Danh mục

Giáo trình Thi công cầu: Phần 1 (Phạm Hương Huyền)

Số trang: 79      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.91 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 28,000 VND Tải xuống file đầy đủ (79 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Thi công cầu: Phần 1 với các nội dung kết cấu phụ trợ và công tác đo đạc trong xây dựng cầu; xây dựng kết cấu nhịp cầu bê tông cốt thép.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thi công cầu: Phần 1 (Phạm Hương Huyền) BỘ XÂY DỰNGTRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ II PHẠM HƯƠNG HUYỀN GIÁO TRÌNHTHI CÔNG CẦU (LƯU HÀNH NỘI BỘ) TP. HỒ CHÍ MINH – 2017 PHẦN I KẾT CẤU PHỤ TRỢVÀ CÔNG TÁC ĐO ĐẠCTRONG XÂY DỰNG CẦU Chương 1 MỞ ĐẦU1.1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC 1.1.1. MỤC ĐÍCH Môn học Xây dựng Cầu nhằm giới thiệu những kiến thức cơ bản về phươngpháp thi công, công nghệ xây dựng và phương pháp tính toán các thiết bị và kết cấuphụ trợ dùng trong thi công Cầu. 1.1.2. YÊU CẦU Qua môn học này, sinh viên cần nắm: - Các phương pháp cơ bản và trình tự thi công một công trình Cầu - Tính toán lựa chọn các kết cấu phụ trợ và thiết bị thi công Cầu - Lập và lựa chọn phương án xây dựng cầu hợp lý - Lập kế hoạch tổ chức thi công Cầu 1.1.3. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA MÔN HỌC Nội dung môn học bao gồm: - Những vấn đề chung trong công tác xây dựng cầu như : Đo đạc, tổ chức thi công và quản lý xây dựng… - Những phương pháp, công nghệ cụ thể như xây dựng mố trụ, xây dựng kết cấu nhịp cầu thép, cầu BTCT… Môn học gồm 6 phần : + Phần I : Kết cấu phụ trợ và công tác đo đạc trong xây dựng cầu + Phần II : Xây dựng kết cấu mố trụ cầu + Phần III : Xây dựng kết cấu nhịp cầu BTCT + Phần IV : Xây dựng nhịp cầu thép và thép liên hợp bản BTCT + Phần V : Xây dựng cầu dây, cầu treo + Phần VI : Tổ chức và quản lý xây dựng cầu Để học tốt môn học, yêu cầu sinh viên ngoài việc học tập ở trên lớp, đọc giáo trình, còn phải tham khảo thêm : - Các quy trình về thi công và kiểm định - Các quy định về khai thác quản lý cầu - Các thiết kế thi công cầu - Các báo cáo thử nghiệm cầu - Các thiết kế sửa chữa, tăng cường cầu1.2. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CẦU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 1.2.1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH XÂY DỰNG CẦU TRÊN THẾ GIỚI Cầu là một công trình nhân tạo nên lịch sử phát triển của nó gắn liền với lịch sửphát triển của xã hội loài người, chính vì vậy công trình cầu có từ rất cổ xưa. Cùng vớisự phát triển của xã hội loài người, kỹ thuật xây dựng cầu dần dần được hoàn thiện quaquá trình lao động sáng tạo của con người từ trước cho tới nay. Hình I.1.1. Hình ảnh Hình I.1.2. Hình ảnh cầu cầu phao sơ khai (minh hoạ) cầu dầm thời sơ khai Thời kỳ trước công nguyên, cầu làm bằng vật liệu gỗ, đá là chủ yếu. Hình I.1.3. Cầu StoneBridge (Yemen) Hình I.1.4. Cầu Gard (Pháp) thế kỷ 13TCN Thời kỳ chiếm hữu nô lệ, cầu gỗ và đá vẫn là chủ yếu nhưng vượt nhịp lớn hơn.Thời kỳ La Mã cổ đại, chủ yếu là cầu gỗ có dạng dầm, vòm. Sau đó với nhiều kinhnghiệm hơn, người ta đã xây dựng các công trình bằng đá vượt nhịp lớn hơn như cungđiện, đền đài,... Đến thời kỳ La Mã, giao thông khá phát triển và đã có rất nhiều cầuđá, đặc biệt là loại cầu có hình vòm bán nguyệt. Hình I.1.5. Cầu Kintaikyo (Nhật) Hình I.1.6. Cầu An Tế (Trung Quốc) năm605 Hình I.1.7. Các cầu Florene (Italia) Thời kỳ phong kiến, do tính chất nền kinh tế tự cung tự cấp cùng với sự cản trởtôn giáo nên ngành giao thông trong đó có công trình cầu hầu như không phát triển gì.Đến giai đoạn cuối cùng của chế độ phong kiến do có sự buôn bán trao đổi hàng hoávà chiến tranh nên công trình cầu được xây dựng nhiều. Nói chung các kết cấu cầuthời kỳ này vẫn còn đặc điểm tương tự các kiểu cầu thời kỳ La Mã như nhịp ngắn, trụlớn. Hình I.1.8. Cầu Busy ở Turin (Italia) Thời kỳ thủ công nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển từ giữa thế kỷ 16 dẫn đến sựbiến đổi lớn về khoa học kỹ thuật. Trong những công trình đặc sắc phải kể đến côngtrình của anh em nhà Gubenman (Thụy Sỹ) làm năm 1757 có nhịp dài 29m qua sôngLimat, cầu qua sông Rhin có 2 nhịp 59m và trên sông Limat cũng có cầu với nhịp119m. Đó là những chiếc cầu dài nhất từ trước tới thời điểm này. Cầu đá cũng cónhững tiến bộ mới như kích thước giảm xuống, bề rộng lớn hơn. Kết cầu vòm đượcxây dựng dạng mới hình elip như cầu Pont neuf. Hình I.1.9. Cầu Pon neuf dạng vòm ngắn (Pháp) Cuối thế kỷ 18, nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh với cácngành luyện kim, chế tạo máy móc, khoa học kỹ thuật, các phương tiện giao thôngmới ra đời như đường sắt, đường thủy. Với các phương pháp thí nghiệm mới, lý luậnvề sức bền vật liệu, cơ học kết cấu, nhiều hệ thống cầu mới xuất hiện với nhịp lớn hơnvà chịu tải trọng lớn hơn nhiều. Ở thời kỳ này đã xuất hiện cầu kim loại, cầu vòm bằngnhững thanh sắt được xây dựng đầu tiên ở Anh từ năm 1776 đến 1779, đó là cầuIronbridge. Năm 1755-1799 ở Pháp đã có bản thiết kế các cầu vòm gang. Cầu Nevađược xây dựng từ năm 1842-1850 có 7 nhịp, mỗi nhịp dài 45-47m. Hình I.1.10. Cầu IronBridge - cầu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: