Danh mục

Giáo trình Sinh lý 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Số trang: 83      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.29 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 32,000 VND Tải xuống file đầy đủ (83 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Sinh lý 2 kết cấu gồm 8 chương và được chia thành 2 phần, phần 1 này gồm 3 chương đầu, cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: sinh lý hệ tuần hoàn; sinh lý hô hấp; sinh lý hệ tiêu hóa;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Sinh lý 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường ToảnTRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y Giáo trìnhSINH LÝ II ĐƠN VỊ BIÊN SOẠN: KHOA Y Hậu Giang, 2017 MỤC LỤCSINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN ......................................................... 1SINH LÝ HÔ HẤP ...................................................................... 30SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA............................................................ 51SINH LÝ HỆ SINH DỤC............................................................ 82SINH LÝ SINH DỤC NAM ........................................................ 82SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT ............................................................. 94SINH LÝ HỆ THẦN KINH ...................................................... 100SINH LÝ HỆ CƠ ...................................................................... 157 Giáo trình Sinh Lý II SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN Hệ tuần hoàn bao gồm tim và các mạch máu có nhiệm vụ vận chuyển vàphân phối máu đến tất cả các phần của cơ thể. Hệ tuần hoàn gồm hai vòng đại tuầnhoàn và tiểu tuần hoàn. Vòng đại tuần hoàn mang máu giàu oxy và các chất dinhdưỡng từ tim trái theo động mạch chủ đến các động mạch nhỏ vào mao mạch đểcung cấp cho các mô. Máu từ các mao mạch ở mô nhận khí carbonic và các chấtchuyển hóa tập trung về các tĩnh mạch lớn rồi đổ về tim phải. Vòng tiểu tuần hoànmang máu tĩnh mạch từ tim phải theo động mạch phổi đến phổi nhận oxy và thảikhí carbonic, chuyển thành máu động mạch, rồi theo 4 tĩnh mạch phổi đổ về timtrái. SINH LÝ TIMMục tiêu:1. Phân tích được đặc điểm cấu tạo chức năng của tim2. Trình bày được hệ thống tạo nhịp và dẫn truyền của tim3. Phân tích được các biểu hiện của chu chuyển tim.4. Trình bày được cấu tạo chức năng của hệ mạch1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CHỨC NĂNG CỦA TIM Tim có chức năng như một cái bơm, vừa đẩy vừa hút máu, trong 24 giờ timbóp 10.000 lần đẩy 7.000 lít máu. Tim là động lực chính của hệ tuần hoàn với haiphần chuyên biệt nhưng lại làm việc cùng một lúc: - Tim phải gồm nhĩ phải và thất phải: hút máu từ tĩnh mạch chủ trên và chủdưới về, đồng thời bơm máu vào động mạch phổi tạo ra vòng tiểu tuần hoàn. - Tim trái gồm nhĩ trái và thất trái: hút máu từ 4 tĩnh mạch phổi về, đồngthời bơm máu vào động mạch chủ tạo ra vòng đại tuần hoàn.1.1. Cơ tim Tim là khối cơ rỗng, nặng khoảng 300g, được bao bọc bên ngoài bằng baosợi, gọi là bao tim. Toàn bộ tim được cấu tạo bằng cơ tim, bên trong là nội tâmmạc, bên ngoài là ngoại tâm mạc. Nội tâm mạc có vách ngăn ở giữa, chia thànhtim phải và tim trái. Mỗi nửa tim chia thành 2 buồng tâm nhĩ và tâm thất. Tâm nhĩ 1 Giáo trình Sinh Lý IIcó thành cơ mỏng, áp suất trong nhĩ thấp, tâm nhĩ có chức năng như là một bìnhchứa hơn là một bơm đẩy máu. Tâm thất có thành cơ dày hơn tâm nhĩ, tâm thấtphải có áp suất trung bình bằng 1/7 của tâm thất trái nên thành mỏng hơn tâm thấttrái. Cơ tim vừa có tính chất của một cơ vân, vừa có tính chất của một cơ trơn nênco bóp rất khỏe.1.2 Hệ thống van tim Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van 2 lá ở tim trái và van 3 lá ở tim phải (vannhĩ thất). Giữa tâm thất và động mạch chủ và phổi có van tổ chim (van độngmạch). Bảo đảm máu di chuyển một chiều từ nhĩ đến thất ra động mạch.1.3. Hệ thống tạo nhịp và dẫn truyền của tim Tim có khả năng tự phát ra xung động và dẫn truyền xung động ra khắp timđảm bảo cho tim co bóp nhịp nhàng. Một số sợi cơ tim được biệt hóa cao để thựchiện nhiệm vụ này gọi là hệ thống tạo nhịp và dẫn truyền của tim.* Hệ thống tạo nhịp của tim: là các mô nút, tim người có hai mô nút. Nút nhĩ thất Tĩnh mạch chủ trên trên Bó His Nút xoang Nhánh trái Nhánh phải Phân nhánh trái trước Mạng Purkinje Phân nhánh trái sau Hình 5.1. Hệ thống dẫn truyền trong tim - Nút xoang: còn gọi là nút Keith – Flack hay S-A (sinus-atrium), dàikhoảng 8mm, dày 2mm, nằm trong rãnh nơi tĩnh mạch chủ đổ vào nhĩ phải, gồm 2loại tế bào chính: + Tế bào tròn nhỏ, có ít bào quan bên trong tế bào và một ít sợi tơ cơ.Chúng có thể là tế bào tạo nhịp. 2 ...

Tài liệu được xem nhiều: