Danh mục

Giáo trình Thực hành kỹ thuật đo lường (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội

Số trang: 122      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 191      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Thực hành kỹ thuật đo lường với mục tiêu giúp các bạn có thể sử dụng thành thạo các dụng cụ đo thường dùng trong ngành cơ khí, đồng thời biết cách chọn phương pháp đo phù hợp cho một chi tiết cơ khí cụ thể; Biết sử dụng các máy đo lường phục vụ cho việc đo kiểm các chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Thực hành kỹ thuật đo lường (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI VŨ ĐỨC THẮNG (Chủ biên) NGUYỄN VĂN CHÍN – NGUYỄN VĂN KHANH GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính Trình độ: Trung cấp (Lưu hành nội bộ) Hà Nội - Năm 2021 LỜI NÓI ĐẦU Trong chiến lược phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa nhất là trong lĩnh vực cơ khí – Nghề vẽ và thiết kế trên máy tính là một nghề đào tạo ra nguồn nhân lực tham gia thiết kế và chế tạo các chi tiết máy móc đòi hỏi các sinh viên học trong trường cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm chủ các công nghệ sau khi ra trường tiếp cận được các điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khoa Cơ Khí Trường Cao Đẳng Nghề Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Hà Nội đã biên soạn cuốn giáo trình mô đun “Thực hành kỹ thuật đo lường”. Nội dung của môn học để cập đến các kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phương pháp đo kiểm của các dụng cụ đo, máy đo nói chung và các kỹ năng đo các chi tiết máy thông dụng; làm nền tảng cho sinh viên tiếp thu kiến thức các môn học, mô đun chuyên ngành. Căn cứ vào trang thiết bị của các trường và khả năng tổ chức học sinh thực tập ở các công ty, doanh nghiệp bên ngoài mà nhà trường xây dựng các bài tập thực hành đo kiểm áp dụng cụ thể phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện tại. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các bạn và đồng nghiệp để cuốn giáo trình hoàn thiện hơn. Địa chỉ đóng góp về khoa Cơ khí, Trường Cao Đẳng Nghề Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội, Đường Uy Nỗ – Đông Anh – Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 30 tháng 5 năm 2021 Tham gia biên soạn 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1 MỤC LỤC ............................................................................................................ 2 Bài 1 Sử dụng các dụng cụ cầm tay thông dụng .............................................. 4 1.1. Thước cặp ................................................................................................... 4 1.2. Pan me ..................................................................................................... 12 1.3. Bộ căn lá. ................................................................................................. 26 1.4. Dưỡng đo cung ........................................................................................ 28 1.5. Dưỡng đo ren............................................................................................ 30 1.6. Compa thước kẻ và Êke ........................................................................... 33 1.7. Calip kiểm tra ........................................................................................... 37 1.8. Phương pháp bảo quản dụng cụ đo ......................................................... 41 Bài 2 Sử dụng các máy đo ................................................................................. 44 2.1. Máy chiếu biên dạng ................................................................................ 44 2.2. Máy đo biên dạng .................................................................................... 46 2.3. Máy đo độ cứng Vicker........................................................................... 49 2.4. Máy đo độ cứng Rocwell ........................................................................ 51 2.5. Máy đo độ nhám. ...................................................................................... 54 2.6. Máy đo 3 chiều ........................................................................................ 59 Bài 3 Đo kiểm các chi tiết máy ......................................................................... 96 3.1. Đo kích thước của một số dạng bề mặt .................................................... 96 3.3. Kiểm tra các bán kính ngoài và trong ................................................... 109 3.4. Kiểm tra biên dạng ren .......................................................................... 110 3.5. Kiểm tra nhám bề mặt. ........................................................................... 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 121 2 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun 15: Thực hành kỹ thuật đo lường Mã mô đun: MĐ15 Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ; (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 30 giờ; Thi kiểm tra 3 giờ) I. Vị trí mô đun - Vị trí: Là mô đun được bố trí cho học sinh sau khi đã học xong các môn học chung theo quy định của Bộ LĐTB-XH, học xong các môn học/ mô đun kỹ thuật cơ sở. - Tính chất: Là mô đun đào tạo nghề bắt buộc. Học phần này cung cấp cho học sinh các kiến thức kỹ năng cơ bản và chuyên sâu về các dụng cụ đo và phương pháp đo thông dụng trong cơ khí. II. Mục tiêu của mô đun: Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng: - Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo thường dùng trong ngành cơ khí, đồng thời biết cách chọn phương pháp đo phù hợp ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: