Thông tin tài liệu:
Không có mục tiêu hoặc mục tiêu không rõ ràng thì kế hoạch sẽ mất phương hướng. Các tổ chức thông thường không phải chỉ hướng tới một mục tiêu, mà thường là một hệ thống các mục tiêu phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau. Mục tiêu của công tác hoạch định và mục tiêu của các kế hoạch là hết sức phong phú, chúng có thể được phân thành những loại sau: (1) Mục tiêu thật và mục tiêu tuyên bố; ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình quản trị học đại cương part 6
Chương 6: HOẠCH ĐỊNH
III. Mục tiêu: Nền tảng của hoạch định
3.1. Khái niệm và phân loại mục tiêu
Mục tiêu là kết quả mà những nhà quản trị muốn đạt được trong tương lai cho
tổ chức của họ. Không có mục tiêu hoặc mục tiêu không rõ ràng thì kế hoạch sẽ mất
phương hướng. Các tổ chức thông thường không phải chỉ hướng tới một mục tiêu, mà
thường là một hệ thống các mục tiêu phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau.
Mục tiêu của công tác hoạch định và mục tiêu của các kế hoạch là hết sức
phong phú, chúng có thể được phân thành những loại sau: (1) Mục tiêu thật và mục
tiêu tuyên bố; (2) Mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; và (3) Mục tiêu định tính
và mục tiêu định lượng.
Mục tiêu thật và mục tiêu tuyên bố: Các mục tiêu tuyên bố tùy theo đối tượng
của tổ chức là ai mà những mục tiêu này sẽ được diễn đạt khác nhau. Ví dụ như mục
tiêu tuyên bố với cổ đông, với khách hàng, với những thành viên trong tổ chức, hoặc
với cả các đối thủ cạnh tranh... thường không giống nhau. Mục tiêu tuyên bố có thể
khác với mục tiêu thật nhưng chúng đều chứa đựng sự thật. Nếu không như vậy tất
nhiên mục tiêu đó khó có thể thuyết phục.
Mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn: Mục tiêu ngắn hạn là những mục
tiêu mà tổ chức cần đạt được trong ngắn hạn (thời hạn dưới một năm), mục tiêu trung
hạn đòi hỏi thời gian từ một đến năm năm, và mục tiêu dài hạn có tính chất chiến lược
trong dài hạn (thời gian dài hơn năm năm).
Mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng: Mục tiêu định tính thì không thể
đo lường được hoặc rất khó đo lường. Mục tiêu định lượng chỉ ra rõ ràng những kết
quả có thể đo lường được. Những nhà quản trị ngày nay cho rằng mục tiêu định tính
vẫn có thể lượng hóa được, ví dụ như đánh giá mức độ làm tốt đến mức nào hoặc thế
nào là hoàn thành nhiệm vụ.
Trong thực tế các tổ chức có thể thường gặp phải vấn đề đạt được mục tiêu này
thì lại làm hỏng hay chí ít cũng làm phương hại đến mục tiêu khác. Ví dụ như một số
nhà quản trị chỉ ra rằng việc nhấn mạnh các mục tiêu trước mắt chẳng hạn như giành
thị phần có thể làm giảm đi sự tập trung những nỗ lực để thực hiện mục tiêu dài hạn là
lợi nhuận. Sự mâu thuẫn giữa các mục tiêu cũng có thể đến từ các nhóm có quyền lợi
khác nhau đối với tổ chức bao gồm cổ đông, công nhân viên, nhà cung ứng, chủ nợ ...
Nhà quản trị cần phải xem xét nhằm đảm bảo hệ thống các mục tiêu phải hài hòa nhau.
3.2. Vai trò của mục tiêu
Trong công tác quản trị, mục tiêu có vai trò rất quan trọng. Mục tiêu đã được
xác định là nền tảng của hoạch định, nhằm xây dựng hệ thống quản trị. Mặt khác, khi
hướng đến mục đích dài hạn có tính chiến lược của tổ chức, mục tiêu quản trị không
102
Chương 6: HOẠCH ĐỊNH
phải là những điểm mốc cố định mà là linh hoạt phát triển với những kết quả mong đợi
ngày càng cao hơn trên cơ sở xem xét các nguồn lực hiện có hoặc sẽ có của tổ chức.
Với nghĩa này, mục tiêu giữ vai trò rất quan trọng đối với tiến trình quản trị và quyết
định toàn bộ diễn tiến của tiến trình này.
Ngoài ra, mục tiêu quản trị cũng đóng những vai trò quan trọng khác nhau tùy
theo các ‘kiểu quản trị’: (1) Đối với quản trị theo tình huống, mục tiêu quản trị là căn
cứ để đánh giá và phân tích tình huống. Nó cũng là căn cứ để tổ chức các quá trình
quản trị cụ thể; (2) Đối với quản trị theo chương trình, mục tiêu tổng quát được phân
chia thành các mục tiêu riêng biệt cho từng bộ phận chức năng thực hiện; (3) Đối với
quản trị theo mục tiêu thì mục tiêu giữ vai trò then chốt, gắn liền và chi phối mọi hoạt
động quản trị. Quản trị theo mục tiêu là tư tưởng quản trị hiện đại vì vậy ngay sau đây
sẽ trình bày đầy đủ hơn.
3.3. Quản trị theo mục tiêu (Management by objectives – MBO)
Thuật ngữ quản trị theo mục tiêu được xem như là cách tiếp cận đối với công
việc hoạch định xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1954 trong quyển sách Thực Hành
Quản Trị của Peter Drucker. Sau đó, nhiều chương trình tương tự như quản trị theo
mục tiêu được phát triển với những tên gọi khác nhau ví dụ như “Quản trị theo kết
quả” (Management by results), “Quản trị mục tiêu” (Goals management), “Kiểm soát
và hoạch định công việc” (Work planning and review), “Mục tiêu và kiểm tra (Goals
and controls) và một số tên gọi khác nữa. Mặc dù mang nhiều tên gọi khác nhau,
nhưng các chương trình này đều có bản chất giống nhau. Với những đóng góp đáng kể
cho công việc quản trị, do vậy quản trị theo mục tiêu không chỉ các tổ chức kinh doanh
mà cả các tổ chức phi kinh doanh như giáo dục, y tế, cơ quan chính phủ cũng sử dụng
phương pháp quản trị theo mục tiêu.
Vậy quản trị theo mục tiêu là gì? Quản trị theo mục tiêu là phương pháp quản
trị trong đó nhà quản trị và những thuộc cấp cùng nhau thiết lập mục tiêu rõ ràng.
Những mục tiêu này được các thành viên tự cam kết thực hiện và kiểm soát. Trong
thực tiễn quản trị ngày nay, quản trị theo mục tiêu bao gồm bốn yếu tố cơ bản: (1) Sự
cam kết của các quản trị viên cao cấp với hệ thống MBO; (2) Sự hợp tác của các thành
viên trong tổ chức để xây dựng mục tiêu chung; (3) Sự tự nguyện tự giác với tinh thần
tự quản của họ để thi hành kế hoạch chung; và (4) Tổ chức kiểm soát định kỳ việc thực
hiện kế hoạch.
Hệ thống quản trị theo mục tiêu sẽ có những mặt lợi sau:
MBO có thể giúp cho công việc hoạch định của nhà quản trị là xác định mục
tiêu của tổ chức xác đáng hơn. MBO làm cho mục tiêu của tổ chức và mục tiêu cá
nhân đạt được sự thống nhất.
103
Chương 6: HOẠCH ĐỊNH
MBO có thể tạo ra sự kích thích tinh thần hăng hái và nâng cao trách nhiệm
của các thành viên, các bộ phận tham gia việc quản trị. Nhờ vào điều này, các thành
viên sẽ hiểu rõ hơn mục tiêu của toàn tổ chức.
MBO tạo điều kiện cho mọi thành viên trong tổ chức có cơ hội phát triển
năng lực của mình. Mọi thành viên được tham gia thực sự vào việc đề ra mục tiêu cho
họ. Họ có cơ hội đưa ra nhữ ...