Giáo trình Vật lí khí quyển: Phần 2 – PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vật lí khí quyển: Phần 2 – PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng Giáo trình Vật lý khí quyển CHƢƠNG V: CHUYỂN ĐỘNG ĐỐI LƢU TRONG KHÍ QUYỂN 5.1. Khái niệm về nhiệt động lực, quá trình đoạn nhiệt và độ bền vững của khí quyển 5.1.1. Những biến đổi đoạn nhiệt của nhiệt độ không khí khô Quá trình đoạn nhiệt là những quá trình xảy ra trong một khối không khí riêng biệt nào đó, không có nhiệt dồn từ bên ngoài vào và không có nhiệt trả lại cho không gian xung quanh. Giả sử có một khối không khí chuyển động theo phương đứng một cách đoạn nhiệt. Tức là không xảy ra một sự trao đổi nào cả giữa khối không khí đang xét và xung quanh. Tuy nhiên, nhiệt độ của khối không khí di chuyển sẽ thay đổi do sự biến đổi của áp suất mà khối không khí đó chịu tác động và do sự biến đổi thể tích của nó: Khi bốc lên cao, khối không khí bị lạnh đi vì phải tiêu thụ một công để nở ra. Trái lại, khi hạ xuống dưới thì nó nóng lên do lực bên ngoài (áp suất khí quyển xung quanh tác động) thực hiện một công để nén khối không khí đó lại. Giả sử một lượng nhiệt nhỏ dQ được truyền từ bên ngoài vào một đơn vị khối lượng không khí khô (1g). Theo định luật thứ nhất của nhiệt động học: dQ = CvdT + PdV (5.1) Trong đó: Cv = Q/T khi v = const là nhiệt dung của không khí khi thể tích không đổi. P là áp suất. V là thể tích riêng. T là nhiệt độ không khí cho sẵn. Thành phần thứ nhất bên phải là dùng để làm tăng nhiệt độ không khí và thứ hai là công dãn nở của nó với áp suất bên ngoài không đổi. 9594 Giáo trình Vật lý khí quyển Từ phương trình PV = RkkT ta có: PdV + VdP = RkkdT (5.2) (Rkk = 287 104 cm2/(s2x0K)). Thay vào (5.1) ta được: dQ = (Cv + Rkk)dT - VdP (5.3) Biết Cp = Q/T khi p = const và Cp = Cv + Rkk. Khi đó: dQ = CpdT - VdP (5.4) Nếu là quá trình đoạn nhiệt thì dQ = 0 và CpdT = VdP (5.5) Thay V = RkkT/P được: CpdT = RkkTdP/P = (Cp – Cv)TdP/P (5.6) dT/T = (Rkk/Cp)dP/P = [(Cp – Cv)/Cp]dP/P (5.7) ln(T/To) = (Rkk/Cp)ln(P/Po) = [(Cp – Cv)/Cp]ln(P/Po)(5.8) Rkk/Cp hay T/To = (P/Po) = (P/Po)[(Cp – Cv)/Cp] = (P/Po)[(χ – 1)/χ] χ = Cp/Cv gọi là hệ số Poát Xông hay chỉ số đoạn nhiệt; χ = 1,4 và Rkk/Cp = 0,288 T/To = (P/Po)[(χ – 1)/χ] = (P/Po) 0,288 gọi là công thức Poát Xông (5.9) Trong đó: T và P là nhiệt độ tuyệt đối và áp suất của không khí khi trạng thái của nó biến đổi một cách đoạn nhiệt; To và Po là giá trị ban đầu. Công thức Poát Xông cho biết sự liên hệ giữa những biến đổi của nhiệt độ và áp suất trong các quá trình đoạn nhiệt. Theo phương trình tĩnh học cơ bản dP = -gdz, từ (5.6) sẽ được: CpdT = -Vgdz và V = 1 9596 Giáo trình Vật lý khí quyển a = -dT/dz = g/Cp gọi là gradient đoạn nhiệt khô (5.10) Đại lượng a = -dT/dz = g/Cp = 0,000098 độ/cm = 0,01 độ/m = 1 độ/100m là gradient đoạn nhiệt khô đối với không khí chưa bão hoà. Biết được độ lớn của gradient đoạn nhiệt khô a, có thể tìm được nhiệt độ T của khối không khí bốc lên đoạn nhiệt khô ở một độ cao bất kỳ z: T = To - az (5.11) = -dT/dz là gradient hình học (thẳng đứng), T được xác định theo: T = To - z (5.12) 5.1.2. Gradient đoạn nhiệt ẩm Đối với không khí bão hoà hơi nước, khi bốc lên cũng bị lạnh đi, nhưng có một phần hơi nước trong không khí ngưng kết lại, và khi ngưng kết có ẩn nhiệt giải phóng ra làm giảm mức độ lạnh. Do đó gradient đoạn nhiệt ẩm a = -dT/dz sẽ nhỏ hơn gradient đoạn nhiệt khô a = 1độ/100m (a < a). Công thức (5.4) được viết lại đối với không khí ẩm là: dQ = CpdT - VdP + Ldq (5.13) Trong đó: L là ẩn nhiệt hoá hơi (L = 600 calo/g). dq là độ biến thiên của độ ẩm riêng, bằng lượng nước đã ngưng kết lại hoặc mới bốc hơi. Trong quá trình đoạn nhiệt thì dQ = 0, nên: CpdT - VdP + Ldq = 0 (5.14) Theo công thức về độ ẩm riêng đối với không khí bão hoà: q = 0,622e/P hay dq = 0,622(de/P - edP/P2); khi đó: dq/q = de/e - dP/P (5.15) 9796 Giáo trình ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Vật lí khí quyển Vật lí khí quyển Chuyển động đối lưu trong khí quyển Động lực học khí quyển Hoàn lưu khí quyểnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 3 – ĐH KHTN Hà Nội
22 trang 114 0 0 -
Bài giảng Khí tượng biển: Phần 1
136 trang 65 0 0 -
Giáo trình Vật lý khí quyển: Phần 2
104 trang 43 0 0 -
Bài giảng Mô hinh hóa môi trường
105 trang 40 0 0 -
Bài giảng Khí hậu học và Khí hậu Việt Nam (Phần 1: Khí hậu học): Chương 1 – Phan Văn Tân
89 trang 34 0 0 -
Phát triển vật liệu xây dựng phù hợp với biến đổi khí hậu
6 trang 30 0 0 -
341 trang 24 0 0
-
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 0 – ĐH KHTN Hà Nội
12 trang 23 0 0 -
Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu: Số 4/2017
88 trang 23 0 0 -
Nghiên cứu mối quan hệ giữa xâm nhập lạnh xuống Việt Nam với áp thấp Aleut
5 trang 22 0 0 -
Giáo trình Động lực học khí quyển vĩ độ thấp: Phần 1 - Kiều Thị Xin
226 trang 21 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần I: Bài 8 – ĐH KHTN Hà Nội
47 trang 20 0 0 -
19 trang 20 0 0
-
Động lực học ứng dụng về sóng mặt đại dương - Quyển 1
207 trang 20 0 0 -
ĐỊA CHẤT ĐỚI BỜ - Người dịch : Trịnh Lê Hà
314 trang 19 0 0 -
MÔ HÌNH TOÁN THỦY VĂN LƯU VỰC NHỎ
728 trang 19 0 0 -
60 trang 19 0 0
-
Giáo trình Vật lí khí quyển: Phần 1 – PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng
97 trang 18 0 0 -
45 trang 18 0 0
-
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TRONG THỦY VĂN
208 trang 18 0 0