Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 4
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 382.40 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
CHƯƠNG IV. THỨC ĂN HạT VÀ PHỤ PHẨM CÁC NGÀNH CHẾ BIẾN
I. THỨC ĂN HẠT NGŨ CỐC 1.1. Đặc điểm dinh dưỡng Tên "ngũ cốc" là tên đặt cho các loại cây trồng thuộc nhóm "cỏ" được trồng bằng hạt. Hạt cốc gồm: hạt lúa, ngô, đại mạch, kê... Sản phẩm phụ của hạt ngũ cốc gồm cám, tấm, tấm bối, trấu....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 4 CHƯƠNG IV. THỨC ĂN HạT VÀ PHỤ PHẨM CÁC NGÀNH CHẾ BIẾN I. THỨC ĂN HẠT NGŨ CỐC 1.1. Đặc điểm dinh dưỡng Tên ngũ cốc là tên đặt cho các loại cây trồng thuộc nhóm cỏ được trồng bằng hạt. Hạt cốc gồm: hạt lúa, ngô, đại mạch, kê... Sản phẩm phụ của hạt ngũ cốc gồm cám, tấm, tấm bối, trấu.... Đây là nhóm thức ăn có thành phần chủ yếu là tinh bột, trong đó gồm amylose và amylopectin-là thành phần chính. Hàm lượng vật chất khô của thức ăn này phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp thu hoạch và điều kiện bảo quản nhưng nhìn chung trong khoảng 800-900 g/kg, 85-90% thành phần nitơ có trong protein. Protein có trong tất cả các tế bào hạt cốc, nhưng chủ yếu ở phôi, trong phần nội nhũ, protein tập trung nhiều ở trung tâm cho đến ngoại biên. Thành phần protein ở các loại hạt cốc rất khác nhau, biến động từ 80-120 g/kg vật chất khô, tuy nhiên, cũng có khi đạt đến 220 g/kg vật chất khô. Protein hạt cốc thiếu hụt axit amin quan trọng là lysine, methionine và threonine, riêng lúa mạch hàm lượng lysine cao hơn một chút. Giá trị protein hạt cốc có vai trò quan trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng của mầm hạt. Hàm lượng protein của các loại hạt cốc được xếp theo thứ tự cao đến thấp như sau: yến mạch > lúa mạch > ngô > lúa mì. Hàm lượng lipit từ 2 - 5% nhiều nhất ở ngô và lúa mạch. Hàm lượng xơ thô từ 7 - 14% nhiều nhất là ở các loại hạt có vỏ như lúa mạch và thóc, ít nhất là ở bột mỳ và ngô từ 1,8 - 3%. Giá trị năng lượng trao đổi đối với gia cầm cao nhất ở ngô 3,3Mcal/1kg và thấp nhất ở lúa mạch 2,4 Mcal/1 kg. Hạt cốc rất nghèo khoáng đặc biệt là canxi, hàm lượng canxi 0,15%, photpho > 0,3 - 0,5% nhưng phần lớn photpho có mặt trong hạt ngũ cốc ở dạng phytate. Hạt ngũ cốc rất nghèo vitamin D, A, B2 (trừ ngô vàng rất giàu caroten), giàu E và B1 (nhất là ở cám gạo, 1 kg cám gạo loại I có 22,2 mg B1, 13,1mg B2. Hạt cốc là loại thức ăn tinh chủ yếu cho bê, nghé, lợn và gia cầm. Mỗi giai đoạn sinh trưởng, khi sử dụng hạt cốc có thay đổi tỷ lệ chút ít trong khẩu phần nhưng nói chung hạt cốc và sản phẩm phụ của nó chiếm khoảng 90% nguồn năng lượng cung cấp trong khẩu phần. 1.2. Ngô Trước đây, ngô chỉ được trồng nhiều ở Nam Mỹ, nhưng hiện nay đã được trồng rộng rãi tại các nước nhiệt đới và bán nhiệt đới làm thức ăn cho cả người và gia súc. Đây là loại cây trồng đòi hỏi khí hậu ấm để chín hạt và không chịu được khí hậu đông giá. Ngô ngày càng chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Sử dụng ngô làm thức ăn gia súc đòi hõi chi phí giá thành cao, vì vậy xu thế chung là thay thế ngô bằng các loại nguyên liệu hay các phế phụ phẩm sẳn có của địa phương để góp phần làm giảm chi phí thức ăn. Ngô gồm 3 loại: ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Ngô vàng chứa sắc tố crytoxanthin là tiền chất của vitamin A. Sắc tố này có liên quan tới màu sắc của mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc và màu của lòng đỏ trứng gia cầm tăng cường thị hiếu của người tiêu thụ. Ngô đỏ, vàng có giá trị caroten cao hơn ngô trắng, còn giá trị dinh dưỡng tương tự nhau. 37 Tuy nhiên, hiện nay tại Anh việc sử dụng ngô vàng và đỏ không được ưa chuộng trong khẩu phần vỗ béo gia súc vì lý do làm mỡ có màu vàng, vì vậy đối tượng gia súc này thường sử dụng chủ yếu là ngô trắng. Ngô chứa nhiều vitamin E nhưng ít vitamin D và vitamin nhóm B. Ngô chứa ít canxi, nhiều photpho nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thu là phytate. Giống như các loại thức ăn hạt cốc khác, ngô là loại thức ăn có tỷ lệ tiêu hóa năng lượng cao, giá trị protein thấp và thiếu cân đối axit amin. Ngô chứa 730 g tinh bột/kg vật chất khô. Protein thô từ 8 - 13% (tính theo vật chất khô). Lipit của ngô từ 3 - 6%, chủ yếu là các axit béo chưa no, nhưng là nguồn phong phú axit linoleic. Protein của ngô tồn tại dưới 2 dạng chính: zein và glutelin. Zein nằm trong nội nhũ chiếm tỷ lệ cao nhưng thiếu các axit amin thiết yếu như tryptophan và lysine. Glutelin chiếm tỷ lệ thấp hơn zein, nó cũng nằm trong nội nhủ. Gần đây người ta tạo được một số giống ngô giàu axit amin hơn so với các giống ngô bình thường, song vẫn nghèo methionine. Vì vậy, khi dùng ngô Oparque-2 cho lợn và gia cầm, cần bổ sung thêm methionine. Một giống ngô mới nữa là Floury-2 có hàm lượng lysine và cả methionine cao hơn ngô Oparque-2. Dùng loại ngô này không phải bổ sung thêm methionine. Ngô là loại thức ăn chủ yếu dùng cho gia súc và gia cầm, và là loại thức ăn rất giàu năng lượng, 1 kg ngô hạt có 3200 - 3300 kcal ME (bảng 26). Người ta dùng ngô để sản xuất bột và glucoz cho người. Nhiều sản phẩm của ngô rất thích hợp cho động vật, trong đó quan trọng là mầm ngô, cám và gluten. Khi 3 loại này hỗn hợp lại tạo thành sản phẩm có tên là bột gluten - ngô, chứa xấp xỉ 24% protein thô, 3 - 5% xơ thô. Hỗn hợp này thích hợp cho tất cả các loại gia súc và gia cầm, đực biệt là bò sữa, tuy vậy cũng vẫn cần bổ sung thêm axit amin công nghiệp. Ngô còn có tính chất ngon miệng với lợn. Lysine và tryptophan là hai loại axit amin hạn chế của ngô khi dùng nuôi lợn (bảng 27). Khi dùng ngô làm thức ăn chính cho lợn thường gây hiện tượng mỡ nhão ở lợn. Độ ẩm của ngô có thể biến đổi từ 10-25%. Muốn bảo quản tốt độ ẩm tối đa cho phép 15%. Ngô thường được xem là loại thức ăn năng lượng để so sánh với các loại thức ăn khác. Bảng 26. Tỷ lệ tiêu hóa của ngô và một số phụ phẩm ngô (%) Vật nuôi Protein Xỡ Mỡ DSKĐ ME (Mcal/kg) Ngô hạt Cừu 76.0 57.0 91.0 94.0 3.47 Bột hạt và lõi Cừu 74.0 69.1 78.4 90.3 3.23 Lõi Bò 55.0 76.0 53.0 79.0 2.74 Bột hominy Cừu 66.0 34.0 81.0 81.0 2.81 Bột gluten Cừu 80.0 55.0 73.0 73.0 2.6 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 4 CHƯƠNG IV. THỨC ĂN HạT VÀ PHỤ PHẨM CÁC NGÀNH CHẾ BIẾN I. THỨC ĂN HẠT NGŨ CỐC 1.1. Đặc điểm dinh dưỡng Tên ngũ cốc là tên đặt cho các loại cây trồng thuộc nhóm cỏ được trồng bằng hạt. Hạt cốc gồm: hạt lúa, ngô, đại mạch, kê... Sản phẩm phụ của hạt ngũ cốc gồm cám, tấm, tấm bối, trấu.... Đây là nhóm thức ăn có thành phần chủ yếu là tinh bột, trong đó gồm amylose và amylopectin-là thành phần chính. Hàm lượng vật chất khô của thức ăn này phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp thu hoạch và điều kiện bảo quản nhưng nhìn chung trong khoảng 800-900 g/kg, 85-90% thành phần nitơ có trong protein. Protein có trong tất cả các tế bào hạt cốc, nhưng chủ yếu ở phôi, trong phần nội nhũ, protein tập trung nhiều ở trung tâm cho đến ngoại biên. Thành phần protein ở các loại hạt cốc rất khác nhau, biến động từ 80-120 g/kg vật chất khô, tuy nhiên, cũng có khi đạt đến 220 g/kg vật chất khô. Protein hạt cốc thiếu hụt axit amin quan trọng là lysine, methionine và threonine, riêng lúa mạch hàm lượng lysine cao hơn một chút. Giá trị protein hạt cốc có vai trò quan trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng của mầm hạt. Hàm lượng protein của các loại hạt cốc được xếp theo thứ tự cao đến thấp như sau: yến mạch > lúa mạch > ngô > lúa mì. Hàm lượng lipit từ 2 - 5% nhiều nhất ở ngô và lúa mạch. Hàm lượng xơ thô từ 7 - 14% nhiều nhất là ở các loại hạt có vỏ như lúa mạch và thóc, ít nhất là ở bột mỳ và ngô từ 1,8 - 3%. Giá trị năng lượng trao đổi đối với gia cầm cao nhất ở ngô 3,3Mcal/1kg và thấp nhất ở lúa mạch 2,4 Mcal/1 kg. Hạt cốc rất nghèo khoáng đặc biệt là canxi, hàm lượng canxi 0,15%, photpho > 0,3 - 0,5% nhưng phần lớn photpho có mặt trong hạt ngũ cốc ở dạng phytate. Hạt ngũ cốc rất nghèo vitamin D, A, B2 (trừ ngô vàng rất giàu caroten), giàu E và B1 (nhất là ở cám gạo, 1 kg cám gạo loại I có 22,2 mg B1, 13,1mg B2. Hạt cốc là loại thức ăn tinh chủ yếu cho bê, nghé, lợn và gia cầm. Mỗi giai đoạn sinh trưởng, khi sử dụng hạt cốc có thay đổi tỷ lệ chút ít trong khẩu phần nhưng nói chung hạt cốc và sản phẩm phụ của nó chiếm khoảng 90% nguồn năng lượng cung cấp trong khẩu phần. 1.2. Ngô Trước đây, ngô chỉ được trồng nhiều ở Nam Mỹ, nhưng hiện nay đã được trồng rộng rãi tại các nước nhiệt đới và bán nhiệt đới làm thức ăn cho cả người và gia súc. Đây là loại cây trồng đòi hỏi khí hậu ấm để chín hạt và không chịu được khí hậu đông giá. Ngô ngày càng chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Sử dụng ngô làm thức ăn gia súc đòi hõi chi phí giá thành cao, vì vậy xu thế chung là thay thế ngô bằng các loại nguyên liệu hay các phế phụ phẩm sẳn có của địa phương để góp phần làm giảm chi phí thức ăn. Ngô gồm 3 loại: ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Ngô vàng chứa sắc tố crytoxanthin là tiền chất của vitamin A. Sắc tố này có liên quan tới màu sắc của mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc và màu của lòng đỏ trứng gia cầm tăng cường thị hiếu của người tiêu thụ. Ngô đỏ, vàng có giá trị caroten cao hơn ngô trắng, còn giá trị dinh dưỡng tương tự nhau. 37 Tuy nhiên, hiện nay tại Anh việc sử dụng ngô vàng và đỏ không được ưa chuộng trong khẩu phần vỗ béo gia súc vì lý do làm mỡ có màu vàng, vì vậy đối tượng gia súc này thường sử dụng chủ yếu là ngô trắng. Ngô chứa nhiều vitamin E nhưng ít vitamin D và vitamin nhóm B. Ngô chứa ít canxi, nhiều photpho nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thu là phytate. Giống như các loại thức ăn hạt cốc khác, ngô là loại thức ăn có tỷ lệ tiêu hóa năng lượng cao, giá trị protein thấp và thiếu cân đối axit amin. Ngô chứa 730 g tinh bột/kg vật chất khô. Protein thô từ 8 - 13% (tính theo vật chất khô). Lipit của ngô từ 3 - 6%, chủ yếu là các axit béo chưa no, nhưng là nguồn phong phú axit linoleic. Protein của ngô tồn tại dưới 2 dạng chính: zein và glutelin. Zein nằm trong nội nhũ chiếm tỷ lệ cao nhưng thiếu các axit amin thiết yếu như tryptophan và lysine. Glutelin chiếm tỷ lệ thấp hơn zein, nó cũng nằm trong nội nhủ. Gần đây người ta tạo được một số giống ngô giàu axit amin hơn so với các giống ngô bình thường, song vẫn nghèo methionine. Vì vậy, khi dùng ngô Oparque-2 cho lợn và gia cầm, cần bổ sung thêm methionine. Một giống ngô mới nữa là Floury-2 có hàm lượng lysine và cả methionine cao hơn ngô Oparque-2. Dùng loại ngô này không phải bổ sung thêm methionine. Ngô là loại thức ăn chủ yếu dùng cho gia súc và gia cầm, và là loại thức ăn rất giàu năng lượng, 1 kg ngô hạt có 3200 - 3300 kcal ME (bảng 26). Người ta dùng ngô để sản xuất bột và glucoz cho người. Nhiều sản phẩm của ngô rất thích hợp cho động vật, trong đó quan trọng là mầm ngô, cám và gluten. Khi 3 loại này hỗn hợp lại tạo thành sản phẩm có tên là bột gluten - ngô, chứa xấp xỉ 24% protein thô, 3 - 5% xơ thô. Hỗn hợp này thích hợp cho tất cả các loại gia súc và gia cầm, đực biệt là bò sữa, tuy vậy cũng vẫn cần bổ sung thêm axit amin công nghiệp. Ngô còn có tính chất ngon miệng với lợn. Lysine và tryptophan là hai loại axit amin hạn chế của ngô khi dùng nuôi lợn (bảng 27). Khi dùng ngô làm thức ăn chính cho lợn thường gây hiện tượng mỡ nhão ở lợn. Độ ẩm của ngô có thể biến đổi từ 10-25%. Muốn bảo quản tốt độ ẩm tối đa cho phép 15%. Ngô thường được xem là loại thức ăn năng lượng để so sánh với các loại thức ăn khác. Bảng 26. Tỷ lệ tiêu hóa của ngô và một số phụ phẩm ngô (%) Vật nuôi Protein Xỡ Mỡ DSKĐ ME (Mcal/kg) Ngô hạt Cừu 76.0 57.0 91.0 94.0 3.47 Bột hạt và lõi Cừu 74.0 69.1 78.4 90.3 3.23 Lõi Bò 55.0 76.0 53.0 79.0 2.74 Bột hominy Cừu 66.0 34.0 81.0 81.0 2.81 Bột gluten Cừu 80.0 55.0 73.0 73.0 2.6 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thức ăn gia súc chăn nuôi gia súc kĩ thuật chăn nuôi chăm sóc gia súc giáo trình chăn nuôiTài liệu liên quan:
-
Phương pháp thu hái quả đặc sản Nam bộ
3 trang 164 0 0 -
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò (ĐH Nông nghiệp I HN) - Tài liệu tham khảo
3 trang 63 1 0 -
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 3
11 trang 51 0 0 -
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò - Mở đầu
5 trang 43 0 0 -
60 trang 41 0 0
-
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 1
5 trang 35 0 0 -
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò - Chương 1
0 trang 33 0 0 -
Giáo trình điều chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chương 1
17 trang 31 0 0 -
Giáo trình Vệ sinh gia súc: Phần 1 - NXB Nông Nghiệp
68 trang 31 0 0 -
Phát triển cây trồng và vật nuôi: Phần 2
149 trang 29 0 0