Danh mục

Giáo trình Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp: Phần 2

Số trang: 80      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp" tập trung vào những kiến thức và kỹ năng cơ bản có tính nguyên lý, căn bản về tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp, được cụ thể hóa cho lao động sản xuất và lao động thương mại, là những loại lao động chủ yếu trong doanh nghiệp. Phần 2 của giáo trình gồm 3 chương trình bày những nội dung về: tổ chức và định mức lao động quản lý trong doanh nghiệp; tổ chức và định mức lao động sản xuất trong doanh nghiệp; tổ chức và định mức lao động thương mại trong doanh nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp: Phần 2 Chương4 TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP Mục tiêu chương Sau khi học xong chương này, người học nắm được những kiến thức và kỹ năng cơ bản, cốt lõi về tổ chức và định mức lao động quản lý, cụ thể là: - Vai trò và đặc điểm của lao động quản lý ảnh hưởng đến tổ chức lao động trong doanh nghiệp. - Mục tiêu, nhiệm vụ, ý nghĩa của tổ chức lao động quản lý. - Những nội dung cơ bản về phân công lao động quản lý, tổ chức nơi làm việc và phục vụ lao động quản lý. - Kỹ năng xác định định mức lao động đối với lao động quản lý. 4.1. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của tổ chức lao động đối với lao động quản lý trong doanh nghiệp 4.1.1. Đặc điểm và vai trò của lao động quản lý trong doanh nghiệp 4.1.1.1. Khái niệm lao động quản lý Lao động quản lý là lao động thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất. Quản lý là hoạt động cần thiết của một quá trình lao động khi đòi hỏi phải có sự phối hợp, kết hợp các hoạt động của doanh nghiệp để nhằm đạt được mục tiêu. Lao động quản lý là loại lao động đặc biệt, thực hiện các chức năng quản lý cần thiết để phối kết hợp các hoạt động trong quá trình lao động của doanh nghiệp. 145 Lao động quản lý gồm lao động trực tiếp quản lý (gọi tắt là lao động quản lý) và lao động không trực tiếp quản lý (lao động phụ trợ và phục vụ lao động quản lý). Lao động quản lý là lao động trí óc, thực hiện quá trình quản lý thông qua việc ra quyết định quản lý, tổ chức thực hiện các quyết định quản lý, kiểm soát việc thực hiện quyết định và điều chỉnh để đạt được mục tiêu của quản lý. Các nhà quản trị và quản trị viên là lực lượng nòng cốt, chủ yếu thực hiện hoạt động, quản lý, do đó tổ chức lao động quản lý phải nhận thức đúng đắn những đặc điểm cơ bản về hoạt động của họ thì mới có thể tổ chức lao động khoa học và phù hợp với thực tiễn đối với lao động loại này. 4.1.1.2. Đặc điểm của lao động quản lý trong doanh nghiệp a. Lao động quản lý là lao động gián tiếp: Lao động quản lý là lao động thực hiện thông qua hệ thống tổ chức, người quản lý là người vạch đường lối, xác định mục tiêu, tổ chức phối hợp, kết hợp các hoạt động tập thể, kiểm tra việc thực hiện để đảm bảo thực hiện mục tiêu. Người quản lý không trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, mà đạt được mục tiêu tạo ra sản phẩm thông qua sự nỗ lực, phấn đấu của người khác. Năng suất, chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hoạch định, tổ chức bộ máy và điều khiển vận hành một cách khoa học của các nhà quản lý để đạt được mục tiêu. b. Lao động quản lý là lao động đặc biệt: Tính đặc biệt của lao động quản lý được thể hiện ở chỗ: Đối tượng của lao động quản lý là thông tin, là con người vì “Quản lý thực chất là quản lý con người” do đó lao động quản lý không những đòi hỏi các kiến thức khoa học mà còn đòi hỏi phải có nghệ thuật. Sản phẩm của lao động quản lý là các quyết định mà muốn có quyết định, muốn tổ chức thực hiện quyết định, kiểm tra và điều chỉnh quyết định thì 146 phải có thông tin, do đó trong tổ chức là khoa học của người quản lý phải có hệ thống thông tin đảm bảo cho hoạt động của họ. c.Công cụ của lao động quản lý là năng lực quản lý:Năng lực nhà quản lý là các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và phương pháp quản lý, trong đó đặc biệt là kỹ năng tư duy và lao động quản lý thuộc loại lao động trí óc và năng lực của tổ chức bộ máy quản lý,ngoài ra đòi hỏi các phương tiện kỹ thuật khác phục vụ cho hoạt động quản lý và điều kiện, môi trường làm việc của lao động quản lý. d.Sản phẩm của lao động quản lý là các quyết định: Các quyết định cần phải được hoạch định đúng đắn, triển khai chúng một cách bài bản, chính xác mới đảm bảo thực hiện được mục tiêu một cách hiệu quả, tổ chức lao động khoa học của lao động quản lý cần phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố, điều kiện, môi trường cho việc đưa ra các quyết định và thực hiện chúng một cách hiệu quả. e.Lao động quản lý là lao động trí óc, có tính đa dạng, phức tạp:Lao động quản lý khác với lao động chân tay ở chỗ chủ yếu là tư duy,đưa ra các quyết sách,quyết định quản lý.Tính đa dạng, phức tạp của laođộng quản lý thể hiện ở chỗ đối tượng quản lý đa dạng, phức tạp luôn thay đổi trong môi trường luôn biến động. Tính đa dạng, phức tạp dẫn đến sự căng thẳng,mệt mỏi của lao động quản lý, do đó trong tổ chức lao động quản lý phải tạo môi trường, tổ chức nơi làm việc và điều kiện làm việc thuận lợi, tránh được những căng thẳng,đồng thời nhà quản lý phải quản trị thời gian một cách khoa học... Các đặc điểm trên đây của lao động quản lý cần phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ trong hoạt động phân công, hợp tác lao động, tổ chức nơi làm việc và điều kiện làm việc của lao động quản lý. Năng lực quản lý là tổng hợp các yếu tố cấu thành tạo nên khả năng quản lý bao gồm tổng hợp năng lực các nhà quản lý, các phương tiện kỹ thuật và điều kiện, môi trường làm việc của nhà quản lý.Do đó, để nâng cao năng lực quản lý của doanh nghiệp,trong tổ chức lao động khoa học lao động quản lý vừa phải chú trọng nâng cao năng lực quản lý của nhà 147 quản lý vừa phải tổ chức phân công, hợp tác khoa học, đồng thời phải tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho nhà quản lý. 4.1.1.3. Phân loại lao động quản lý trong doanh nghiệp a. Theo chức năng quản lý; lao động quản lý được chia thành: + Lao động quản lý kinh tế: Là những lao động do các chức danh quản lý, lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc, trưởng phó bộ phận) hay nhân viên các phòng, bộ phận thực hiện chức năng quản lý như kế hoạch, tài chính kế toán, nhân lực, kinh doanh,... + Lao động quản lý kỹ thuật: Là lao động c ...

Tài liệu được xem nhiều: