Danh mục

GIÁO TRÌNH RAU BONG NON

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 315.87 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rau bong non là một cấp cứu sản khoa, là bệnh lý nặng toàn thân, biến chuyển nhanh chóng làm tử vong mẹ và con. Nguyên nhân là rau bám đúng chỗ song bị bong trước khi sổ thai do có sự hình thành khối huyết tụ sau rau. Khối huyết tụ lớn dần làm bong dần bánh rau, màng rau khỏi thành tử cung, cắt đứt sự trao đổi ôxy giữa mẹ và con.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH RAU BONG NON RAU BONG NON Mục tiêu học tập 1. Mô tả các dấu hiệu lâm sàng, cân lâm sàng để chẩn đoán xác định rau bongnon. 2. Trình bày xử trí cho từng thể lâm sàng rau bong non. 3. Trình bày được tiến triển và biến chứng. 1. ĐẠI CƯƠNG Rau bong non là một cấp cứu sản khoa, là bệnh lý nặng toàn thân, biến chuyểnnhanh chóng làm tử vong mẹ và con. Nguyên nhân là rau bám đúng chỗ song bị bongtrước khi sổ thai do có sự hình thành khối huyết tụ sau rau. Khối huyết tụ lớn dần làmbong dần bánh rau, màng rau khỏi thành tử cung, cắt đứt sự trao đổi ôxy giữa mẹ vàcon. Tỷ lệ gặp 0,6% - 1%. Rau bong non là nguyên nhân gây tử vong của 10 - 15%các trường hợp thai chết trong vòng 3 tháng cuối. 2. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Nguyên nhân trực tiếp là sự phá vỡ của các mạch máu của niêm mạc tử cungnơi rau bám. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: - Tiền sản giật - Sự căng giãn đột ngột quá mức của tử cung - Những thương tổn của mạch máu tại bánh rau, tại vùng rau bám, xuất hiệntrong các bệnh lý: rau tiền đạo, cao huyết áp, đái tháo đường - Sự thay đổi thể tích đột ngột của tử cung như trường hợp chọc hút nước ốitrong đa ối, hoặc song thai sau khi thai thứ nhất ra - Dây rốn ngắn - Sang chấn - Thiếu acide folic, thường gặp ở những sản phụ có mức sống thấp - Hút thuốc, sử dụng Cocain - Có tiền sử rau bong non - Mẹ lớn tuổi 3. GIẢI PHẪU BỆNH 3.1. Đại thể Cần chú ý tổn thương giải phẫu bệnh lý có khi không phù hợp với các thể lâmsàng. Trên lâm sàng có thể là bệnh cảnh nhẹ nhưng tổn thương giải phẫu bệnh lý lạinặng và ngược lại. - Khối máu tụ sau rau: có thể nhỏ hoặc to từ 500 - 1500g, khối huyết tụ này làmbong dần bánh rau, nếu khối huyết tụ nhỏ rau bong ít, thai có thể sống. Nếu khối huyếttụ lớn làm rau bong hoàn toàn thì thai chết. - Bánh rau: mặt phía nội mạc bình thường, mặt về phía tử cung do khối máu tụchèn ép bị lõm xuống. - Tử cung: Các mạch máu ở vùng rau bám bị xung huyết và vỡ ra, tạo thànhnhững mảng nhồi huyết ở tử cung, nhẹ thì chỉ có mảng nhồi huyết ở vùng rau bám,nặng thì nhồi huyết lan toả khắp tử cung, có khi tổn thương lan đến dây chằng rộng,các phần phụ và nhiều cơ quan khác, các ổ nhồi huyết sẽ làm tách các sợi cơ tử cung,dịch và máu sẽ thấm vào ổ bụng, cơ tử cung sẽ mất khả năng đàn hồi và khả năng cobóp, nên sau khi đẻ dễ bị đờ tử cung. - Các phần phụ và phủ tạng khác: trong các trường hợp nặng và rất nặng các tổnthương sẽ lan toả đến vòi trứng, buồng trứng, thận, gan, tuỵ tạng... các tổn thương nhồihuyết cũng giống như ở tử cung. Hình 1. Rau bong non. 3.2. Vi thể Tổn thương vi thể thường là tổn thương các mạch máu, các mao mạch bị căng,vỡ, phù nề và xung huyết. 4. SINH LÝ BỆNH Sự hình thành khối máu tụ sau rau sẽ đưa đến các hậu quả: 4.1. Về phía thai Nhanh chóng tạo nên tình trạng thiếu dưỡng khí do: - Nơi rau bong làm cắt đứt một phần sự trao đổi dưỡng khí giữa mẹ và con. - Tử cung co cứng và tình trạng hạ huyết áp ở mẹ làm giảm lưu lượng máu từ tửcung qua rau. 4.2. Về phía mẹ Có thể xảy ra: - Choáng do mất máu. - Tình trạng rối loạn đông máu: giảm hoặc mất hoàn toàn fibrinogen, hội chứngđông máu rải rác trong lòng mạch và hiện tượng tiêu fibrinogen thứ phát. 5. TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN 5.1. Triệu chứng 5.1.1. Toàn thân - Choáng: Bệnh nhân xanh, niêm mạc nhợt nhạt, hốt hoảng, thở nhanh, chân taylạnh, mạch có thể chậm, huyết áp có thể bình thường hay giảm nhẹ. 5.1. 2.Cơ năng - Đau bụng: thường đau nhiều, bắt đầu đau ở tử cung sau lan ra khắp bụng,bụng càng căng cứng, càng đau nhiều. - Chảy máu: âm đạo thường là máu loãng, không có máu cục. 5.1. 3. Thực thể - Dấu hiệu tiền sản giật: 60 - 70% các trường hợp rau bong non có tiền sản giật(phù, proteine niệu, cao huyết áp). - Tử cung co cứng liên tục, bề cao tử cung tăng dần theo thể tích khối máu tụ.Đo cơn co tử cung thường thấy trương lực cơ bản tăng. . - Biến động tim thai tuỳ thuộc vào thể lâm sàng. - Máu ra ở âm đạo thường là máu loãng, sẫm màu và không đông. - Khám âm đạo: đoạn dưới căng phồng, cổ tử cung giãn mỏng và cứng, có khithấy đầu ối phồng căng, bấm ối nước ối màu hồng. 5.1. 3. Cận lâm sàng - Công thức máu: hồng cầu, tiểu cầu, Hct giảm. - Monitoring: Trương lực cơ bản tử cung tăng lên 3 - 4 lần so với bình thường. - Siêu âm: thấy khối máu tụ sau rau. - Fibrinogen: giảm hoặc không có. 5.2. Chẩn đoán xác định: dựa theo các thể lâm sàng. - Thể ẩn: không thể phát hiện được trên lâm sàng trước khi đẻ, chỉ có thể pháthiện khi kiểm tra thấy cục máu sau rau. Đôi khi tình cờ phát hiện khi kiểm tra siêu âmtrước đẻ. - Thể nhẹ: + Toàn trạng bình thường, sản phụ không có biểu hiện choáng. + Chảy máu âm đạo ít hoặc không có. + Trương lực cơ tử cung có thể tăng nhẹ. + Tim thai bình thường. + Chưa có biểu hiện rối loạn đông chảy máu. + Siêu âm: có thể có hình ảnh khối máu tụ sau rau. - Thể trung bình: + Mạch nhanh, nhỏ, có thể hạ huyết áp. + Chảy máu âm đạo có thể có hoặc không, máu loãng, sẫm màu, không đông. +Trương lực cơ tử cung tăng, cơn co tử cung cường tính. + Tim thai biểu hiện suy. + Sinh sợi huyết giảm. - Thể nặng: Còn gọi là phong huyết tử cung - rau hay hội chứng Couvelaire. Cóđầy đủ các triệu chứng điển hình: + Toàn thân biểu biện mất máu nặng. + Thường có tiền sản giật + Chảy máu âm đạo không tương xứng với tình trạng mất máu toàn thân. + Tử cung co cứng như gỗ và và đau liên tục.. + Không có tim thai. + Có rối loạn đông máu, có thể chả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: