Danh mục

Giáo trình Trắc địa mỏ (Ngành Kỹ thuật khai thác mỏ): Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

Số trang: 63      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.85 MB      Lượt xem: 71      Lượt tải: 1    
tailieu_vip

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 1 của giáo trình "Trắc địa mỏ (Ngành Kỹ thuật khai thác mỏ)" cung cấp cho học viên những kiến thức về: các hệ tọa độ dùng trong trắc địa; bản đồ, bình đồ, mặt cắt địa hình; các phương pháp biểu diễn địa hình; các dạng đo đạc cơ bản;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Trắc địa mỏ (Ngành Kỹ thuật khai thác mỏ): Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH Th.s. Lê Thị Thu Hoàng (Chủ biên) Th.s. Trần Xuân Thủy Th.s. Ngô Thị Hài GIÁO TRÌNH TRẮC ĐỊA MỎ DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH KỸ THUẬT KHAI THÁC MỎ (LƯU HÀNH NỘI BỘ) QUẢNG NINH - 2014 MỤC LỤC TT Nội dung Trang Mục lục 2 1 Bài mở đầu 4 2 Chương 1: Những khái niệm cơ bản 7 1.1. Hình dáng, kích thước trái đất 7 1.2. Các hệ tọa độ dùng trong trắc địa 10 1.3. Bản đồ, bình đồ, mặt cắt địa hình 14 1.4. Tỷ lệ bản đồ 15 1.5. Các phương pháp biểu diễn địa hình 18 1.6. Định hướng đường thẳng 21 1.7. Bài toán trắc địa thuận và bài toán trắc địa nghịch 24 3 Chương 2: Các dạng đo đạc cơ bản 28 2.1. Đo góc 28 2.2. Đo khoảng cách 44 2.3. Đo độ cao 54 4 Chương 3: Lưới khống chế mặt bằng 64 3.1. Khái niệm 64 3.2. Lưới khống chế đo vẽ 67 5 Chương 4: Lưới khống chế độ cao 80 4.1. Khái niệm 80 4.2. Lưới khống chế độ cao kỹ thuật 81 6 Chương 5: Đo vẽ bản đồ, mặt cắt và ứng dụng của bản đồ 85 5.1. Khái niệm 85 5.2. Đo vẽ bản đồ 85 2 5.3. Đo vẽ mặt cắt 90 5.4. Ứng dụng của bản đồ 93 7 Chương 6: Trắc địa mỏ lộ thiên 100 6.1. Khái niệm về công tác trắc địa mỏ lộ thiên 100 6.2. Lưới khống chế mặt bằng mỏ lộ thiên 100 6.3. Lưới khống chế độ cao 110 6.4. Đo vẽ chi tiết mỏ lộ thiên 111 6.5. Phương pháp tính khối lượng trên mỏ lộ thiên 114 8 Chương 7: Trắc địa mỏ hầm lò 121 7.1. Khái niệm về công tác trắc địa mỏ hầm lò 121 7.2. Lưới khống chế mặt bằng 122 7.3. Lưới khống chế độ cao 127 7.4. Công tác cho hướng đào lò 130 7.5. Đo vẽ chi tiết hầm lò 142 7.6. Lập và bổ sung bản đồ khai thác 146 9 Tài liệu tham khảo 147 3 Bài mở đầu 1. Khái niệm về ngành Trắc địa Trắc địa là một ngành khoa học nghiên cứu về hình dạng kích thước quả đất, bề mặt tự nhiên của quả đất, về các phương pháp đo đạc, xử lý các số liệu, thành lập bản đồ, bình đồ. Tùy theo quy mô, đối tượng và các phương pháp nghiên cứu khác nhau mà trắc địa được chia làm các lĩnh vực như: Trắc địa cao cấp: Có nhiệm vụ nghiên cứu về hình dạng, kích thước của toàn bộ hoặc các vùng rộng lớn của bề mặt trái đất và nghiên cứu biến động của vỏ quả đất,… Trắc địa địa hình - địa chính: Có nhiệm vụ nghiên cứu quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp hoặc bằng phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay hay ảnh vệ tinh. Trắc địa công trình: Có nhiệm vụ nghiên cứu phương pháp trắc địa trong khảo sát địa hình phục vụ thiết kế công trình, thi công, theo dõi quá trình biến dạng công trình xây dựng. Trắc địa ảnh: Chuyên nghiên cứu các phương pháp chụp ảnh bề mặt trái đất (chụp ảnh mặt đất, chụp ảnh hàng không) để thành lập bản đồ địa hình. Trắc địa bản đồ: Nghiên cứu các phương pháp biểu thị, biên tập, trình bày, in và sử dụng các loại bản đồ chuyên ngành (bản đồ địa lý, địa hình,...). Trắc địa mỏ - công trình: Nghiên cứu phương pháp trắc địa trong khảo sát địa hình phục vụ thiết kế, xây dựng công trình, khai thác và theo dõi quá trình biến dạng công trình xây dựng. Riêng với ngành mỏ thì trắc địa mỏ là một ngành học phục vụ cho công nghiệp khai thác mỏ, là một khâu then chốt quan trọng trong toàn bộ quá trình công nghệ từ thăm dò mỏ, thiết kế, xây dựng, khai thác và giải thể mỏ khi đã khai thác hết tài nguyên. Trắc địa mỏ đóng vai trò hoa tiêu trong tiến trình khai thác mỏ. Chính vì vậy đó là ngành đòi hỏi sự tập trung tổng hợp các kiến thức đầy đủ và cơ bản về trắc địa, địa chất, kỹ thuật khai thác, kinh tế mỏ, môi trường mỏ để giải quyết các nhiệm vụ kỹ thuật ở mỏ trong các giai đoạn khác nhau. 2. Vai trò của ngành trắc địa Công tác trắc địa đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kể cả trong kinh tế và quốc phòng. Đối với lĩnh vực anh ninh, quốc phòng bản đồ địa hình là tài liệu quan trọng trong việc lập kế hoạch và chỉ huy tác chiến. Đối với các ngành như xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, địa chất, khí tượng,... thì công tác trắc địa đóng vai trò quan trọng trong cả 4 giai đoạn: khảo sát, thiết kế, thi công, theo dõi và nghiệm thu công trình. Trong giai đoạn quy hoạch, tùy theo quy hoạch tổng thể hay chi tiết mà người ta sử dụng tỷ lệ bản đồ thích hợp để vạch ra các phương án quy hoạch, các kế hoạch tổng quát khai thác và sử dụng công trình. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: