Thông tin tài liệu:
Giáo trình Trồng và chăm sóc chôm chôm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm, các biện pháp nhận diện và phòng trừ các loại dịch hại trên cây chôm chôm để học sviên sau khi học xong mô đun này có thể vận dụng những kiến thức đã học để trồng vườn cây nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Trồng và chăm sóc chôm chôm - MĐ04: Trồng xoài, ổi, chôm chôm
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
CHÔM CHÔM
MÃ SỐ: MĐ 04
NGHỀ: TRỒNG XOÀI, ỔI, CHÔM CHÔM
Trình độ: Sơ cấp nghề
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ04
2
LỜI GIỚI THIỆU
Mô đun trồng và chăm sóc chôm chôm là một trong những mô đun chính
trong giáo trình Trồng và chăm sóc xoài, ổi, chôm chôm. Mô đun này nhằm cung
cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm
chôm, các biện pháp nhận diện và phòng trừ các loại dịch hại trên cây chôm chôm
để học sviên sau khi học xong mô đun này có thể vận dụng những kiến thức đã học
để trồng vườn cây nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông
dân. Toàn bộ mô đun được phân bố giảng dạy trong thời gian 96 giờ và gồm có 06
bài như sau:
Bài 1: Trồng mới chôm chôm;
Bài 2: Tưới và tiêu nước cho chôm chôm;
Bài 3: Làm cỏ, bón phân cho chôm chôm;
Bài 4: Tỉa cành, tạo tán;
Bài 5: Xử lý ra hoa;
Bài 6: Phòng trừ dịch hại chính trên cây chôm chôm.
Các bài trong mô đun có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tạo điều kiện cho
học viên thực hiện được mục tiêu học tập và áp dụng vào thực tế trồng chôm chôn
tại cơ sở.
Để hoàn thiện được cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo,
hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Tổng
cục dạy nghề- Bộ lao động- Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của các
nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật của Viện Cây ăn quả Miền Nam, các cơ sở trồng
chôm chôm, các nông dân sản xuất giỏi, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp ý
kiến và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn
giáo trình.
Trong quá trình biên soạn chương trình giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng
nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận
được ý kiến đóng góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và
người trực tiếp lao động trong lĩnh vực trồng chôm chôm để chương trình, giáo
trình được điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn:
1. Nguyễn Tiến Huyền (chủ biên);
2. Nguyễn Thị Quyên;
3. Nguyễn Văn Dũng;
4. Trần Phạm Thanh Giang;
5. Nguyễn Hữu Luyến.
3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
Lời giới thiệu ..................................................................................................... 2
Mục lục ............................................................................................................... 3
Mô đun: Trồng và chăm sóc chôm chôm ........................................................... 8
Bài 01: Trồng mới chôm chôm .......................................................................... 8
A. Nội dung
1.1 Đặc điểm của cây chôm chôm ..................................................................... 8
1.1. 1. Nguồn gốc, giá trị kinh tế và tình hình sản xuất .................................... 8
1.1.1.1. Nguồn gốc cây chôm chôm ................................................................. 8
1.1.1.2. Sự phân bố của cây chôm chôm........................................................... 9
1.1.1.3. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây chôm chôm .............................. 9
1.1.1.4. Tình hình sản xuất chôm chôm .......................................................... 10
1.1.1.5. Giới thiệu một số giống chôm chôm trồng phổ biến .......................... 12
1.2. Đặc tính thực vật của cây chôm chôm ..................................................... 14
1.2.1. Rễ cây chôm chôm ................................................................................14
1.2.2. Thân cây chôm chôm ............................................................................ 14
1.2.3. Lá, tán lá cây chôm chôm ..................................................................... 15
1.2.4. Hoa và quả chôm chôm ......................................................................... 15
1.3. Thực hiện trồng chôm chôm ..................................................................... 18
1.3.1. Xử lý hố trồng ........................................................................................ 18
1.3.2. Đảo phân trong hố trước khi trồng ......................................................... 18
1.3.3. Kiểm tra cây giống trước khi đặt ........................................................... 18
1.3.4. Đặt cây vào hố ........................................................................................ 19
1.3.5. Lấp đất .................................................................................................... 19
1.3.5.1. Xác định độ sâu lấp đất ....................................................................... 19
1.3.5.2. Chuẩn bị đất để lấp .............................................................................. 19
1.3.5.3. Lấp đất quanh bầu cây......................................................................... 19
1.4. Cắm cọc giữ cho cây đứng vững ............................................................... 20
1.4.1. Xác định cách cắm cọc ........................................................................... 20
1.4.2. Chuẩn bị cọc cắm ........................................................ ...