Giáo trình thủy sinh đại cương - Đại học An Giang - part 6
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 168.21 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nhóm cá tự nhiên sống trong sông (cá trắng) bao gồm các loài cá có kích thước lớn và có giá trị kinh tế cao như cá hô, cóc, bông lau, duồng … Bên cạnh đó có loài cá kích thước thân thể nhỏ nhưng quần đàn lớn và có giá trị kinh tế như cá linh, thiểu, cơm…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình thủy sinh đại cương - Đại học An Giang - part 6 Nhóm cá tự nhiên sống trong sông (cá trắng) bao gồm các loài cá có kích • thước lớn và có giá trị kinh tế cao như cá hô, cóc, bông lau, duồng … Bên cạnh đó có loài cá kích thước thân thể nhỏ nhưng quần đàn lớn và có giá trị kinh tế như cá linh, thiểu, cơm… Di cư của cá ở hạ lưu sông Cửu Long theo các dạng sau Di cư sinh sản : Gồm có hai nhóm, nhóm di cư ngược dòng để đẻ ở các • vùng trung và thượng lưu sông Mékông như cá tra, duồng, ba sa, hô, tra dầu, hú…. Nhóm di cư từ sông vào vùng trũng ngập nước vào mùa mưa để đẻ như cá lăng, leo, mè lúi, he … Di cư vỗ béo : Vào đầu mùa lũ, cá từ sông di cư vào các vùng đồng ruộng • trũng ngập nước để kiếm ăn. Đến cuối mùa lũ , nước rút, cá lại theo dòng nước di cư ra sông để tìm mồi. Ngoài ra, còn có một số loài cá nước mặn, lợ di cư vào sông để tìm mồi trong mùa khô. Di cư thụ động : Dạng di cư nầy thường gặp ở cá bột của một số loài cá • như cá tra, ba sa, vồ đém, hú, bông lau … Những loài cá nầy đẻ ở vùng trung và thượng lưu sông Mékông. Vào đầu mùa lũ, cá bột trôi theo dòng nước chảy về phía hạ lưu sông và các vùng ngập nước ven sông. - Vùng sinh thái trũng phèn Vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên nhận nước từ hai nguồn chính là nước từ sông Cửu Long chảy qua hệ thống kênh rạch và nguồn nước mưa tại chỗ. Vào mùa lũ ( từ tháng 8 -11), Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên là vùng sinh trưởng, đẻ trứng của nhiều loài cá di cư từ sông vào. Khi nước rút, hầu hết các loài cá nầy lần lượt di cư ra sông, chỉ có các loài cá đen chịu được khô hạn và phèn, còn lưu lại trong các đìa, bàu láng trũng nước cạn và bị nhiễm phèn ở các mức độ khác nhau. Đây là những vùng lưu giữ nguồn gen của tập đoàn cá đen nổi tiếng như cá lóc, rô, trê, sặc, lươn, trạch … và nhóm cá kích thước nhỏ điển hình là cá trâm - sinh vật chỉ thị cho thuỷ vực phèn nặng, có thể chịu được môi trường nước pH từ 2 -3. - Vùng sinh thái cửa sông ven biển Các cửa sông ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc hệ thống sông Mékông và một số cửa sông khác có nguồn gốc tại chỗ. Phần lớn các cửa sông chảy ra biển Đông và chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Đông. Một số cửa sông đổ ra khu vực biển Tây và chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Tây. Một số cừa sông thuộc khu vực mũi Cà Mau thuộc vùng chuyển giữa biển Đông và biển Tây. Các cửa sông chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Đông thuộc hệ thống sông Cửu Long có lưu lượng nước đổ ra biển hằng năm rất lớn, tạo nên một khu vực cửa sông rộng lớn có sự hoà trộn nước sông và nước biển. Nơi đây sự biến động về môi trường và độ mặn xảy ra rất lớn về mùa khô và mùa mưa. Cửa sông Mỹ Thanh không thuộc hệ thống sông Cửu Long nhưng do vị trí • gần cửa sông Trần Đề và Bassac của hệ thống sông Cửu Long nên chịu ảnh hưởng về môi trường và chế độ nước giống như các cửa sông thuộc hệ thống sông Cửu Long. Cửa sông Gành Hào không thuộc hệ thống sông Cửu Long và ở xa vị trí • các cửa sông thuộc hệ thống sông Cửu Long nên chế độ nước và môi trường không giống như các các sông thuộc hệ thống đó. Cửa sông Cái Lớn chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Tây. Các cửa sông Ông Đốc, Bảy Hạp chịu ảnh hưởng của cả hai vùng biển Đông và biển Tây. Do đặc điểm sinh thái vùng cửa sông cùng với mối quan hệ về độ mặn và đặc điểm sinh học của tôm cá, nên sự phân bố của chúng trong khu vực có thể chia tành bốn nhóm sinh thái cá. Nhóm I - Nhóm cá biển Nhóm cá nầy đời sống phần lớn ở vùng nước có độ mặn cao. Chúng có quan hệ với vùng cửa sông thông qua chuổi thức ăn và mùn bã hữu cơ từ cửa sông đưa ra biển. Đây là các loài thích nghi rộng muối và hẹp muối. Có thể gặp cá thích nghi với độ muối thấp 5%o , nhưng đa số gặp cá thích nghi với nồng độ muối từ 18 - 25%o . Nhóm cá nầy gồm các loài cá sống khơi, điển hình như các họ Trigonidae, Scombridae, Clupeidae, Engraulidae… Nhóm cá biển thường gặp ở phần cuối các cửa sông, nơi nước có nồng độ muối cao và ít biến động, nhất là vào mùa khô khi lượng nước sông giảm. Nhóm II - Nhóm cá nước lợ cửa sông Nhóm cá nầy sống chủ yếu ở vùng nước lợ cửa sông, có nồng độ muối biến động từ 0,4 - 25%o, thích nghi với sự biến động mạnh của các yếu tố môi trường và ít di cư. Thức ăn của chúng là mùn bã hữu cơ và thực vật. Cá nước lợ cửa sông thuộc nhiều nhóm khác nhau thuộc họ Clupeidae, Engraulidae, Harpadonthidae, Bregmacerotidae, Belonidae, Ariidae, Polynemidae, Apogonidae, Carangidae, Sciaenidae, Lutjanidae, Sparridae… Phần lớn các loài cá nầy có kích thước nhỏ, sống đáy. Nhiều loài sống ổn định trong vùng, nhưng cũng có nhiều loài di cư giữa sông và biển. Một số loài ở vùng cửa sông là nơi bắt buộc trong một giai đoạn của chu trình sống, khi sinh sản phải di cư đến vùng sinh thái khác. Nhóm các nước lợ cửa sông và nhóm cá biển di nhập vào là cơ cấu chủ yếu của nghề khai thác cá cửa sông và vùng nước nông ven biển. Nhóm III - Nhóm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình thủy sinh đại cương - Đại học An Giang - part 6 Nhóm cá tự nhiên sống trong sông (cá trắng) bao gồm các loài cá có kích • thước lớn và có giá trị kinh tế cao như cá hô, cóc, bông lau, duồng … Bên cạnh đó có loài cá kích thước thân thể nhỏ nhưng quần đàn lớn và có giá trị kinh tế như cá linh, thiểu, cơm… Di cư của cá ở hạ lưu sông Cửu Long theo các dạng sau Di cư sinh sản : Gồm có hai nhóm, nhóm di cư ngược dòng để đẻ ở các • vùng trung và thượng lưu sông Mékông như cá tra, duồng, ba sa, hô, tra dầu, hú…. Nhóm di cư từ sông vào vùng trũng ngập nước vào mùa mưa để đẻ như cá lăng, leo, mè lúi, he … Di cư vỗ béo : Vào đầu mùa lũ, cá từ sông di cư vào các vùng đồng ruộng • trũng ngập nước để kiếm ăn. Đến cuối mùa lũ , nước rút, cá lại theo dòng nước di cư ra sông để tìm mồi. Ngoài ra, còn có một số loài cá nước mặn, lợ di cư vào sông để tìm mồi trong mùa khô. Di cư thụ động : Dạng di cư nầy thường gặp ở cá bột của một số loài cá • như cá tra, ba sa, vồ đém, hú, bông lau … Những loài cá nầy đẻ ở vùng trung và thượng lưu sông Mékông. Vào đầu mùa lũ, cá bột trôi theo dòng nước chảy về phía hạ lưu sông và các vùng ngập nước ven sông. - Vùng sinh thái trũng phèn Vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên nhận nước từ hai nguồn chính là nước từ sông Cửu Long chảy qua hệ thống kênh rạch và nguồn nước mưa tại chỗ. Vào mùa lũ ( từ tháng 8 -11), Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên là vùng sinh trưởng, đẻ trứng của nhiều loài cá di cư từ sông vào. Khi nước rút, hầu hết các loài cá nầy lần lượt di cư ra sông, chỉ có các loài cá đen chịu được khô hạn và phèn, còn lưu lại trong các đìa, bàu láng trũng nước cạn và bị nhiễm phèn ở các mức độ khác nhau. Đây là những vùng lưu giữ nguồn gen của tập đoàn cá đen nổi tiếng như cá lóc, rô, trê, sặc, lươn, trạch … và nhóm cá kích thước nhỏ điển hình là cá trâm - sinh vật chỉ thị cho thuỷ vực phèn nặng, có thể chịu được môi trường nước pH từ 2 -3. - Vùng sinh thái cửa sông ven biển Các cửa sông ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc hệ thống sông Mékông và một số cửa sông khác có nguồn gốc tại chỗ. Phần lớn các cửa sông chảy ra biển Đông và chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Đông. Một số cửa sông đổ ra khu vực biển Tây và chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Tây. Một số cừa sông thuộc khu vực mũi Cà Mau thuộc vùng chuyển giữa biển Đông và biển Tây. Các cửa sông chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Đông thuộc hệ thống sông Cửu Long có lưu lượng nước đổ ra biển hằng năm rất lớn, tạo nên một khu vực cửa sông rộng lớn có sự hoà trộn nước sông và nước biển. Nơi đây sự biến động về môi trường và độ mặn xảy ra rất lớn về mùa khô và mùa mưa. Cửa sông Mỹ Thanh không thuộc hệ thống sông Cửu Long nhưng do vị trí • gần cửa sông Trần Đề và Bassac của hệ thống sông Cửu Long nên chịu ảnh hưởng về môi trường và chế độ nước giống như các cửa sông thuộc hệ thống sông Cửu Long. Cửa sông Gành Hào không thuộc hệ thống sông Cửu Long và ở xa vị trí • các cửa sông thuộc hệ thống sông Cửu Long nên chế độ nước và môi trường không giống như các các sông thuộc hệ thống đó. Cửa sông Cái Lớn chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Tây. Các cửa sông Ông Đốc, Bảy Hạp chịu ảnh hưởng của cả hai vùng biển Đông và biển Tây. Do đặc điểm sinh thái vùng cửa sông cùng với mối quan hệ về độ mặn và đặc điểm sinh học của tôm cá, nên sự phân bố của chúng trong khu vực có thể chia tành bốn nhóm sinh thái cá. Nhóm I - Nhóm cá biển Nhóm cá nầy đời sống phần lớn ở vùng nước có độ mặn cao. Chúng có quan hệ với vùng cửa sông thông qua chuổi thức ăn và mùn bã hữu cơ từ cửa sông đưa ra biển. Đây là các loài thích nghi rộng muối và hẹp muối. Có thể gặp cá thích nghi với độ muối thấp 5%o , nhưng đa số gặp cá thích nghi với nồng độ muối từ 18 - 25%o . Nhóm cá nầy gồm các loài cá sống khơi, điển hình như các họ Trigonidae, Scombridae, Clupeidae, Engraulidae… Nhóm cá biển thường gặp ở phần cuối các cửa sông, nơi nước có nồng độ muối cao và ít biến động, nhất là vào mùa khô khi lượng nước sông giảm. Nhóm II - Nhóm cá nước lợ cửa sông Nhóm cá nầy sống chủ yếu ở vùng nước lợ cửa sông, có nồng độ muối biến động từ 0,4 - 25%o, thích nghi với sự biến động mạnh của các yếu tố môi trường và ít di cư. Thức ăn của chúng là mùn bã hữu cơ và thực vật. Cá nước lợ cửa sông thuộc nhiều nhóm khác nhau thuộc họ Clupeidae, Engraulidae, Harpadonthidae, Bregmacerotidae, Belonidae, Ariidae, Polynemidae, Apogonidae, Carangidae, Sciaenidae, Lutjanidae, Sparridae… Phần lớn các loài cá nầy có kích thước nhỏ, sống đáy. Nhiều loài sống ổn định trong vùng, nhưng cũng có nhiều loài di cư giữa sông và biển. Một số loài ở vùng cửa sông là nơi bắt buộc trong một giai đoạn của chu trình sống, khi sinh sản phải di cư đến vùng sinh thái khác. Nhóm các nước lợ cửa sông và nhóm cá biển di nhập vào là cơ cấu chủ yếu của nghề khai thác cá cửa sông và vùng nước nông ven biển. Nhóm III - Nhóm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thực vật phù du tài liệu sinh học thủy sinh thực vật giáo trình thủy sinh thu mẫu thủy sinh nghiên cứu thủy sinhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tuyển tập câu hỏi ôn tập vi sinh vật - P11
7 trang 135 0 0 -
Giáo trình giải thích việc nôn mửa do phản xạ hoặc do trung khu thần kinh bị kích thích p10
5 trang 54 0 0 -
Loài lưỡng cư ( phần 5 ) Cơ quan tiêu hoá Lưỡng cư (Amphibia)
6 trang 36 0 0 -
Biến động quần xã thực vật phù du vùng biển Tây Nam Bộ giai đoạn 2016-2020
10 trang 30 0 0 -
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
10 trang 29 0 0 -
Bài giảng môn học: Vi sinh thực phẩm
105 trang 29 0 0 -
Giáo trình giải thích việc nôn mửa do phản xạ hoặc do trung khu thần kinh bị kích thích p3
5 trang 28 0 0 -
Giáo trình Vi sinh đại cương part 5
10 trang 28 0 0 -
Tác động của con người lên môi trường
27 trang 28 0 0 -
Đặc điểm sinh sản của tắc kè (Gekko gecko Linnaeus, 1758) trong điều kiện nuôi nhốt
8 trang 27 0 0