh xã hội hiện đang được một số tác giả sử dụng chung. 1 Brueggemann, William G. (2006). Thực hành Công tác xã hội cấp vĩ mô, CA: Thomas Brooks/Cole, p.334. 1 1.1. Lý thuyết tổng quát về Quản trị Công tác xã hội 1.1.1. Định nghĩa Chúng ta bắt đầu với các định nghĩa về quản trị, quản trị xã hội, quản trị an sinh xã hội để có thể hiểu rõ hơn về những khái niệm này. Về mặt khái niệm, chúng có thể khác nhau vì chúng không phải là những thực thể tách biệt nhau lẫn không loại trừ nhau mặc dù chúng nhấn mạnh đến thể liên tục từ vĩ mô đến vi mô trong sự phát triển tổ chức. Quản trị được Herman Stein định nghĩa là “một tiến trình xác định và đạt các mục tiêu của một tổ chức thông qua một hệ thống phối hợp và hợp tác”2. Nó được xem như là một tiến trình, một phương pháp hay một loạt các mối quan hệ giữa và trong những người cùng làm việc để đạt các mục tiêu chung trong một tổ chức.3 Nó là một tiến trình liên tục hướng tới sự tăng trưởng và phát triển của tổ chức. Mary Parker Follett (1868-1933) – Một nhân viên công tác xã hội Mỹ, nhà nghiên cứu về lý thuyết hành vi (Behaviourism) định nghĩa: “Quản trị là việc hoàn thành công việc thông qua người khác”. Định nghĩa này nói lên rằng những nhà quản trị đạt được mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác , chứ không phải hoàn thiện công việc bằng chính mình. Với quan điểm này Mary Parker Follett đã không coi quản trị là một công việc đòi hỏi nhà quản trị phải nỗ lực làm việc và tham gia vào quá trình làm việc chung với những người thuộc quyền quản lý của họ. Koontz và O Donnell trong giáo trình “ Những điều cốt yếu của quản lý” định nghĩa: “ Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị, ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó 2 Stein, Herman, (1970). “Quản trị xã hội” trong Harry Schatz, e. Squản trị công tác xã hội : A Resource Book. New York: Hội đồng giáo dục công tác xã hội, tr.7. 3 Ehlers, Walter H. Austin, Michael J. And Prothero, John C. (1976), Administration for the Human Service. New York: Harper and Row, p.2. 2 các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu của mình” Quản trị xã hội, theo Hanlan,4 chú trọng vào các chính sách, hoạch định và quản trị hàng hóa và dịch vụ có liên quan tới các thiết chế chính trị, xã hội và kinh tế và liên quan tới các quyết định phân bổ tài nguyên quốc gia đối với những nhu cầu an sinh xã hội. Nói chung quản trị xã hội nói tới quản trị trong các lĩnh vực sức khỏe, giáo dục và những lĩnh vực phát triển xã hội khác. Quản trị an sinh xã hội đề cập cụ thể hơn tới các tiến trình quản trị trong một cơ sở an sinh xã hội, sự hình thành các chính sách và kế hoạch của cơ sở và việc thực hiện bằng các chương trình và dịch vụ cho từng nhóm thân chủ cụ thể. Nó cũng được xem như là quản trị cơ sở xã hội.5 Quản trị công tác xã hội là một phương pháp của công tác xã hội có liên quan tới ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: