Danh mục

Giáo trình Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp: Phần 1

Số trang: 144      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,012.09 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp" tập trung vào những kiến thức và kỹ năng cơ bản có tính nguyên lý, căn bản về tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp, được cụ thể hóa cho lao động sản xuất và lao động thương mại, là những loại lao động chủ yếu trong doanh nghiệp. Giáo trình được chia thành 6 chương, phần 1 gồm 3 chương trình bày về: tổng quan về tổ chức và định mức lao động; tổ chức lao động trong doanh nghiệp; định mức lao động trong doanh nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp: Phần 112 LỜI MỞ ĐẦU Quá trình lao động đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các yếu tố củaquá trình sản xuất: Người lao động, công cụ lao động và đối tượng laođộng. Trong đó con người có vai trò quan trọng nhất, vừa là người thamgia, vừa là người quản lý, điều khiển quá trình lao động. Năng suất, chấtlượng và hiệu quả của hoạt động lao động phụ thuộc chủ yếu vào việc tổchức, sự phối hợp, kết hợp giữa các yếu tố của quá trình lao động vớinhau và giữa người lao động với các bộ phận người lao động trong tổchức, nói cách khác là phải thực hiện tổ chức lao động khoa học. Đểthực hiện tổ chức lao động khoa học cần thiết phải có các định mức kinhtế - kỹ thuật, định mức lao động cho mọi khâu, công đoạn, chi tiết cũngnhư toàn bộ quá trình lao động. Định mức lao động do đó vừa là cơ sởđể tổ chức lao động khoa học vừa là yếu tố đảm bảo tăng năng suất, chấtlượng và hiệu quả lao động, phù hợp với khả năng và khai thác triệt đểtiềm năng lao động. Định mức lao động là cơ sở khoa học trong quản lýlao động và phải xác định bằng các phương pháp khoa học, gắn với thựctiễn các điều kiện tổ chức, kỹ thuật, môi trường hoạt động. Nói tóm lại:Tổ chức và định mức lao động là một trong những cơ sở, nền tảng củaquản trị nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp. Giáo trình “Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp”là giáo trình của học phần trong chuyên ngành Quản trị nhân lực doanhnghiệp thuộc chương trình đào tạo theo Quyết định số 81/QĐ-ĐHTMngày 10 tháng 02 năm 2017 được Hiệu trưởng phê duyệt và sử dụngtrong giảng dạy, học tập ở Trường Đại học Thương mại cho chuyênngành quản trị nhân lực doanh nghiệp, là tài liệu tham khảo cho cácchuyên ngành khác có liên quan. Nội dung cốt lõi của giáo trình tập trung vào những kiến thức và kỹnăng cơ bản có tính nguyên lý, căn bản về tổ chức và định mức lao độngtrong doanh nghiệp, được cụ thể hóa cho lao động sản xuất và lao độngthương mại, là những loại lao động chủ yếu trong doanh nghiệp. Giáotrình là tài liệu tham khảo để tổ chức và định mức trong các tổ chức kinhtế, xã hội. Giáo trình được biên soạn bởi một số thành viên trong bộ mônKinh tế nguồn nhân lực và do PGS. TS Phạm Công Đoàn - giảng viêncao cấp làm chủ biên. Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu và nội dung đãđược phê duyệt, giáo trình được cấu trúc thành 6 chương: 3 Chương 1: Tổng quan về tổ chức và định mức lao động; Chương 2: Tổ chức lao động trong doanh nghiệp; Chương 3: Định mức lao động trong doanh nghiệp; Chương 4: Tổ chức và định mức lao động quản lý trong doanh nghiệp; Chương 5: Tổ chức và định mức lao động sản xuất trong doanh nghiệp; Chương 6: Tổ chức và định mức lao động thương mại trong doanh nghiệp. Trong mỗi chương của giáo trình, bên cạnh nội dung chính, phầncuối từng chương là câu hỏi ôn tập, nội dung thảo luận, bài tập thựchành và tài liệu tham khảo. Các tác giả được phân công biên soạn, cụ thể như sau: PGS. TS Phạm Công Đoàn biên soạn chương 1, 2, 5 và 6; TS Chu Thị Thủy và ThS Phạm Hà Phương biên soạn chương 3; PGS. TS Phạm Công Đoàn và TS Chu Thị Thủy biên soạn chương 4. Ngoài ra còn có sự tham gia biên soạn bài tập và tình huống thảoluận của ThS Nguyễn Đắc Thành. Trong quá trình biên soạn nhóm tác giả đã nhận được sự tham giagóp ý nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả của các thành viên Bộ mônKinh tế nguồn nhân lực, Hội đồng Khoa Quản trị nhân lực và cá nhâncác nhà khoa học. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng song khó tránhkhỏi những hạn chế, thiếu sót. Tập thể tác giả mong muốn tiếp tục nhậnđược sự góp ý của Khoa, Bộ môn và các nhà khoa học trong và ngoàiTrường để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi về Bộ môn Kinh tế nguồnnhân lực - Khoa Quản trị nhân lực - Trường Đại học Thương mại. Xin trân trọng cảm ơn! TẬP THỂ TÁC GIẢ 4 MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU 3DANH MỤC BẢNG 9DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 10ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỌC PHẦN TỔ CHỨCVÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 111. Đối tượng nghiên cứu 112. Phương pháp nghiên cứu 13Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 151.1. Tổ chức lao động 15 1.1.1. Khái niệm về tổ chức lao động 15 1.1.2. Mục đích và nhiệm vụ của tổ chức lao động 16 1.1.3. Các nguyên tắc của tổ chức lao động 18 1.1.4. Các loại hình tổ chức la ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: