Danh mục

Giáo trình Thiết kế đường ô tô: Phần 1

Số trang: 83      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.41 MB      Lượt xem: 35      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Thiết kế đường ô tô: Phần 1 với các nội dung khái niệm chung về đường ô tô; thiết kế bình đồ; thiết kế trắc học, thiết kế trắc ngang và nền đường. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình để nắm chắc kiến thức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thiết kế đường ô tô: Phần 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ ĐƯỜNG Ô TÔ TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ TP.HCM NĂM 2017 1 CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐƯỜNG Ô TÔ 1.1. VAI TRÒ CỦA ĐƯỜNG Ô TÔ TRONG GIAO THÔNG VẬN TẢI. Vận tải trên đường ô tô có những đặc điểm sau: - Có tính cơ động cao, điều động xe cộ nhanh chóng. - Có thể vận chuyển trực tiếp từ chỗ lấy hàng đến nơi quy định, không cần phảicó phương tiện vận chuyển và bốc dỡ trung gian, tiện lợi trong vận chuyển ngắn. - Thích ứng với địa hình vùng núi khó khăn. Tốc độ vận tải trên đường ô tôcũng khá nhanh, nhanh hơn đường thủy và tương đương với đường sắt. - Có thể sử dụng hỗn hợp cho nhiều loại phương tiện vận tải (kể cả vận tải thôsơ). Chính vì những đặc điểm có ý nghĩa trên nên đường ô tô là một bộ phận khôngthể thiếu trong mạng lưới giao thông vận tải của mỗi nước. Mặc dù có ý nghĩa quan trọng như vậy, song việc vận tải trên đường ô tô vẫn cónhững nhược điểm: - Do tải trọng chở được ít, lại tốn nhiên liệu nên giá thành vận chuyển ô tô caohơn so với đường sắt và đường thủy, nhất là khi cự ly vận chuyển lớn. - Vận tải đường ô tô phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái đường, mà trạng tháiđường lại chịu ảnh hưởng rất lớn của thiên nhiên. Do đó việc vận chuyển bằng ô tôthường gặp nhiều trở ngại. - Tai nạn trên đường ô tô cũng không ngừng tăng lên. Tổn thất về con ngườicũng như về kinh tế do tai nạn ô tô gây ra cũng ngày càng lớn. - Môi trường xung quanh đường ô tô ngày càng bị xấu đi do khí thải, bụi bẩn vàtiếng ồn của ô tô gây ra. - Nạn ùn tắc giao thông ở các đường đô thị ngày càng phổ biến, làm cho tốc độô tô giảm xuống, giá thành vận tải tăng lên. 1.2. CÁC YẾU TỐ CỦA ĐƯỜNG Ô TÔ. Để thể hiện một con đường trên bản vẽ, thường dùng 3 hình chiếu: - Hình chiếu bằng (bình đồ tuyến đường). - Hình chiếu đứng (mặt cắt dọc – trắc dọc tuyến đường). - Hình chiếu cạnh (mặt cắt ngang – trắc ngang tuyến đường). 1.2.1. Bình đồ tuyến đường: Do điều kiện địa hình tự nhiên bị hạn chế nên tuyến đường ô tô trên hình chiếubằng thường phải uốn lượn với các đoạn thẳng và đoạn cong nối tiếp nhau. Tuyến 2đường hoàn toàn được xác định trên bình đồ (tức là hoàn toàn xác định trên thực địa)nhờ các yếu tố sau (Hình 1.1): - Điểm xuất phát và góc định hướng đầu tiên. - Các góc ngoặt 1, 2, 3, … ở các chỗ đổi hướng tuyến. - Chiều dài các đoạn thẳng. - Các yếu tố của đường cong như: góc ngoặt , bán kính đường cong R, chiềudài tiếp tuyến T, chiều dài cung tròn K và chiều dài phân cự p (Hình 1.1). Ñ   T p P K TÑ1 TC1 R 0 Hình 1.1 Các yếu tố của đường cong tròn Tất cả các yếu tố trên được đánh dấu trên thực địa bằng các cọc cùng với cácđặt ở những chỗ địa hình thay đổi (cọc địa hình) và các cọc đánh dấu lý trình (cọc Km,cọc 100m ký hiệu là cọc H). 1.2.2. Trắc dọc tuyến đường: Mặt cắt thẳng đứng dọc theo tuyến đường đem “duỗi thẳng” được gọi là trắcdọc, thường được vẽ với tỉ lệ đứng gấp 10 lần tỉ lệ ngang (Hình 1.2). Hình 1.2 Trắc dọc 3 Cao độ mặt đất tự nhiên trên trắc dọc gọi là đường đen. Còn tuyến đường đượcxác định vị trí của nó trên trắc dọc thông qua đường đỏ thiết kế. Ở các chỗ đổi dốc,đường đỏ phải được thiết kế nối dốc bằng các đường cong đứng lồi hoặc lõm. Đườngđỏ xác định nhờ các yếu tố: - Cao độ đường đỏ tại điểm đầu tuyến. - Độ dốc dọc (id) và chiều dài các đoạn dốc. - Đường cong đứng chỗ đổi dốc với các yếu tố của nó. Căn cứ vào đường đỏ đã xác định, với các yếu tố này có thể tính được cao độthiết kế và chiều sâu đào hoặc đắp ở mỗi vị trí cọc đã bố trí trên bình đồ tương ứng. 1.2.3. Trắc ngang tuyến đường: Mặt cắt vuông góc với tuyến đường ở mỗi điểm trên tuyến (ở vị trí các cọc)được gọi là trắc ngang tại điểm đó. Meùp phần xe chạy Meùp lề Tim đñường Hình 1. ...

Tài liệu được xem nhiều: