Giáo trình Sinh học đại cương (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
Số trang: 113
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.79 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp phần 1, nội dung Giáo trình Sinh học đại cương phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Giới thiệu chung về phân loại thực vật; Các ngành tảo; Thực vật bậc cao hay thực vật có chồi. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Sinh học đại cương (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp Chương 4: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT 1. Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về đối tượng, nhiệm vụ, lược sử nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các quy tắc phân loại, danh pháp phân loại, các quan điểm phân chia sinh giới và các nhóm thực vật. 2. Nội dung chương 2.1. Đối tượng, nhiệm vụ và vai trò của phân loại học thực vật Đối tượng của Phân loại học thực vật là giới thực vật vô cùng đa dạng, bao gồm các cá thể và các quần thể khác nhau. Còn nhiệm vụ của Phân loại học thực vật là phân loại và sắp xếp chúng theo hệ thống tiến hoá tự nhiên. Việc phân loại các cây cối, làm sáng tỏ mối quan hệ thân thuộc giữa chúng không những có tầm quan trọng về mặt lý thuyết mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, góp phần vào việc cải tạo, sử dụng những cây có lợi, tiêu diệt các cây có hại. Phân loại học thực vật là cơ sở chủ yếu của các nghiên cứu sinh học về thực vật như Sinh thái, Tài nguyên, Di truyền chọn giống, Sinh lý, Sinh hóa… Nhờ có phân loại học giúp ta hiểu được tính đa dạng của sự sống, nghĩa là sự khác biệt giữa các sinh vật được xuất hiện do kết quả của sự tiến hoá thích nghi. Phân loại học vì vậy là một nhánh chính của Sinh học, là một trong những lĩnh vực cơ sở của Sinh học, “đó là một trong những nhánh quan trọng, và là một trong những nhánh có ích lợi nhất của khoa học Sinh vật. Không có một môn học nào khác có thể dạy chúng ta nhiều hơn thế về thế giới mà chúng ta đang sống” (theo E. Mayr). 2.2. Lược sử phát triển môn phân loại học thực vật Sự phát triển của Phân loại học thực vật gắn liền với sự phát triển của toàn bộ tri thức về thực vật của con người. Có thể chia quá trình phát triển của phân loại học thực vật thành 3 thời kỳ: 2.2.1. Thời kỳ phân loại nhân tạo Kéo dài từ thời Trung cổ đến thời kỳ Phục hưng. Nhìn chung, các hệ thống phân loại trong thời kỳ này đều mang tính chất nhân tạo vì việc xây dựng hệ thống chỉ dựa 55 vào một, hai tính chất được chọn lựa một cách tùy ý, chủ quan của mỗi tác giả, vì vậy chưa phản ánh được các nhóm tự nhiên của thực vật. Và người ta cũng chưa đề ra các nguyên tắc và phương pháp phân loại, vì vậy phân loại thực vật cũng chưa trở thành một môn khoa học. Tiêu biểu có các tác giả như: - Théophraste (371 - 286 trước Công nguyên (CN)), Plinus (79 - 24 trước CN), Dioscoride (20 – 60 sau CN), Caesalpine (1519-1603), J. Ray (1628 - 1705), Tournefort (1656 - 1708), Linnée (1707-1778). 2.2.2. Thời kỳ phân loại tự nhiên Thời kỳ này bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19, việc phân loại thực vật đã dựa trên cơ sở toàn bộ đặc điểm tự nhiên của thực vật. Các công trình đáng kể trong thời kỳ này là: các hệ thống phân loại của gia đình Jussieu, De Candolle (1778-1841), Robert Brown (1773-1858). Điều đáng chú ý là các hệ thống phân loại trong thời kỳ này vẫn còn mang quan niệm của Linnée cho rằng loài là bất biến. 2.2.3. Thời kỳ phân loại tiến hoá Với sự ra đời của của học thuyết tiến hoá Lamarck, Darwin và những người kế tục ông. Việc thừa nhận bản chất của sự tiến hoá đã khiến người ta nhận ra rằng trong khi phân loại thực vật, cần phải tập hợp những dạng thực vật thống nhất với nhau về mặt nguồn gốc, chứ không chỉ đơn thuần giống nhau về đại bộ phận tính chất như thời kỳ phân loại tự nhiên đã làm. Cho đến nay, đã có rất nhiều hệ thống tiến hoá khác nhau như: Bouch, Kursanov, Takhatjan, Engler, Metz;...Tuy nhiên, chưa có một hệ thống nào được thừa nhận là hoàn hảo toàn diện vì vậy phân loại học ngày nay vẫn còn nhiệm vụ tiếp tục giải quyết các vấn đề về nguồn gốc, quan hệ tiến hoá. 2.3. Các phương pháp phân loại 2.3.1. Phương pháp hình thái so sánh Dựa vào đặc điểm hình thái, đặc biệt là hình thái cơ quan sinh sản để so sánh. Những thực vật càng gần nhau càng có những đặc điểm chung về hình thái. 56 2.3.2. Phương pháp cổ thực vật học Dựa vào các di tích hoá thạch của thực vật tìm quan hệ giữa những thực vật đang tồn tại và đã hoá thạch để tìm nguồn gốc của chúng. Những nghiên cứu về bào tử và phấn hoa, đặc biệt di tích của phấn hoa trong các thời đại địa chất đã giúp xác định thành công quan hệ họ hàng của một số thực vật. 2.3.3. Phương pháp địa lý thực vật học Mỗi chi, mỗi loài thực vật thường có khu phân bố nhất định. Nghiên cứu khu phân bố của thực vật người ta có thể xác định được quan hệ họ hàng. 2.3.4. Phương pháp hóa sinh học Dựa vào nguyên tắc những cây có quan hệ gần gũi thì các chất tổng hợp bên trong giống nhau hay tương tự nhau. 2.3.5. Phương pháp cá thể phát triển Dựa trên cơ sở của quy luật phát triển cá thể: trong quá trình phát triển cá thể, cơ thể trải qua những giai đoạn (hình thức) chủ yếu mà tổ tiên nó đã trải qua. 2.3.6. Phương pháp miễn dịch Miễn dịch là tính không cảm thụ của cơ thể đối với một bệnh nào đó. Tính chất miễn dịch ở một mức độ nhất định có thể được kế thừa qua các thế hệ và là một đặc điểm của một họ hay một chi. 2.3.7. Phương pháp chẩn đoán huyết thanh Dựa trên phản ứng máu của những động vật máu nóng đối với những chất ngoại lai. Kết quả thu được của những phản ứng giống nhau trên cơ thể một động vật nào đó cho phép ta xác định mối quan hệ thân thuộc của các loài thực vật thử nghiệm. 2.3.8. Phương pháp giải phẫu Phương pháp này cho phép xác lập mối quan hệ thân cận không những cho các bậc phân loại cao như lớp, bộ, họ mà còn cho cả các bậc phân loại cơ bản như chi và loài. Dùng phương pháp giải phẫu các nhà phân loại học thực vật có thể nghiên cứu quan hệ chủng loại của nhiều nhóm thực vật. 57 2.3.9. Phương pháp bào tử phấn hoa Nghiên cứu bào tử, hạt phấn, đặc biệt là hình thái vỏ hạt phấn sẽ cung cấp nhiều dẫn liệu, cho việc xây dựng hệ thống chủng loại phát si ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Sinh học đại cương (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp Chương 4: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT 1. Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về đối tượng, nhiệm vụ, lược sử nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các quy tắc phân loại, danh pháp phân loại, các quan điểm phân chia sinh giới và các nhóm thực vật. 2. Nội dung chương 2.1. Đối tượng, nhiệm vụ và vai trò của phân loại học thực vật Đối tượng của Phân loại học thực vật là giới thực vật vô cùng đa dạng, bao gồm các cá thể và các quần thể khác nhau. Còn nhiệm vụ của Phân loại học thực vật là phân loại và sắp xếp chúng theo hệ thống tiến hoá tự nhiên. Việc phân loại các cây cối, làm sáng tỏ mối quan hệ thân thuộc giữa chúng không những có tầm quan trọng về mặt lý thuyết mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, góp phần vào việc cải tạo, sử dụng những cây có lợi, tiêu diệt các cây có hại. Phân loại học thực vật là cơ sở chủ yếu của các nghiên cứu sinh học về thực vật như Sinh thái, Tài nguyên, Di truyền chọn giống, Sinh lý, Sinh hóa… Nhờ có phân loại học giúp ta hiểu được tính đa dạng của sự sống, nghĩa là sự khác biệt giữa các sinh vật được xuất hiện do kết quả của sự tiến hoá thích nghi. Phân loại học vì vậy là một nhánh chính của Sinh học, là một trong những lĩnh vực cơ sở của Sinh học, “đó là một trong những nhánh quan trọng, và là một trong những nhánh có ích lợi nhất của khoa học Sinh vật. Không có một môn học nào khác có thể dạy chúng ta nhiều hơn thế về thế giới mà chúng ta đang sống” (theo E. Mayr). 2.2. Lược sử phát triển môn phân loại học thực vật Sự phát triển của Phân loại học thực vật gắn liền với sự phát triển của toàn bộ tri thức về thực vật của con người. Có thể chia quá trình phát triển của phân loại học thực vật thành 3 thời kỳ: 2.2.1. Thời kỳ phân loại nhân tạo Kéo dài từ thời Trung cổ đến thời kỳ Phục hưng. Nhìn chung, các hệ thống phân loại trong thời kỳ này đều mang tính chất nhân tạo vì việc xây dựng hệ thống chỉ dựa 55 vào một, hai tính chất được chọn lựa một cách tùy ý, chủ quan của mỗi tác giả, vì vậy chưa phản ánh được các nhóm tự nhiên của thực vật. Và người ta cũng chưa đề ra các nguyên tắc và phương pháp phân loại, vì vậy phân loại thực vật cũng chưa trở thành một môn khoa học. Tiêu biểu có các tác giả như: - Théophraste (371 - 286 trước Công nguyên (CN)), Plinus (79 - 24 trước CN), Dioscoride (20 – 60 sau CN), Caesalpine (1519-1603), J. Ray (1628 - 1705), Tournefort (1656 - 1708), Linnée (1707-1778). 2.2.2. Thời kỳ phân loại tự nhiên Thời kỳ này bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19, việc phân loại thực vật đã dựa trên cơ sở toàn bộ đặc điểm tự nhiên của thực vật. Các công trình đáng kể trong thời kỳ này là: các hệ thống phân loại của gia đình Jussieu, De Candolle (1778-1841), Robert Brown (1773-1858). Điều đáng chú ý là các hệ thống phân loại trong thời kỳ này vẫn còn mang quan niệm của Linnée cho rằng loài là bất biến. 2.2.3. Thời kỳ phân loại tiến hoá Với sự ra đời của của học thuyết tiến hoá Lamarck, Darwin và những người kế tục ông. Việc thừa nhận bản chất của sự tiến hoá đã khiến người ta nhận ra rằng trong khi phân loại thực vật, cần phải tập hợp những dạng thực vật thống nhất với nhau về mặt nguồn gốc, chứ không chỉ đơn thuần giống nhau về đại bộ phận tính chất như thời kỳ phân loại tự nhiên đã làm. Cho đến nay, đã có rất nhiều hệ thống tiến hoá khác nhau như: Bouch, Kursanov, Takhatjan, Engler, Metz;...Tuy nhiên, chưa có một hệ thống nào được thừa nhận là hoàn hảo toàn diện vì vậy phân loại học ngày nay vẫn còn nhiệm vụ tiếp tục giải quyết các vấn đề về nguồn gốc, quan hệ tiến hoá. 2.3. Các phương pháp phân loại 2.3.1. Phương pháp hình thái so sánh Dựa vào đặc điểm hình thái, đặc biệt là hình thái cơ quan sinh sản để so sánh. Những thực vật càng gần nhau càng có những đặc điểm chung về hình thái. 56 2.3.2. Phương pháp cổ thực vật học Dựa vào các di tích hoá thạch của thực vật tìm quan hệ giữa những thực vật đang tồn tại và đã hoá thạch để tìm nguồn gốc của chúng. Những nghiên cứu về bào tử và phấn hoa, đặc biệt di tích của phấn hoa trong các thời đại địa chất đã giúp xác định thành công quan hệ họ hàng của một số thực vật. 2.3.3. Phương pháp địa lý thực vật học Mỗi chi, mỗi loài thực vật thường có khu phân bố nhất định. Nghiên cứu khu phân bố của thực vật người ta có thể xác định được quan hệ họ hàng. 2.3.4. Phương pháp hóa sinh học Dựa vào nguyên tắc những cây có quan hệ gần gũi thì các chất tổng hợp bên trong giống nhau hay tương tự nhau. 2.3.5. Phương pháp cá thể phát triển Dựa trên cơ sở của quy luật phát triển cá thể: trong quá trình phát triển cá thể, cơ thể trải qua những giai đoạn (hình thức) chủ yếu mà tổ tiên nó đã trải qua. 2.3.6. Phương pháp miễn dịch Miễn dịch là tính không cảm thụ của cơ thể đối với một bệnh nào đó. Tính chất miễn dịch ở một mức độ nhất định có thể được kế thừa qua các thế hệ và là một đặc điểm của một họ hay một chi. 2.3.7. Phương pháp chẩn đoán huyết thanh Dựa trên phản ứng máu của những động vật máu nóng đối với những chất ngoại lai. Kết quả thu được của những phản ứng giống nhau trên cơ thể một động vật nào đó cho phép ta xác định mối quan hệ thân thuộc của các loài thực vật thử nghiệm. 2.3.8. Phương pháp giải phẫu Phương pháp này cho phép xác lập mối quan hệ thân cận không những cho các bậc phân loại cao như lớp, bộ, họ mà còn cho cả các bậc phân loại cơ bản như chi và loài. Dùng phương pháp giải phẫu các nhà phân loại học thực vật có thể nghiên cứu quan hệ chủng loại của nhiều nhóm thực vật. 57 2.3.9. Phương pháp bào tử phấn hoa Nghiên cứu bào tử, hạt phấn, đặc biệt là hình thái vỏ hạt phấn sẽ cung cấp nhiều dẫn liệu, cho việc xây dựng hệ thống chủng loại phát si ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học cây trồng Sinh học đại cương Giáo trình Sinh học đại cương Tổ chức cơ thể thực vật bậc cao Mô phân sinh ngọn Cơ quan dinh dưỡng ở thực vậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Trình bày cơ sở khoa học và nội dung của các học thuyết tiến hóa
39 trang 218 0 0 -
Sinh học đại cương - Sinh học cơ thể thực vật bậc cao
82 trang 105 0 0 -
88 trang 80 0 0
-
27 trang 52 0 0
-
83 trang 43 0 0
-
47 trang 41 0 0
-
71 trang 40 0 0
-
157 trang 38 0 0
-
Sinh học phát triển (TS Nguyễn Lai Thành) - Chương 2.3
48 trang 37 0 0 -
Bài giảng Sinh học đại cương: Chương 2 - TS. Đồng Huy Giới
103 trang 36 0 0