Danh mục

Giáo trình thuốc thử hữu cơ - Chương 4

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 577.51 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi tăng trọng lượng phân tử thuốc thử độ nhạy của phản ứng tạo kết tủa tăng lên rõ rệt, nhưng điều đó chỉ được thực hiện khi: Sự làm tăng trọng lượng phân tử được thực hiện ở phân của phân tử nhôm, ảnh hưởng đến cơ chế của phản ứng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình thuốc thử hữu cơ - Chương 4 CHƯƠNG IV: NHỮNG LUẬN ĐIỂM LÝ THUYẾT VỀ CƠ CHẾ PHẢN ỨNG GIỮA THUỐC THỬ HỮU CƠ VÀ ION VÔ CƠ IV.1. HIỆU ỨNG TRỌNG LƯỢNG Khi tăng trọng lượng phân tử thuốc thử độ nhạy của phản ứng tạo kết tủa tăng lên rõ rệt, nhưng điều đó chỉ được thực hiện khi: ⎯ Sự làm tăng trọng lượng phân tử được thực hiện ở phân của phân tử nhôm, ảnh hưởng đến cơ chế của phản ứng. ⎯ Những nhóm làm tăng trọng lượng không thể hiện tác dụng slovat hoá. Hiệu ứng đó gọi là hiệu ứng trọng lượng. Sau đây chúng ta xét một số ví dụ để minh hoạ. Bảng 4.1: Các ví dụ về hiệu ứng trọng lượng Độ nhạy Thuốc thử Công thức TLPT γ/ml 2–methyl pirydin 93 330 (α-pycoline) CH3 N 2–methyl quinoline 143 13 (Quinadine) CH3 N 2–methyl–5,6– 193 2 benzoquinoline CH3 N S 2–methyl benthiazol 173 13 CH3 N S Iodidemethylat 2– 166 (không kể I 2,5 methylbenzthiazol iodide) CH3 N C2H5 Khi đưa những nhóm để solvat hoá, như nhóm sulfo vào phân tử thuốc thử thì độ nhạy của phản ứng tạo kết tủa giảm xuống. Ta lấy một ví dụ để minh họa Công thức TLPT Độ nhạy (γ/ml) SO3H N N 378 1 http://www.ebook.edu.vn SO3H N N 458 100 SO3H HO SO3H SO3H N N 538 500 SO3H (Nói như vậy không có nghĩa là khi ta được những nhóm để solvat hoá vào phân tử thuốc thử là luôn luôn gây kết quả âm mà ngược lại, trong những phản ứng đo màu. Chúng ta cần tạo những sản phẩm màu tan thì các nhóm để solvat hoá lại giúp ta rất đắc lực). Như vậy, khi chọn nhóm làm tăng trọng lượng để đưa vào phân tử thuốc thử cần rất thận trọng. Những gốc thơm, gốc béo và những nguyên tử Halogen là những nhóm bảo đảm nhất: Nhóm thế đưa vào càng cách xa phân xác định cơ chế phản ứng của phân tử thuốc thử càng bảo đảm không gây hiệu quả phân tích âm. Khi đưa vào phân tử thuốc thử những nhóm để solvat hoá thường làm giảm độ nhạy của phản ứng. Những nhóm này là: nhóm hydroxyl, nhóm amino, nhóm sulfo … IV.2. HIỆU ỨNG MÀU Màu của phân tử thường liên hệ với những liên kết đôi trong phân tử vì vậy trước hết chúng ta hãy xét đặc điểm của loại liên kết này. IV.2.1. Liên kết σ mạch liên hợp Liên kết giữa 2 nguyên tử được tạo thành bởi những orbital S có tính chất đối xứng cân, chỉ hướng theo đường nối liên kết 2 hạt nhân của 2 nguyên tử đó được gọi là liên kết σ. Liên kết σ cũng có thể được tạo thành bởi những electron p và s. Ví dụ như những liên kết H–O và H–N. Những liên kết này cũng là những liên kết σ bởi vì mật độ điện tích của những đám mây điện tử tạo liên kết là lớn nhất trên đường nối liền hạt nhân 2 nguyên tử tương ứng. Một cách tương tự, liên kết σ có thể được tạo thành bởi các electron sp, miễn sao mật độ điện tử tập trung lớn nhất trên trục liên kết thẳng. Đặc điểm của liên kết σ là rất bền nên ít bị kích thích. Do đó, những hợp chất tạo bởi liên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: