Danh mục

Giáo trình trồng rừng - Chương 4

Số trang: 39      Loại file: pdf      Dung lượng: 669.22 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Muốn sử dụng hợp lý các vùng khác nhau, nói cách khác muốn rừng gây trồng nên đáp ứng được mục đích kinh doanh, đồng thời cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt, trong phạm vi toàn quốc, phải phân chia ra các vùng trồng rừng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình trồng rừng - Chương 4 - Xử lý bầu: Trước khi cấy cây 12 - 24 giờ, bầu đất phải được xử lý bằng dungdịch thuốc tím 0,1% (hoà thuốc tím vào nước và dùng ô doa tưới đều lên bề mặt bầucho thấm sâu 1,5 - 2 cm. Vào mùa nguy cơ nấm bệnh cao nồng độ thuốc tím phải caohơn 0,2 - 0,3%). - Thao tác ra ngôi: Lấy cây mầm từ trong lọ ra bằng cách đổ ra lòng bàn tay, nhặttừng cây một cho ra khỏi nền nuôi cấy sau đó rửa sạch thạch bằng nước sạch hồ rễbằng đất đã được khử trùng, các thao tác này phải nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm tổnthương cho cây. Cấy cây đã hồ rễ vào bầu đất như cấy cây con từ hạt. Khi cấy chú ý cho rễ thẳngvà xoè ra tự nhiên, không bị cuốn lại với nhau hoặc bị gập lên trên mặt bầu. * Chăm sóc cây mô sau khi cấy. - Thời gian quan trọng nhất là tuần cấy đầu tiên, cần phải theo dõi độ ẩm, ánh sángvà nhiệt độ Nhiệt độ thích hợp từ 25 - 300C, độ ẩm từ 85 - 90%, cần chú ý điều chỉnhánh sáng cho cây quang hợp, những ngày trời nắng cần chú ý phải che giâm để giảmbớt ánh sáng trực xạ, tốt nhất là che giâm từ 7 - 10 ngày sau khi cấy, độ tàn che 50 -60%. - Sau 3 tuần thì bón thúc bằng cách tưới phân NPK (5:10:3) nồng độ 0,3% rồi tiếptục 5 - 7 ngày tưới một lần. Sau khi tưới song cần tưới rửa lại bằng nước sạch. - Phun phòng nấm bệnh bằng dung dịch Bellate nồng độ 5 g/10 lít nước phun cho100 m2 thời gian một tuần một lần, nếu phát hiện nấm bệnh cần phun nồng độ cao hơnvà thời gian ngắn hơn có thể 3 - 5 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh. Phân loại cây con: Sau khi cây được 45 - 50 ngày cần tiến hành phân loại cây conđể có chế độ chăm sóc phù hợp tạo ra các luống cây đồng đều đảm bảo tiêu chuẩn xuấtvườn - Hãm cây: Ngừng tưới phân trước khi đi trồng hai tuần. Trong trường hợp phảilưu giữ cây ở vườn ươm lâu hơn thì rất hạn chế tưới phân và nước để hăm cây. Chương IV KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG4.1. PHÂN CHIA VÙNG TRỒNG RỪNG VÀ NƠI TRỒNG RỪNG4.1.1. Phân chia vùng trồng rừng Muốn sử dụng hợp lý các vùng khác nhau, nói cách khác muốn rừng gây trồngnện đáp ứng được mục đích kinh doanh, đồng thời cây rừng sinh trưởng và phát triểntốt, trong phạm vi toàn quốc, phải phân chia ra các vùng trồng rừng, xác định phương 99hướng, qui mô phát triển và những biện pháp kỹ thuật cho từng vùng. Ngoài ra phân chia vùng trồng rừng còn giúp cho công tác dẫn giống, tổng kết vàphổ biến kinh nghiệm trồng rừng cho từng vùng được nhanh và chính xác. Sau khi đã phân chia, trong phạm vi một vùng trồng rừng phải có điều kiện kinh tếvà tụ nhiên căn bản là giống nhau nếu điều kiện tự nhiên khác nhau, thì ảnh hưởng củanó đến công tác trồng rừng phải giống nhau, nhiệm vụ trồng rừng giống nhau, giữa cácvùng có sự khác nhau rõ rệt về loại rừng trồng, loại cây trồng và các biện pháp kỹthuật gây trồng v.v… Cơ sở để phân chia vùng trồng rừng là dựa vào điều kiện kinh tế xã hội và điềukiện tự nhiên. Về điều kiện kinh tế xã hội chủ yếu dựa vào phương hướng kinh doanhlâm nghiệp trong phạm vi cả nước và từng vùng, biểu hiện cụ thể ở yêu cầu của nềnkinh tế, của địa phương và của thị trường và trình độ sản xuất của từng nơi. Về điều kiện tự nhiên phải xét tới khí hậu, đất, địa hình, ranh giới phân bố tựnhiên và tình hình sinh trưởng của loài cây chủ yếu. Trong phạm vi toàn quốc, phân chia vùng trồng rừng là một vấn đề có ý nghĩaquan trọng. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 đến 2010, ởnước ta đã phân chia thành 7 vùng kinh tế lâm nghiệp và vạch ra cho mỗi vùng hướngkinh doanh, loại cây trồng và các loại tài nguyên rừng như sau: Vùng 1. Vùng núi và trung du phía Bắc Vùng 2. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ Vùng 3. Vùng Bắc Trung bộ Vùng 4. Vùng Duyên hải Trung bộ Vùng 5. Vùng Tây Nguyên Vùng 6. Vùng Đông Nam bộ Vùng 7. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Mỗi vùng kinh tế lâm nghiệp có nhiệm vụ trọng tâm trồng rừng khác nhau: Vùng 1. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và tăng đặc sản. Trồng rừng cung cấpnguyên liệu cho công nghiệp giấy sợi. Trồng rừng cung cấp gỗ mỏ cho công nghiệpkhai thác than. Vùng 2. Trồng rừng phòng hộ nông nghiệp Vùng 3. Trồng rừng gỗ lớn (dọc Trường Sơn) và trồng rừng chống cát bay ven biển. Vùng 4. Trồng rừng gỗ lớn (dọc Trường Sơn) và trồng rừng chống cát bay ven biển. Vùng 5. Trồng rừng gỗ lớn. Vùng 6. Trồng rừng gỗ lớn và rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy sợi. 100 Vùng 7. Trồng rừng Tràm và rừng ngập mặn.4.1.2. Phân chia nơi trong rừng Nơi trồng rừng là những nơi hiện nay hoặc sau này được qui hoạch để gây trồngrừng. Nơi trồng rừng đứng trên quan điểm kinh tế là tư liệu sản xuất của lâm nghiệp,trên quan điểm sinh vật học là điều kiện hoàn cảnh để cây trồng sinh trưởng và pháttriển. Nơi trồng rừng do tổng hợp nhiều nhân tố hình thành như khí hậu, đất, thực vật,đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: