Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên)
Số trang: 150
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.22 MB
Lượt xem: 60
Lượt tải: 1
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình "Quản trị sản xuất" có kết cấu gồm 9 chương, đi vào các vấn đề tác nghiệp chính của Quản trị sản xuất. Giáo trình được chia thành 2 phần, phần 1 trình bày những nội dung về: tổng quan quản trị sản xuất; dự báo nhu cầu sản phẩm; thiết kế sản phẩm, lựa chọn quá trình sản xuất và hoạch định công suất; xác định địa điểm sản xuất của doanh nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) i ii LỜI NÓI ĐẦU Sản xuất cùng với mua hàng và bán hàng cấu thành ba hoạt động cơ bản trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Dù là doanh nghiệp sản xuất ô tô hay cơ sở khám chữa bệnh thì quy trình sản xuất, vận hành đều có bản chất tương tự nhau - chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành các hàng hoá, dịch vụ đầu ra một cách khôn ngoan để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Sản xuất đã có những bước tiến dài từ sản xuất thủ công, sản xuất cơ khí ở thời kỳ đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tới triết lý sản xuất tinh gọn, số hoá và tự động hoá hoàn toàn trong thời đại công nghiệp 4.0 ngày nay. Nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật và tri thức quản trị đã được khám phá, đi theo, hỗ trợ và thúc đẩy quá trình phát triển này. Làm thế nào để quản trị hệ thống sản xuất của doanh nghiệp đạt hiệu suất và hiệu quả như mong muốn? Làm thế nào để hệ thống sản xuất của doanh nghiệp ngày càng làm ra sản phẩm rẻ hơn, nhanh hơn, chất lượng hơn, linh hoạt hơn, sáng tạo hơn,...? Làm thế nào để doanh nghiệp có thể đối mặt với các thách thức mới của môi trường kinh doanh như toàn cầu hoá, thương mại điện tử, phát triển bền vững, cách mạng công nghiệp 4.0,... Nhiều câu trả lời có thể được tìm thấy trong cuốn sách này. Có nhiều loại hình doanh nghiệp sản xuất như khai khoáng, trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá,... nhưng đối tượng chính mà cuốn giáo trình này hướng tới là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Hơn nữa, chúng tôi đặt trọng tâm các trao đổi và thảo luận vào các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm vật chất (hàng hoá), mặc dù nhiều nội dung kiến thức của quản trị sản xuất và vận hành (Operations management) có thể ứng dụng cho cả các doanh nghiệp dịch vụ. So với các môn học khác của khoa học quản trị, Quản trị sản xuất có đặc thù là các mô hình toán được sử dụng rộng rãi để thực hiện các iii phân tích nhằm giúp các nhà quản trị lượng hóa các lựa chọn và ra quyết định tối ưu. Vì vậy, trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng cập nhật, chọn cách tiếp cận và trình bày đơn giản để tạo thuận lợi cho người đọc. Các khái niệm và thuật ngữ chính đều được chú giải bằng tiếng Anh nhằm giúp độc giả có thể hiểu đúng khái niệm gốc và dễ dàng tra cứu các tài liệu bằng tiếng Anh. Giáo trình gồm 9 chương, đi vào các vấn đề tác nghiệp chính của Quản trị sản xuất. Mỗi chương có bố cục bao gồm phần giới thiệu - nêu chủ đề và trình bày các mục tiêu học tập cần đạt được; phần nội dung chính; phần tóm tắt - tóm lược lại các điểm chính; câu hỏi ôn tập - gợi ý người đọc kết nối kiến thức, tư duy để hiểu và đào sâu thêm các nội dung đã học; bài tập và tình huống - gợi ý vận dụng kiến thức và thảo luận về các vấn đề quản trị sản xuất trong thực tiễn. Tham gia biên soạn giáo trình là các giảng viên thuộc Bộ môn Quản trị tác nghiệp kinh doanh, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Thương mại. Phụ trách biên soạn từng nội dung như sau: - TS. Trần Văn Trang, Chủ biên, biên soạn các chương 1, 3 và 9; - ThS. Bùi Minh Lý và ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm biên soạn chương 2; - ThS. Hoàng Cao Cường và ThS. Nguyễn Ngọc Dương biên soạn chương 4; - ThS. Nguyễn Ngọc Hưng và ThS. Trịnh Thị Nhuần, biên soạn chương 5; - ThS. Bùi Minh Lý và ThS. Vũ Thị Như Quỳnh biên soạn chương 6; - ThS. Đào Thị Phương Mai, biên soạn chương 7; - ThS. Lã Tiến Dũng, biên soạn chương 8. Chỉnh sửa, hiệu đính giáo trình: TS. Trần Văn Trang. iv Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trương Đoàn Thể, PGS.TS. Bùi Hữu Đức - hai nhà khoa học phản biện giáo trình, Hội đồng Khoa học Bộ môn, Khoa và Hội đồng thẩm định của Nhà trường đã có những ý kiến đóng góp rất xác đáng và quý báu, giúp nhóm biên soạn chỉnh sửa và hoàn thiện giáo trình. Mặc dù được thực hiện với sự nỗ lực cao nhất của nhóm biên soạn, nhưng giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể tác giả rất mong nhận được ý kiến góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc. Các ý kiến góp ý xin gửi về địa chỉ email: tranvotrang@gmail.com. TẬP THỂ TÁC GIẢ v vi MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU iii DANH MỤC BẢNG xiii DANH MỤC HÌNH xiv Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 1 GIỚI THIỆU 1 1.1. Khái luận về sản xuất và quản trị sản xuất 2 1.1.1. Sản xuất - chức năng cơ bản của doanh nghiệp 2 1.1.2. Khái niệm và mục tiêu của quản trị sản xuất 6 1.1.3. Vị trí của quản trị sản xuất trong hoạt động quản trị doanh nghiệp 9 1.1.4. Đánh giá năng suất 10 1.2. Lịch sử hình thành phát triển và các thách thức mới của quản trị sản xuất 13 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của quản trị sản xuất 13 1.2.2. Bối cảnh và các thách thức mới của quản trị sản xuất 17 1.3. Các nội dung chủ yếu của quản trị sản xuất 21 1.3.1. Dự báo nhu cầu sản phẩm 22 1.3.2. Thiết kế sản phẩm, lựa chọn quá trình và hoạch định công suất sản xuất 22 1.3.3. Xác định địa điểm của doanh nghiệp 24 1.3.4. Bố trí mặt bằng sản xuất ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 1 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) i ii LỜI NÓI ĐẦU Sản xuất cùng với mua hàng và bán hàng cấu thành ba hoạt động cơ bản trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Dù là doanh nghiệp sản xuất ô tô hay cơ sở khám chữa bệnh thì quy trình sản xuất, vận hành đều có bản chất tương tự nhau - chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành các hàng hoá, dịch vụ đầu ra một cách khôn ngoan để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Sản xuất đã có những bước tiến dài từ sản xuất thủ công, sản xuất cơ khí ở thời kỳ đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tới triết lý sản xuất tinh gọn, số hoá và tự động hoá hoàn toàn trong thời đại công nghiệp 4.0 ngày nay. Nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật và tri thức quản trị đã được khám phá, đi theo, hỗ trợ và thúc đẩy quá trình phát triển này. Làm thế nào để quản trị hệ thống sản xuất của doanh nghiệp đạt hiệu suất và hiệu quả như mong muốn? Làm thế nào để hệ thống sản xuất của doanh nghiệp ngày càng làm ra sản phẩm rẻ hơn, nhanh hơn, chất lượng hơn, linh hoạt hơn, sáng tạo hơn,...? Làm thế nào để doanh nghiệp có thể đối mặt với các thách thức mới của môi trường kinh doanh như toàn cầu hoá, thương mại điện tử, phát triển bền vững, cách mạng công nghiệp 4.0,... Nhiều câu trả lời có thể được tìm thấy trong cuốn sách này. Có nhiều loại hình doanh nghiệp sản xuất như khai khoáng, trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá,... nhưng đối tượng chính mà cuốn giáo trình này hướng tới là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Hơn nữa, chúng tôi đặt trọng tâm các trao đổi và thảo luận vào các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm vật chất (hàng hoá), mặc dù nhiều nội dung kiến thức của quản trị sản xuất và vận hành (Operations management) có thể ứng dụng cho cả các doanh nghiệp dịch vụ. So với các môn học khác của khoa học quản trị, Quản trị sản xuất có đặc thù là các mô hình toán được sử dụng rộng rãi để thực hiện các iii phân tích nhằm giúp các nhà quản trị lượng hóa các lựa chọn và ra quyết định tối ưu. Vì vậy, trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng cập nhật, chọn cách tiếp cận và trình bày đơn giản để tạo thuận lợi cho người đọc. Các khái niệm và thuật ngữ chính đều được chú giải bằng tiếng Anh nhằm giúp độc giả có thể hiểu đúng khái niệm gốc và dễ dàng tra cứu các tài liệu bằng tiếng Anh. Giáo trình gồm 9 chương, đi vào các vấn đề tác nghiệp chính của Quản trị sản xuất. Mỗi chương có bố cục bao gồm phần giới thiệu - nêu chủ đề và trình bày các mục tiêu học tập cần đạt được; phần nội dung chính; phần tóm tắt - tóm lược lại các điểm chính; câu hỏi ôn tập - gợi ý người đọc kết nối kiến thức, tư duy để hiểu và đào sâu thêm các nội dung đã học; bài tập và tình huống - gợi ý vận dụng kiến thức và thảo luận về các vấn đề quản trị sản xuất trong thực tiễn. Tham gia biên soạn giáo trình là các giảng viên thuộc Bộ môn Quản trị tác nghiệp kinh doanh, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Thương mại. Phụ trách biên soạn từng nội dung như sau: - TS. Trần Văn Trang, Chủ biên, biên soạn các chương 1, 3 và 9; - ThS. Bùi Minh Lý và ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm biên soạn chương 2; - ThS. Hoàng Cao Cường và ThS. Nguyễn Ngọc Dương biên soạn chương 4; - ThS. Nguyễn Ngọc Hưng và ThS. Trịnh Thị Nhuần, biên soạn chương 5; - ThS. Bùi Minh Lý và ThS. Vũ Thị Như Quỳnh biên soạn chương 6; - ThS. Đào Thị Phương Mai, biên soạn chương 7; - ThS. Lã Tiến Dũng, biên soạn chương 8. Chỉnh sửa, hiệu đính giáo trình: TS. Trần Văn Trang. iv Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trương Đoàn Thể, PGS.TS. Bùi Hữu Đức - hai nhà khoa học phản biện giáo trình, Hội đồng Khoa học Bộ môn, Khoa và Hội đồng thẩm định của Nhà trường đã có những ý kiến đóng góp rất xác đáng và quý báu, giúp nhóm biên soạn chỉnh sửa và hoàn thiện giáo trình. Mặc dù được thực hiện với sự nỗ lực cao nhất của nhóm biên soạn, nhưng giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể tác giả rất mong nhận được ý kiến góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc. Các ý kiến góp ý xin gửi về địa chỉ email: tranvotrang@gmail.com. TẬP THỂ TÁC GIẢ v vi MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU iii DANH MỤC BẢNG xiii DANH MỤC HÌNH xiv Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 1 GIỚI THIỆU 1 1.1. Khái luận về sản xuất và quản trị sản xuất 2 1.1.1. Sản xuất - chức năng cơ bản của doanh nghiệp 2 1.1.2. Khái niệm và mục tiêu của quản trị sản xuất 6 1.1.3. Vị trí của quản trị sản xuất trong hoạt động quản trị doanh nghiệp 9 1.1.4. Đánh giá năng suất 10 1.2. Lịch sử hình thành phát triển và các thách thức mới của quản trị sản xuất 13 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của quản trị sản xuất 13 1.2.2. Bối cảnh và các thách thức mới của quản trị sản xuất 17 1.3. Các nội dung chủ yếu của quản trị sản xuất 21 1.3.1. Dự báo nhu cầu sản phẩm 22 1.3.2. Thiết kế sản phẩm, lựa chọn quá trình và hoạch định công suất sản xuất 22 1.3.3. Xác định địa điểm của doanh nghiệp 24 1.3.4. Bố trí mặt bằng sản xuất ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản trị sản xuất Giáo trình Quản trị sản xuất Dự báo nhu cầu sản phẩm Thiết kế sản phẩm Lựa chọn quá trình sản xuất Hoạch định công suất Quy trình hoạch định công suấtTài liệu liên quan:
-
Chương 2 : Các công việc chuẩn bị
30 trang 314 0 0 -
167 trang 301 1 0
-
Đề cương chi tiết học phần Quản trị sản xuất và tác nghiệp
18 trang 203 0 0 -
Giáo trình Lý thuyết và bài tập Quản trị sản xuất
248 trang 177 0 0 -
Quản trị vận hành - Th.S. Nguyễn Kim Anh & Th.S. Đường Võ Hùng
192 trang 177 1 0 -
Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp: Chương 2 - ThS. Vũ Lệ Hằng
15 trang 168 0 0 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Quản trị sản xuất và tác nghiệp trong Công ty Dệt 8/3
7 trang 162 0 0 -
Tập bài giảng Quản trị sản xuất tác nghiệp
202 trang 115 0 0 -
58 trang 98 0 0
-
Cơ bản về quản lý sản xuất trong dệt may (Tái bản lần thứ nhất): Phần 1
80 trang 93 0 0