Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 2 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên)
Số trang: 186
Loại file: pdf
Dung lượng: 4.40 MB
Lượt xem: 39
Lượt tải: 1
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình "Quản trị sản xuất" có kết cấu gồm 9 chương, đi vào các vấn đề tác nghiệp chính của Quản trị sản xuất. Giáo trình được chia thành 2 phần, phần 2 tiếp tục trình bày những nội dung về: bố trí mặt bằng sản xuất; hoạch định nhu cầu và tổ chức mua nguyên vật liệu; lập lịch trình sản xuất; quản trị dự trữ; quản lý chất lượng trong sản xuất;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 2 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) Chương 5 BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT GIỚI THIỆU Các khu vực làm việc, các phân xưởng, các nhóm sản xuất, các vị trí công việc, các máy móc, các điểm dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu,... bên trong nhà máy, cơ sở sản xuất cần được sắp đặt như thế nào để tiện lợi nhất, đảm bảo thực hiện các công việc một cách suôn sẻ với hiệu suất cao? Đây là bài toán của việc bố trí mặt bằng sản xuất. Sau khi học tập chương này, người học sẽ: ‐ Nhận thức được tầm quan trọng của bố trí mặt bằng sản xuất và các nguyên tắc cơ bản trong việc bố trí mặt bằng sản xuất; ‐ Phân tích được cách bố trí mặt bằng theo sản phẩm và vận dụng được phương pháp cân bằng dây chuyền; ‐ Phân tích được cách bố trí mặt bằng theo chức năng và vận dụng được phương pháp lưới Muther; ‐ Nhận thức được cách bố trí mặt bằng theo dự án và bố trí dạng tế bào. Chương 5 được kết cấu thành 4 nội dung. Đầu tiên là cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về bố trí mặt bằng sản xuất (mục 5.1). Tiếp theo là đề cập tới cách hiểu và phương pháp thực hiện kiểu bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm (mục 5.2) và theo chức năng (mục 5.3). Cuối cùng là chia sẻ với người đọc về các kiểu bố trí khác (mục 5.4). 135 5.1. Tổng quan về bố trí mặt bằng sản xuất 5.1.1. Khái niệm Bố trí mặt bằng sản xuất là quá trình tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian máy móc thiết bị, các khu vực làm việc, các bộ phận phục vụ sản xuất và cung cấp dịch vụ. Kết quả của bố trí sản xuất là hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng, các dây chuyền sản xuất, các điểm dự trữ hàng hoá và các bộ phận phục vụ sản xuất. Mục tiêu của bố trí mặt bằng là đảm bảo cho các hoạt động và luồng công việc được thực hiện suôn sẻ trong nhà máy, tiết kiệm chi phí và thời gian làm việc, nâng cao năng suất lao động. Thông thường các quyết định về bố trí mặt bằng thường dựa trên các dữ liệu đầu vào chính như sau: ‐ Mục tiêu và những tiêu chuẩn cụ thể được sử dụng để bố trí mặt bằng sản xuất, khoảng không gian cần thiết và các khoảng cách di chuyển giữa các bộ phận khác nhau trong quá trình sản xuất; ‐ Dự báo hay ước lượng về nhu cầu sản phẩm, dịch vụ sẽ chạy qua hệ thống; ‐ Các yêu cầu liên quan tới số lượng các hoạt động và số luồng di chuyển giữa các bộ phận trong hệ thống; ‐ Các yêu cầu về không gian cho mỗi bộ phận trong hệ thống (vị trí đặt máy, xưởng sản xuất, văn phòng, kho dự trữ,...) ‐ Sự sẵn sàng về không gian của mặt bằng sản xuất tổng thể. Mặt bằng sản xuất có thể được bố trí theo các hình thức cơ bản như: Bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm, theo chức năng, theo vị trí cố định hoặc bố trí mặt bằng hỗn hợp. Tùy vào các dữ liệu đầu vào như trên mà doanh nghiệp sẽ xác lập một cách bố trí mặt bằng phù hợp. 5.1.2. Vai trò của bố trí mặt bằng sản xuất Bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý sẽ góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất do giảm bớt thời gian di chuyển, hạn chế các gián đoạn không cần thiết và tận dụng tối đa các nguồn lực vào sản xuất. 136 Ngược lại, nếu bố trí không hợp lý có thể làm tăng chi phí, tăng thời gian di chuyển kéo dài và đôi khi còn làm cản trở các hoạt động sản xuất. Nếu phải sắp xếp bố trí lại mặt bằng sẽ dẫn đến các chi phí về thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp, gây hậu quả tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Một cách cụ thể hơn, bố trí mặt bằng hợp lý sẽ đem lại những lợi ích sau: Tối thiểu hoá chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm; loại bỏ những lãng phí hay di chuyển dư thừa không cần thiết giữa các bộ phận; thuận tiện cho việc tiếp nhận, vận chuyển nguyên vật liệu, đóng gói, dự trữ và giao hàng; sử dụng không gian có hiệu quả; giảm thiểu những công đoạn làm ảnh hưởng, gây ách tắc đến quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ; tạo sự dễ dàng, thuận tiện cho kiểm tra, kiểm soát các hoạt động,... 5.1.3. Các nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất Việc bố trí mặt bằng sản xuất cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như dưới đây: Tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất. Thứ tự các bộ phận được sắp xếp theo trình tự của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm; sản phẩm đi qua bộ phận nào trước thì bộ phận đó nên đặt gần kho nguyên liệu. Bộ phận cuối cùng mà sản phẩm đi qua nên đặt gần kho thành phẩm, như vậy sẽ giảm được thời gian và khoảng cách di chuyển. Hai bộ phận có quan hệ trực tiếp trao đổi sản phẩm lẫn nhau nên bố trí đặt cạnh nhau. Để thuận lợi cho việc vận chuyển, kho nguyên liệu và kho thành phẩm thường được bố trí gần đường giao thông chính bên ngoài doanh nghiệp. Đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất. Quy luật phát triển thường dẫn đến tăng sản lượng sản xuất hoặc đa dạng hóa sản phẩm bằng cách đưa vào sản xuất thêm các loại sản phẩm khác, doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động thường có nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất. Vì vậy, ngay từ khi chọn địa điểm và bố trí mặt bằng sản xuất phải dự kiến các khả năng mở rộng trong tương lai. 137 Đảm bảo an toàn cho sản xuất và người lao động. Khi bố trí mặt bằng đòi hỏi phải tính đến các yếu tố về an toàn cho người lao động, máy móc thiết bị, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động. Mọi quy định về chống ồn, bụi, chống rung, chống nóng, chống cháy nổ... phải được tuân thủ. Trong thiết kế mặt bằng phải đảm bảo khả năng thông gió và chiếu sáng tự nhiên, các bộ phận sinh ra nhiều bụi, khói, hơi độc, bức xạ có hại... phải được bố trí thành khu riêng biệt và không được bố trí gần sát khu vực có dân cư. Các kho chứa vật liệu dễ cháy dễ nổ phải bố trí xa khu vực sản xuất, và phải có trang bị các thiết bị an toàn phòng chữa cháy nổ. Những thiết bị gây ra rung động lớn có thể ảnh hưởng đến các thiết bị khác không nên đặt cạnh các thiết bị có giá trị lớn... ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Quản trị sản xuất: Phần 2 - TS. Trần Văn Trang (Chủ biên) Chương 5 BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT GIỚI THIỆU Các khu vực làm việc, các phân xưởng, các nhóm sản xuất, các vị trí công việc, các máy móc, các điểm dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu,... bên trong nhà máy, cơ sở sản xuất cần được sắp đặt như thế nào để tiện lợi nhất, đảm bảo thực hiện các công việc một cách suôn sẻ với hiệu suất cao? Đây là bài toán của việc bố trí mặt bằng sản xuất. Sau khi học tập chương này, người học sẽ: ‐ Nhận thức được tầm quan trọng của bố trí mặt bằng sản xuất và các nguyên tắc cơ bản trong việc bố trí mặt bằng sản xuất; ‐ Phân tích được cách bố trí mặt bằng theo sản phẩm và vận dụng được phương pháp cân bằng dây chuyền; ‐ Phân tích được cách bố trí mặt bằng theo chức năng và vận dụng được phương pháp lưới Muther; ‐ Nhận thức được cách bố trí mặt bằng theo dự án và bố trí dạng tế bào. Chương 5 được kết cấu thành 4 nội dung. Đầu tiên là cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về bố trí mặt bằng sản xuất (mục 5.1). Tiếp theo là đề cập tới cách hiểu và phương pháp thực hiện kiểu bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm (mục 5.2) và theo chức năng (mục 5.3). Cuối cùng là chia sẻ với người đọc về các kiểu bố trí khác (mục 5.4). 135 5.1. Tổng quan về bố trí mặt bằng sản xuất 5.1.1. Khái niệm Bố trí mặt bằng sản xuất là quá trình tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian máy móc thiết bị, các khu vực làm việc, các bộ phận phục vụ sản xuất và cung cấp dịch vụ. Kết quả của bố trí sản xuất là hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng, các dây chuyền sản xuất, các điểm dự trữ hàng hoá và các bộ phận phục vụ sản xuất. Mục tiêu của bố trí mặt bằng là đảm bảo cho các hoạt động và luồng công việc được thực hiện suôn sẻ trong nhà máy, tiết kiệm chi phí và thời gian làm việc, nâng cao năng suất lao động. Thông thường các quyết định về bố trí mặt bằng thường dựa trên các dữ liệu đầu vào chính như sau: ‐ Mục tiêu và những tiêu chuẩn cụ thể được sử dụng để bố trí mặt bằng sản xuất, khoảng không gian cần thiết và các khoảng cách di chuyển giữa các bộ phận khác nhau trong quá trình sản xuất; ‐ Dự báo hay ước lượng về nhu cầu sản phẩm, dịch vụ sẽ chạy qua hệ thống; ‐ Các yêu cầu liên quan tới số lượng các hoạt động và số luồng di chuyển giữa các bộ phận trong hệ thống; ‐ Các yêu cầu về không gian cho mỗi bộ phận trong hệ thống (vị trí đặt máy, xưởng sản xuất, văn phòng, kho dự trữ,...) ‐ Sự sẵn sàng về không gian của mặt bằng sản xuất tổng thể. Mặt bằng sản xuất có thể được bố trí theo các hình thức cơ bản như: Bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm, theo chức năng, theo vị trí cố định hoặc bố trí mặt bằng hỗn hợp. Tùy vào các dữ liệu đầu vào như trên mà doanh nghiệp sẽ xác lập một cách bố trí mặt bằng phù hợp. 5.1.2. Vai trò của bố trí mặt bằng sản xuất Bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý sẽ góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất do giảm bớt thời gian di chuyển, hạn chế các gián đoạn không cần thiết và tận dụng tối đa các nguồn lực vào sản xuất. 136 Ngược lại, nếu bố trí không hợp lý có thể làm tăng chi phí, tăng thời gian di chuyển kéo dài và đôi khi còn làm cản trở các hoạt động sản xuất. Nếu phải sắp xếp bố trí lại mặt bằng sẽ dẫn đến các chi phí về thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp, gây hậu quả tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Một cách cụ thể hơn, bố trí mặt bằng hợp lý sẽ đem lại những lợi ích sau: Tối thiểu hoá chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm; loại bỏ những lãng phí hay di chuyển dư thừa không cần thiết giữa các bộ phận; thuận tiện cho việc tiếp nhận, vận chuyển nguyên vật liệu, đóng gói, dự trữ và giao hàng; sử dụng không gian có hiệu quả; giảm thiểu những công đoạn làm ảnh hưởng, gây ách tắc đến quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ; tạo sự dễ dàng, thuận tiện cho kiểm tra, kiểm soát các hoạt động,... 5.1.3. Các nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất Việc bố trí mặt bằng sản xuất cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như dưới đây: Tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất. Thứ tự các bộ phận được sắp xếp theo trình tự của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm; sản phẩm đi qua bộ phận nào trước thì bộ phận đó nên đặt gần kho nguyên liệu. Bộ phận cuối cùng mà sản phẩm đi qua nên đặt gần kho thành phẩm, như vậy sẽ giảm được thời gian và khoảng cách di chuyển. Hai bộ phận có quan hệ trực tiếp trao đổi sản phẩm lẫn nhau nên bố trí đặt cạnh nhau. Để thuận lợi cho việc vận chuyển, kho nguyên liệu và kho thành phẩm thường được bố trí gần đường giao thông chính bên ngoài doanh nghiệp. Đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất. Quy luật phát triển thường dẫn đến tăng sản lượng sản xuất hoặc đa dạng hóa sản phẩm bằng cách đưa vào sản xuất thêm các loại sản phẩm khác, doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động thường có nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất. Vì vậy, ngay từ khi chọn địa điểm và bố trí mặt bằng sản xuất phải dự kiến các khả năng mở rộng trong tương lai. 137 Đảm bảo an toàn cho sản xuất và người lao động. Khi bố trí mặt bằng đòi hỏi phải tính đến các yếu tố về an toàn cho người lao động, máy móc thiết bị, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động. Mọi quy định về chống ồn, bụi, chống rung, chống nóng, chống cháy nổ... phải được tuân thủ. Trong thiết kế mặt bằng phải đảm bảo khả năng thông gió và chiếu sáng tự nhiên, các bộ phận sinh ra nhiều bụi, khói, hơi độc, bức xạ có hại... phải được bố trí thành khu riêng biệt và không được bố trí gần sát khu vực có dân cư. Các kho chứa vật liệu dễ cháy dễ nổ phải bố trí xa khu vực sản xuất, và phải có trang bị các thiết bị an toàn phòng chữa cháy nổ. Những thiết bị gây ra rung động lớn có thể ảnh hưởng đến các thiết bị khác không nên đặt cạnh các thiết bị có giá trị lớn... ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản trị sản xuất Giáo trình Quản trị sản xuất Bố trí mặt bằng sản xuất Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu Tổ chức mua nguyên vật liệu Lập lịch trình sản xuất Quản trị dự trữGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chương 2 : Các công việc chuẩn bị
30 trang 314 0 0 -
167 trang 301 1 0
-
Đề cương chi tiết học phần Quản trị sản xuất và tác nghiệp
18 trang 203 0 0 -
Giáo trình Lý thuyết và bài tập Quản trị sản xuất
248 trang 177 0 0 -
Quản trị vận hành - Th.S. Nguyễn Kim Anh & Th.S. Đường Võ Hùng
192 trang 175 1 0 -
Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp: Chương 2 - ThS. Vũ Lệ Hằng
15 trang 168 0 0 -
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Quản trị sản xuất và tác nghiệp trong Công ty Dệt 8/3
7 trang 158 0 0 -
58 trang 98 0 0
-
Mô hình bố trí mặt bằng sản xuất tại siêu thị Melinh plaza
19 trang 77 0 0 -
7 trang 70 0 0