CHƯƠNG VIII. TIÊU CHUẨN VÀ KHẨU PHẦN
Mỗi loài gia súc khác nhau cần nhu cầu các chất dinh dưỡng khác nhau tuỳ theo đặc điểm riêng của từng loài, giống. Trong từng loài, giống tuỳ theo giai đoạn phát triển mà nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết trong khẩu phần so với nhu cầu của gia súc là biện pháp rất quan trọng nhằm tăng năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi. I. KHÁI NIỆM 1.1. Tiêu chuẩn ăn Tiêu chuẩn ăn được xác định dựa trên nhu cầu các chất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 8
CHƯƠNG VIII. TIÊU CHUẨN VÀ KHẨU PHẦN
Mỗi loài gia súc khác nhau cần nhu cầu các chất dinh dưỡng khác nhau tuỳ theo
đặc điểm riêng của từng loài, giống. Trong từng loài, giống tuỳ theo giai đoạn phát triển
mà nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết trong khẩu
phần so với nhu cầu của gia súc là biện pháp rất quan trọng nhằm tăng năng suất và hiệu
quả trong chăn nuôi.
I. KHÁI NIỆM
1.1. Tiêu chuẩn ăn
Tiêu chuẩn ăn được xác định dựa trên nhu cầu các chất dinh dưỡng (phần này đã
đề cập trong học phần Dinh dưỡng gia súc). Như đã biết, nhu cầu dinh dưỡng là khối
lượng chất dinh dưỡng mà con vật cần để duy trì hoạt động sống và tạo sản phẩm (tăng
trọng, tiết sữa, cho trứng..) trong ngày đêm.
Tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở nhu cầu. Vì vậy, có thể khái niệm tiêu chuẩn
ăn là khối lượng các chất dinh dưỡng (được tính bằng đơn vị khối lượng hoặc tính bằng
phần trăm trong thức ăn hỗn hợp) mà con vật yêu cầu trong một ngày đêm. Tiêu chuẩn ăn
có thể hiểu như sau:
Tiêu chuẩn ăn = Nhu cầu + Số dư an toàn.
Số dư an toàn là số lượng chất dinh dưỡng cần thêm vào ngoài nhu cầu của gia
súc được xác định thông qua các thực nghiệm. Trong thực tế, xác định nhu cầu dinh
dưỡng được tiến hành trong phòng thí nghiệm (on-station) với nhiều cá thể và giá trị thu
được là trung bình số học của các quan sát. Giá trị về nhu cầu dinh dưỡng (ví dụ: 14,7 MJ
ME) là giá trị trung bình của các giá trị thu được trên hoặc dưới giá trị trung bình nói trên
(có thể 12-16 MJ ME). Có nghĩa, nếu áp dụng giá trị trung bình trên để xác định nhu cầu
thì một số vật nuôi không đáp ứng nhu cầu chất dinh dưỡng (những quan sát trên 14,7 MJ
ME). Do đó, người ta mới sử dụng khái niệm số dư an toàn.
Tiêu chuẩn ăn được qui định bởi một số chỉ tiêu cơ bản, những chỉ tiêu này phụ
thuộc vào sự phát triển chăn nuôi của mỗi nước.
1.2. Nội dung tiêu chuẩn ăn
- Nhu cầu năng lượng: Biểu thị bằng kcal (Mcal) hay kJ (MJ) của DE, ME, NE
tính cho một ngày đêm hay tính cho 1 kg thức ăn. Khi nhu cầu năng lượng tính trên 1 kg
thì gọi là mật độ năng lượng hay mức năng lượng. Ví dụ: nhu cầu cho lợn thịt là 3200
kcal ME/kg, thì hiểu là mật độ năng lượng trao đổi là 3200 kcal.
- Nhu cầu protein và axít amin: Nhu cầu protein có thể thể hiện bằng khối lượng
(g; kg) cho một ngày đêm hay tỷ lệ (%) protein thô hay protein tiêu hóa trong khẩu phần.
Axit amin cũng được tính theo khối lượng (g) cho một ngày đêm hay tỷ lệ (%) so với vật
chất khô hoặc tỷ lệ (%) so với protein. Một số nước (Anh, Mỹ, Australia..) đã sử dụng
axit amin tiêu hóa toàn phần hoặc tiêu hóa hồi tràng (tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến hoặc tỷ lệ
tiêu hóa thực) để biểu thị nhu cầu axit amin cho lợn và gia cầm.
99
- Nhu cầu mỡ và axit béo: Ví dụ: Tiêu chuẩn ăn của lợn
Nhiều nước đã sử dụng các axit béo nái nuôi con giồng nội có trọng
thiết yếu trong tiêu chuẩn ăn của vật lượng 81 -90 kg cho 1 ngày đêm
nuôi (Anh, Mỹ, Australia..). (TCVN):
- Nhu cầu các chất khoáng: ME (kcal) : 8.621 hoặc
+ Khoáng đa lượng: Ca, P, Mg, 36 MJ ME
Na, Cl ,K, S (g/con ngày hoặc % TA). Chất khô: 2,67 kg
+ Khoáng vi lượng: Fe, Cu, Co, Protein thô: 453 g
Mn, Zn.. (mg/con ngày). Protein tiêu hoá: 336 g
- Nhu cầu vitamin: A, D, E Xơ thô (g): 187 g
(không vượt quá)
(UI), VTM nhóm B, C, K (mg); B12
Ca: 21,4 g
(μg).
P: 17,4 g
1.3. Khẩu phần ăn NaCl: 15,8 g
Để hiển thị tiêu chuẩn ăn bằng Fe: 367 mg
Cu: 37 mg
các loại thức ăn cụ thể thì người ta sử
Zn: 158 mg
dụng khái niệm “khẩu phần ăn”. Khẩu
Mn: 143 mg
phần ăn là khối lượng các loại thức ăn
Co: 5,6 mg
cung cấp cho con vật để thoả mãn tiêu
I: 1,1 mg
chuẩn ăn. Khẩu phần ăn được tính
bằng khối lượng trong một ngày đêm
hoặc tỷ lệ phần trăm trong thức ăn hỗn
hợp.
Ví dụ, để đảm bảo tiêu chuẩn ăn cho lợn nái có khối lượng 80kg: năng lượng
7000 kcal ME; protein tiêu hoá 308 g; Ca: 16 g; P: 11 g; NaCl: 11 g, người ta thiết lập
khẩu phần ăn như sau: 5 kg rau lang; 1,5 kg cám loại 2; 0,45 kg ngô; 0,1 kg bột cá; và 0,2
kg khô dầu lạc.
Nhu cầu dinh dưỡng hay tiêu chuẩn ăn của động vật nuôi tương đối ổn định
nhưng khẩu phần thức ăn thay đổi tuỳ thuộc nguồn thức ăn có thể có ở các vùng sinh thái
hay khí hậu khác nhau.
II. NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP KHẨU PHẦN
Tối ưu hoá khẩu phần hay còn gọi là lập khẩu phần để thoả mãn nhu cầu dinh
dưỡng của gia súc gia cầm với giá thành thấp nhất là rất quan trọng để nâng cao hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi. Có hai nguyên tắc để lập khẩu phần là khoa học và kinh tế.
2.1. Nguyên tắc khoa học
+ Khẩu phần ăn phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, thoã mãn được tiêu
chuẩn ăn. Đảm bảo được sự cân bằng các chất dinh dưỡng: axit amin, khoáng , vitamin...
+ Khối lượng khẩu phần ăn phải thích hợp với sức chứa của bộ máy tiêu hoá.
Để khống chế khối lượng khẩu phần ăn người ta dùng lượng thức ăn (% vật chất
khô) có thể thu nhận tính theo tỷ lệ khối lượng cơ thể .
- Trâu bò thịt: lượng vật chất khô có thể thu nhận được là 2,5 - 3,0% khối lượng
cơ thể (W).
- Bò sữa: lượng vật chất khô có thể thu nhận được: 2,5% W + 10% sản lượng sữa.
Mật độ năng lượng của khẩu phần:
Tổng nhu cầu ME (Kca ...