Danh mục

Giáo trình Thi công đường ô tô: Phần 2

Số trang: 126      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.23 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 34,000 VND Tải xuống file đầy đủ (126 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Thi công đường ô tô: Phần 2 được nối tiếp phần 1 với các nội dung công tác kiểm tra và nghiệm thu nền đường; các vấn đề chung trong xây dựng mặt đường; các loại móng (mặt) đường làm bằng đất gia cố chất liên kết vô cơ và hữu cơ; xây dựng mặt đường cấp phối đá không gia cố; xây dựng mặt móng đường đá dăm; xây dựng mặt đường nhựa; xây dựng mặt đường bê tông xi măng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thi công đường ô tô: Phần 2 CHƯƠNG 7: CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ NGHIỆN THU NỀN ĐƯỜNG7.1. MỤC ĐÍCH Mục đích chung của công tác kiểm tra và nghiệm thu nền đường nhằm đảm bảo quá trìnhthi công xây dựng nền đường đạt được chất lượng tốt, phù hợp với hồ sơ thiết kế cũng như cácyêu cầu của bản vẽ thi công. Công tác kiểm tra và nghiệm thu giúp phát hiện những sai sót vềmặt kỹ thuật, nhằm kịp thời đưa ra các yêu cầu và biện pháp để nâng cao chất lượng thi côngnền đường, có thể bao gồm cả biện pháp để nâng cao năng suất, hạ giá thành của công tác xâydựng. Đồng thời, qua công tác kiểm tra và nghiệm thu sẽ giúp xác nhận khối lượng công tác đãhoàn thành của đơn vị thi công để làm cơ sở thanh quyết toán khối lượng. Như vậy, rõ ràng công tác kiểm tra và nghiệm thu có ý nghĩa hết sức quan trọng và là mộtkhâu không thể thiếu được trong quá trình xây dựng nền đường. Công tác kiểm tra nghiệm thucần được tiến hành đúng kỹ thuật và thời gian nhằm đảm bảo chất lượng công trình, tránhnhững sai sót kỹ thuật đáng tiếc có thể xảy ra. Việc kiểm tra nghiệm thu không kịp thời, khôngđảm bảo có thể dẫn đến những hư hỏng dây chuyền, ảnh hưởng đến chất lượng công trình, làmchậm tiến độ công trình, đồng thời gây ảnh hưởng đến việc thanh quyết toán và đời sống củacông nhân.7.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU7.2.1. Công tác kiểm tra Công tác kiểm tra được tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình thi công do các cánbộ kỹ thuật của đơn vị thi công và cán bộ tư vấn giám sát (hoặc chủ đầu tư) đảm nhiệm. Đểcông tác kiểm tra được nhanh chóng và thuận lợi cần phải tổ chức mạng lưới thí nghiệm đầy đủtại hiện trường.7.2.2. Công tác nghiệm thu Công tác nghiệm thu cũng là một loại công tác kiểm tra nhưng không tiến hành thườngxuyên mà được tiến hành vào từng thời điểm cần thiết trong quá trình xây dựng nền đườngnhằm kiểm tra chất lượng và khối lượng công tác hoàn thành để tiến hành bàn giao từng phầnhoặc toàn bộ công trình hoàn thành. Công tác nghiệm thu thường gồm các loại sau: - Nghiệm thu các công trình ẩn dấu: là những bộ phận công trình mà quá trình thi côngsau đó sẽ hoàn toàn che khuất nó, nếu không kiểm tra chất lượng và khối lượng thì sau đókhông có cách nào kiểm tra được nữa. Ví dụ như công tác đánh cấp, rẫy cỏ, vét bùn, bóc hữucơ, đánh giá độ chặt của đất sau khi thi công xong một lớp... - Nghiệm thu định kỳ 1/2 tháng, 1 tháng trong toàn phạm vi thi công để xác nhận chấtlượng và khối lượng công việc mà đơn vị thi công đã hoàn thành trong thời gian đó, làm cơ sởcho việc cấp phát vốn và thanh toán giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công cũng như giữa đơn vịthi công và công nhân trực tiếp sản xuất. - Nghiệm thu xác nhận việc hoàn thành từng công trình hoặc toàn bộ công trình nềnđường để bàn giao và làm cơ sở thanh quyết toán. Ví dụ như hoàn thành hẳn một đoạn đườngnào đó trước khi làm mặt đường. 1217.3. THÀNH PHẦN NGHIỆM THU Để tiến hành công tác nghiệm thu nền đường thường thành lập đoàn nghiệm thu gồm: - Chủ đầu tư (hoặc tư vấn giám sát); - Phòng kỹ thuật thi công; - Phòng lao động tiền lương của công ty; - Đại diện các đơn vị trực tiếp thi công đoạn nền đường cần nghiệm thu. Tuỳ theo mục đích nghiệm thu, và giai đoạn nghiệm thu, mà thành phần nghiệm thu có thểthay đổi. Có thể mời thêm đại diện các đơn vị quản lý, khai thác tuyến đường sau này, cũng cóthể chỉ tổ chức nghiệm thu trong nội bộ của đơn vị thi công mà không cần đại diện của chủ đầutư.7.4. CÔNG VIỆC CẦN NGHIỆM THU7.4.1. Nghiệm thu vị trí tuyến và kích thước hình học của nền đường - Sau khi thi công xong nền đường, không được bố trí thêm đường cong, không được tạođộ dốc dọc và làm thay đổi độ dốc quá 5% độ dốc thiết kế; - Bề rộng nền cho phép sai số ±10cm; - Tim đường được phép lệch 10cm so với tim thiết kế; - Cao độ tim đường cho phép sai số ±10cm; - Độ dốc siêu cao nền đường không được vượt quá 5% độ dốc siêu cao thiết kế; - Độ dốc mái ta luy: Đoạn sai về độ dốc mái ta luy không được kéo dài liên tục quá 30mvà tổng cộng chiều dài các đoạn sai không được chiếm quá 10% chiều dài đoạn thi công:  Không được dốc quá 7% của độ dốc mái ta luy thiết kế khi chiều cao mái ta luy H ≤ 2m;  Sai số không quá 4% khi chiều cao mái ta luy 2m ≤ H ≤6m;  Sai số không quá 2% khi chiều cao mái ta luy H > 6m.7.4.2. Nghiệm thu hệ thống rãnh thoát nước - Bề rộng đáy và mặt trên của rãnh không được nhỏ hơn kích thước thiết kế quá 5cm; - Độ dốc dọc của đáy rãnh không được sai số quá 5% độ dốc rãnh thiết kế; - Độ dốc ta luy rãnh biên như quy định với nền đường; - Độ dốc ta luy rãnh đỉnh, rãnh ngang thì không được sai quá 7% so với độ dốc ta luythiết kế.7.4.3. Nghiệm thu chất lượng đầm nén và độ bằng phẳng - Mỗi km đường phải kiểm tra chất lượng đầm nén ở ba mặt cắt, mỗi mặt cắt phải thínghiệm ở ba vị ...

Tài liệu được xem nhiều: