Danh mục

Giáo trình Trắc địa mỏ (Ngành Kỹ thuật khai thác mỏ): Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

Số trang: 84      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.98 MB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (84 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của giáo trình "Trắc địa mỏ (Ngành Kỹ thuật khai thác mỏ)" tiếp tục cung cấp cho học viên những kiến thức về: lưới khống chế mặt bằng; lưới khống chế độ cao; đo vẽ bản đồ, mặt cắt và ứng dụng của bản đồ; trắc địa mỏ lộ thiên; trắc địa mỏ hầm lò;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Trắc địa mỏ (Ngành Kỹ thuật khai thác mỏ): Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh Chương 3 LƯỚI KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG 3.1. Khái niệm Lưới khống chế mặt bằng là tập hợp các điểm được đánh dấu ngoài thực địa, liên kết với nhau theo các dạng đồ hình thích hợp để phục vụ cho các công tác của trắc địa. Khi thành lập lưới khống chế mặt bằng, để tránh tích luỹ sai số ta áp dụng nguyên tắc xây dựng lưới khống chế từ toàn diện đến cục bộ, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp. Theo hình thức bố trí và sử dụng quan hệ toán học lưới khống chế mặt bằng được chia làm 2 loại: - Lưới tam giác: Các điểm của lưới được bố trí tạo thành các hình tam giác, áp dụng cho những lưới có độ chính xác cao và phạm vi khống chế rộng. - Lưới đa giác: Các điểm của lưới được bố trí tạo thành các đa giác, áp dụng cho những lưới có độ chính xác không cao và phạm vi khống chế hẹp. * Lưới tam giác (giải tích) Lưới giải tích được bố trí dưới dạng chêm lưới, chêm điểm, dưới dạng chuỗi hay lưới hoàn chỉnh hoặc các dạng giao hội khác nhau dựa vào các điểm tam giác hạng cao. Khi diện tích đo đạc không lớn, nằm cách xa các điểm tam giác cấp cao hơn, có thể bố trí những mạng lưới giải tích độc lập. Toạ độ và độ cao khởi tính lấy từ bản đồ tỷ lệ lớn đã có ở trong vùng, còn phương vị có thể xác định theo sao, mặt trời hoặc địa bàn. Tuỳ theo điều kiện cụ thể, lưới giải tích có thể bố trí theo các dạng đồ hình như: I B II IV II A B III A I III b. Chuỗi tam giác V IV B a. Lưới đa giác trung tâm I II II A A B I c. Tứ giác trắc địa C d. Lưới hình quạt Hình 3-1. Các dạng lưới tam giác * Lưới đa giác 64 Lưới đa giác là mạng lưới gồm các điểm liên kết với nhau tạo thành các đường gãy khúc. Lưới đa giác có 2 cấp: - Lưới đa giác cấp 1: Chiều dài cạnh không ngắn quá 80m, chiều dài toàn đường 3- 4km, sai số đo góc không quá 6”. Sai số khép góc toàn đường đa giác không vượt quá 12” n (n là tổng số góc đo của lưới); Sai số đo cạnh không vượt quá 1/ 10 000. - Lưới đa giác cấp 2: chiều dài cạnh ngắn nhất không quá 60m; Chiều dài toàn đường 2- 3km; Sai số khép góc toàn đường đa giác không vượt quá 20” n ; Sai số đo cạnh không vượt quá 1/ 5000. Theo qui mô và độ chính xác có thể phân lưới khống chế trắc địa thành 3 loại: - Lưới khống chế trắc địa Nhà nước. - Lưới khống chế trắc địa Khu vực. - Lưới khống chế đo vẽ. ` Lưới khống chế mặt bằng Nhà nước được chia làm 4 hạng, từ hạng I đến hạng IV. Hạng I có độ chính xác cao nhất và được dải đều trên toàn lãnh thổ đất nước, nhằm mục đích cung cấp toạ độ đầu cấp để phát triển các cấp còn lại. Lưới hạng II được chêm dày từ lưới hạng I sau đó chêm dày thêm để có lưới hạng III và IV. Lưới khống chế mặt bằng khu vực được phát triển từ các điểm của lươí khống chế Nhà nước. Gồm lưới giải tích cấp 1, cấp 2 hoặc đường chuyền cấp 1, cấp 2. Lưới khống chế khu vực chêm dày từ mạng lưới khống chế Nhà nước nên có mật độ dày hơn và độ chính xác thấp hơn. Lưới khống chế đo vẽ là lưới được chêm dày từ lưới khống chế khu vực và Nhà nước. Lưới này là cấp lưới khống chế cuối cùng phục vụ trực tiếp cho việc đo vẽ bản đồ địa hình. Lưới khống chế đo vẽ gồm đường chuyền kinh vĩ, lưới tam giác nhỏ, đường chuyền toàn đạc, và các điểm chêm dày bằng phương pháp giao hội. Một số chỉ tiêu cơ bản của lưới khống chế mặt bằng: *Lưới khống chế mặt bằng Nhà nước - Lưới tam giác nhà nước hạng I, II, III, IV: Lưới tam giác Nhà nước hạng I, II, III, IV có các chỉ tiêu theo bảng 3-1 Bảng 3-1 Chỉ tiêu kỹ thuật các hạng lưới tam giác Hạng tam giác Các chỉ tiêu kỹ thuật I II III IV 1. Chiều dài cạnh (km) 20-25 7-20 5-8 2-5 2. Giá trị góc nhỏ nhất (độ) 400 200 200 200 3. Sai số trung phương đo cạnh đáy 1/400000 1:300000 1: 200000 1:100000 65 4. Sai số trung phương xác định góc ± 0.5 ± 0.5 phương vị (giây) 5. Sai số trung phương đo góc ( giây) ± 0.7 ± 1.0 ± 1.5 ± 2.0 6. Sai số khép cho phép trong tam giác 3 4 6 8 7. Sai số trung phương cạnh yếu nhất 1:150000 1:200000 1:120000 1:70000 8. Sai số trung bình vị trí tương hỗ giữa 0.15 0.07 0.07 0.07 các điểm cạnh nhau(m) - Lưới đường chuyền Nhà nước hạng I, II, III, IV Lưới đường chuyền nhà nước hạng I, II, III, IV có các chỉ tiêu kỹ thuật như trong bảng 3.2. Bảng 3.2. Các chỉ tiêu của lưới đường chuyền Nhà nước hạng I, II, III, IV Hạng đường chuyền Các chỉ tiêu kỹ thuật I II III IV 1. Chiều dài cạnh (km) 20-25 ...

Tài liệu được xem nhiều: