Danh mục

Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Số trang: 62      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.73 MB      Lượt xem: 250      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng)" được biên soạn nhằm giúp người học giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại thiết bị điện gia dụng thông dụng trong thực tế; sử dụng thành thạo, nắm chắc các thông số kỹ thuật, tháo lắp chính xác, xác định được hiện tượng, nguyên nhân và cách sửa chữa các hư hỏng theo yêu cầu của các thiết bị điện gia dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1 LỜI GIỚI THIỆU Môn học THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG là một môn học chuyên môn của học viên ngành điện công nghiệp. Môn học này nhằm trang bị cho học viên các trường cao đẳng nghề và các trung tâm dạy nghề những kiến thức về nguyên lý, cấu tạo và sử dụng được một số loại thiết bị điện thông dụng….với các kiến thức này, học viên có thể ứng dụng trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất cũng như đời sống. Ngoài ra các kiến thức này dung làm phương tiện để học tiếp các môn chuyên môn khác Kỹ thuật lắp đặt điện,máy điện, trang bị điện…Môn học này cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật, các học viên của các ngành khác quan tâm đến lĩnh vực này. Tài liệu này được thiết kế theo từng mô đun/môn học thuộc hệ thống mô đun/môn học của một chương trình, để đào tạo hoàn chỉnh nghề Điện công nghiệp ở cấp trình độ lành nghề và được dùng làm Giáo trình cho học viên trong các khoá đào tạo, cũng có thể được sử dụng cho đào tạo ngắn hạn hoặc cho các công nhân kỹ thuật, các nhà quản lý và người sử dụng nhân lực tham khảo. Cần Thơ, ngày 15 tháng 12 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biến: Cao Văn Thạo 2. Nguyễn Xuân Phương 2 MỤC LỤC TRANG Lời giới thiệu 4 Mục lục 5 Giáo trình môn học/mô đun 6 Chữ viết tắt, thuật ngữ, qui ước 7 Bài mở đầu: Tổng quan về thiết bị điện gia dụng 8 1. Khái quát chung 8 2. Yêu cầu kỹ thuật 8 3. Tổng quát về chọn lựa, sử dụng, bảo quản các thiết bị điện 8 Bài 1: Thiết bị cấp nhiệt 10 1.Khái niệm và phân loại 10 2. Bàn ủi điện. 10 3. Nồi cơm điện 15 4. Một số thiết bị cấp nhiệt khác. 19 4.1. Bếp điện 19 4.2. Ấm điện. 20 4.3. Máy sấy tóc. 20 4.4. Máy nước nóng. 21 Bài 2: Máy điện gia dụng 24 1. Máy biến áp gia dụng 24 1.1.Khái niệm và phân loại. 24 1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc 24 1.3. Sử dụng và sửa chữa máy biến áp 25 1.4. Các loại máy biến áp thông dụng 26 2.Động cơ điện gia dụng 32 2.1. Khái niệm và phân loại 32 2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ điện một pha 32 2.3. Sử dụng và sửa chữa động cơ điện một pha 37 2.4. Một số ứng dụng điển hình của động cơ điện 40 Bài 3: Lắp đặt các mạch điện gia dụng 52 1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động các loại đèn gia dụng. 52 3.1.1. Đèn sợi đốt 52 3.1.2. Đèn huỳnh quang 53 3.1.3. Compact 56 3.1.4. Đèn thủy ngân cao áp 57 3.1.5. Đèn Led 58 2. Thực hành lắp đặt các mạch điện gia dụng 59 3.2.1. Lắp các mạch nội thất 59 3.2.2. Lắp đặt Camera và hệ thống gọi cửa 61 Tài Liệu Tham Khảo 63 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG Mã môn học/mô đun: MĐ17 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Mô đun này học sau các môn học: An toàn lao động; Mạch điện; Vật liệu điện; Khí cụ điện, Đo lường điện... - Tính chất: Là mô đun kỹ thuật cơ sở của nghề - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Mô đun trang bị cho học viên kiến thức và kỹ năng lắp đặt và sửa chữa các loại thiết bị điện gia dụng Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại thiết bị điện gia dụng thông dụng trong thực tế. - Về kỹ năng: + Sử dụng thành thạo, nắm chắc các thông số kỹ thuật, tháo lắp chính xác, xác định được hiện tượng, nguyên nhân và cách sửa chữa các hư hỏng theo yêu cầu của các thiết bị điện gia dụng. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học, an toàn, tiết kiệm. 4 CHỮ VIẾT TẮC, THUẬT NGỮ, QUI ƯỚC - ĐKB: Động cơ không đồng bộ - CD: Cầu dao điện - CC: Cầu chì - CT: Công tắc - A, B, C: Các dây pha - N, O: dây trung tính ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: