Danh mục

Bài giảng Khí tượng biển: Phần 1

Số trang: 136      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.23 MB      Lượt xem: 59      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 1 tập bài giảng "Khí tượng biển" do các cán bộ giảng viên trường ĐH Thủy lợi biên soạn cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về khí tượng và khí tượng biển, bức xạ trong khí quyển, cơ sở động lực học khí quyển. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Khí tượng biển: Phần 1 LỜI NÓI ĐẦU Trên khung chương trình Đào tạo ngành Kỹ thuật bờ biển, được thành lập theo dự án “Nâng cao năng lực đào tạo ngành Kỹ thuật bờ biển tại Trường Đại học Thủy lợi” do Chính phủ Hà Lan tài trợ, môn “Khí tượng biển” sẽ được giảng dạy cho chuyên ngành “Quản lý tổng hợp dải ven biển” với 04 đơn vị học trình do Bộ môn Tính Toán Thủy văn Khoa Thủy Văn – Môi trường đảm nhận giảng dạy. Bộ môn Tính Toán Thủy Văn đã tiến hành hội thảo, xây dựng đề cương môn học, gửi tới Khoa chủ quản và phân công Thạc sĩ Phạm Đức Nghĩa, giảng viên chính thuộc Bộ môn Tính Toán Thủy Văn chủ biên. Tập bài giảng này được biên soạn theo đề cương chi tiết môn học “Khí tượng biển” đã được Bộ môn Tính toán Thủy văn Khoa Thủy văn – Môi trường thông qua. Tham gia biên soạn tập bài giảng này còn có các cán bộ, chuyên gia của Trung Tâm Khí tượng Thủy Văn biển thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nội dung môn học gồm 07 chương, trong đó: Thạc sỹ Phạm Đức Nghĩa, GVC Khoa Thuỷ văn – Môi trường, biên soạn: chương I, chương II, chương III, chương IV, tiết 1 &3 của chương VI, chương VII. Tiến sỹ Bùi Xuân Thông, Trung Tâm Khí tượng Thủy Văn biển, biên soạn: chương V, tiết 2 của chương VI, tiết 1 của chương VII. Môn học này được chia thành hai học phần: Học phần I đề cập đến những kiến thức cơ bản của Vật lý khí quyển, thời tiết và khí hậu, bao gồm: - Giới thiệu chung, các yếu tố khí tượng cơ bản và phương trình trạng thái của không khí. - Thành phần và cấu trúc khí quyển, các dòng bức xạ trong khí quyển, chế độ nhiệt của đất nước và không khí. - Cơ sở về nhiệt lực học, động lực học khí quyển và tuần hoàn nước trong thiên nhiên. - Hoàn lưu khí quyển nói chung, các khối không khí thay phiên nhau ảnh hưởng đến nước ta và gió mùa trong điều kiện Việt Nam Học phần II đề cập về một số đặc điểm cơ bản của Khí tượng biển Đông, bao gồm: - Những điều cơ bản về mối tương tác giữa biển – khí quyển. - Thời tiết, các hình thế thời tiết cơ bản và hệ quả của sự tương tác biển - khí quyển trên Biển Đông. - Khí hậu, các nhân tố hình thành khí hậu, đặc điểm chung và các đặc trưng yếu tố khí hậu của miền khí hậu Biển Đông. Do thời gian và trình độ còn hạn chế, tập bài giảng này chắc chắn còn có nhiều sai sót, mong được sự đóng góp quý báu của các bạn đồng nghiệp. Chúng tôi hy vọng rằng tập bài giảng này sẽ được bổ khuyết dần và ngày càng có thể đáp ứng tốt hơn theo yêu cầu đào tạo của ngành Kỹ thuật bờ biển nói riêng và các các ngành khoa học có liên quan nói chung. Tập thể tác giả MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................................... 2 CHƯƠNG I MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 7 1.1 Khí tượng học là gì ? ............................................................................... 7 1.1.1 Khí tượng học và phương pháp nghiên cứu..................................... 7 1.1.2 Các bộ môn của Khí tượng học ........................................................ 7 1.1.3 Sơ lược về lịch sử phát triển của Khí tượng học.............................. 8 1.2 Các yếu tố khí tượng cơ bản ................................................................... 9 1.2.1 Nhiệt độ không khí .......................................................................... 10 1.2.2 Áp suất khí quyển............................................................................ 10 1.2.3 Độ ẩm không khí ............................................................................. 10 1.2.4 Gió ................................................................................................... 12 1.2.5 Mây.................................................................................................. 13 1.2.6 Mưa ................................................................................................. 14 1.2.7 Tầm nhìn xa .................................................................................... 14 1.3 Phương trình trạng thái của không khí .................................................. 14 1.3.1 Phương trình trạng thái của không khí khô..................................... 14 1.3.2 Phương trình trạng thái của hơi nước và quan hệ giữa các đặc trưng độ ẩm của không khí ...................................................................... 16 1.3.3 Phương trình trạng thái của không khí ẩm - Nhiệt độ ảo................ 18 CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG I ......................................................................... 20 CHƯƠNG II BỨC XẠ TRONG KHÍ QUYỂN .................................................................. 21 2.1 Thành phần và cấu trúc khí quyển .......................................................... 21 2.1.1 Thành phần không khí .................................................................... 21 2.1.2 Cấu trúc khí quyển theo chiều thẳng đứng ..................................... 21 2.1.3 Cấu trúc khí quyển theo chiều nằm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: