Danh mục

Tập bài giảng Quản trị sản xuất tác nghiệp

Số trang: 202      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 105      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tập bài giảng Quản trị sản xuất tác nghiệp gồm có 8 chương với những nội dung cụ thể như sau: Chương 1 - khái quát về quản trị sản xuất tác nghiệp; chương 2 - dự báo trong quản trị sản xuất; chương 3 - thiết kế sản phẩm, công nghệ và hoạch định công suất; chương 4 - định vị doanh nghiệp và bố trí sản xuất trong doanh nghiệp; chương 5 - hoạch định tổng hợp; chương 6 - điều độ sản xuất trong doanh nghiệp; chương 7 - hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu; chương 8 - quản trị hàng dự trữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập bài giảng Quản trị sản xuất tác nghiệp CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TÁC NGHIỆP 1.1. Khái niệm về sản xuất và quản trị sản xuất tác nghiệp 1.1.1. Sản xuất và phân loại sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm sản xuất Hiện nay theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là một quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Quan niệm cũ cho rằng chỉ có những doanh nghiệp chế tạo sản xuất các sản phẩm vật chất có hình thái cụ thể như vật liệu, máy móc thiết bị,... mới gọi là đơn vị sản xuất. Những đơn vị còn lại, nếu không sản xuất các sản phẩm vật chất thì đều bị xếp vào loại các đơn vị phi sản xuất. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, quan niệm như vậy không còn phù hợp nữa. Theo nghĩa rộng, sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Nó có thể phân thành: sản xuất bậc 1; sản xuất bậc 2 và sản xuất bậc 3. - Sản xuất bậc 1 (sản xuất sơ chế): là hình thức sản xuất dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc những hoạt động sử dụng các nguồn tài nguyên có sẵn, còn ở dạng tự nhiên như khai thác quặng mỏ, khai thác khoáng sản lâm sản, đánh bắt thủy hải sản, trồng trọt,... - Sản xuất bậc 2 (công nghiệp chế biến): là hình thức sản xuất, chế tạo, chế biến các loại nguyên liệu thô hay tài nguyên thiên nhiên biến thành hàng hóa như gỗ chế biến thành bàn ghế, tủ giường…quặng mỏ biến thành sắt thép. Sản xuất bậc 2 còn gồm cả việc chế tạo các bộ phận cấu thành được dùng để lắp ráp thành sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp. - Sản xuất bậc 3 (công nghiệp dịch vụ): cung cấp hệ thống các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người. Trong nền sản xuất bậc 3, dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn các hàng hóa hữu hình. Các nhà sản xuất công nghiệp được cung cấp những điều kiện thuận lợi và dịch vụ trong phạm vi rộng lớn. Các công ty vận tải chuyên chở sản phẩm của các nhà sản xuất từ nhà máy đến các nhà bán lẻ. Các nhà bán buôn và nhà bán lẻ cung cấp các dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra còn nhiều loại dịch vụ khác như: bốc dỡ hàng hóa, bưu điện, viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục, nhà hàng, khách sạn,... Như vậy, về thực chất, sản xuất chính là quá trình chuyển hoá các yếu tố đầu vào, biến chúng thành các đầu ra dưới dạng sản phẩm hoặc dịch vụ. Quá trình này được thể hiện trong hình 1.1. 1 Các yếutố đầu vào Kết quả đầu ra Quá trình sản xuất - Đất đai - Sản phẩm hữu hình: Thông qua quá trình sản - Lao động Ti vi, tủ lạnh, máymóc, xuất cácdoanh nghiệp - Vốn chuyển hoá các yếu thiếtbị... - Trang thiếtbị -Sản phẩm vô hình:Bữa tốđầuvào thành - Nguyênnhiên vật liệu tiệc, tư vấn pháp kếtquảđầu ra. - Tiếnbộ khoa học lý,chămsóc sứckhoẻ... - Yếu tốquảntrị Hình 1.1. Quá trình sản xuất 1.1.1.2. Phân loại sản xuất Trong thực tiễn có rất nhiều kiểu, dạng sản xuất khác nhau. Sự khác biệt về kiểu, dạng sản xuất có thể do sự khác biệt về trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất, về tính chất sản phẩm... Mỗi kiểu, dạng sản xuất đòi hỏi phải áp dụng một phương pháp quản trị thích hợp. Do đó phân loại sản xuất là một yếu tố quan trọng, là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn phương pháp quản trị sản xuất phù hợp. Cũng vì lý do trên, việc phân loại này phải được tiến hành trước khi thực hiện một dự án quản trị sản xuất. Sản xuất của một doanh nghiệp được đặc trưng trước hết bởi sản phẩm của nó. Tuy nhiên người ta có thể thực hiện phân loại sản xuất theo các đặc trưng sau đây: - Số lượng sản phẩm sản xuất - Tổ chức các dòng sản xuất - Mối quan hệ với khách hàng - Kết cấu sản phẩm - Khả năng tự chủ trong việc sản xuất sản phẩm a. Phân loại theo số lƣợng sản xuất và tính chất lặp lại Phân loại theo số lượng sản xuất và tính chất lặp lại là một cách phân loại có tính chất giao nhau. Theo cách phân loại này ta có : - Sản xuất đơn chiếc. - Sản xuất hàng khối. - Sản xuất hàng loạt. Ở đây cần chú ý số lượng lớn hay nhỏ có tính chất tương đối, chúng tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng loại sản phẩm. Với một số lượng sản phẩm nào đó người ta còn phải kể đến tính chất lặp lại của quá trình sản xuất, như đã chỉ ra trong bảng 1.1. 2 Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa loại hình sản xuất và tính chất lặp lại Quá trình đưa vào sảnxuất Quá trình đưa vào Loạihình sảnxuất có tính chấtlặplại sảnxuấtkhông có tính + Động cơ tên lửa chấtlặplại + Công trìnhcông cộng Sảnxuất đơn chiếc + Bomnguyên tử + Khuôndập + Dụng cụ + Sảnphẩmcơ khí, Loạivừavà nhỏ + Máycôngcụ điệntửchuyên dùng + Báo, tạpchí Loạilớn + Đồ điệndân dụng + Sảnphẩm mốt Sản xuất đơn chiếc Đây là loại hình sản xuất diễn ra trong các doanh nghiệp có số chủng loại sản phẩm được sản xuất ra rất nhiều nhưng sản lượng mỗi loại được sản xuất rất nhỏ. Thường mỗi loại sản phẩm người ta chỉ sản xuất một chiếc hoặc vài chiếc. Q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: