Phần hai Giáo trình Vệ sinh gia súc tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc nội dung phần thứ hai vệ sinh gia súc học chuyên khoa được thể hiện từ chương 4 đến chương 9, với các vấn đề cụ thể như: Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thức ăn chăn nuôi, vệ sinh chăn thả, thân thể và vận chuyển gia súc, vệ sinh đối với từng loại gia súc, vệ sinh chất thải trong chăn nuôi và công tác vệ sinh phòng dịch bệnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vệ sinh gia súc: Phần 2 - NXB Nông Nghiệp
Phần thứ hai
VỆ SINH GIA SÚC HỌC CHUYÊN KHOA
Chương 4
VỆ SINH CHUỒNG TRẠI
Trong hình thức chăn nuôi tập trung, phần lớn thời gian sống của súc vật nuôi là
ở trong chuồng, đặc biệt đối với tiểu gia súc (lợn) và gia cầm (gà). Do vậy, chuồng
nuôi là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khoẻ và sức sản xuất của động vật.
Chuồng trại được quy hoạch, thiết kế, xây dựng hợp lý, đúng địa điểm, đúng
hướng, đúng quy cách vv.., kết hợp với chăm sóc, nuôi dưỡng tốt sẽ góp phần nâng
cao sức khoẻ và sức sản xuất của gia súc.
4.1. NGUYÊN TẮC CHỦ YẾU KHI XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI
4.1.1. Chuồng trại phải phù họp với đặc điểm sinh lý và chức năng sản xuất của
vật nuôi
Tuỳ theo đặc điểm sinh lý, mỗi loại gia súc sẽ có những yêu cầu khác nhau về
chuồng trại.
Ví dụ: lợn nái sinh sản và lợn con sơ sinh yêu cầu chuồng nuôi phải ấm áp (28 –
0
33 C), khô ráo, ánh sáng thích hợp và yên tĩnh để không ảnh hưởng đến khả năng cho
sữa của lợn mẹ, đồng thời đáp ứng yêu cầu phòng bệnh phân trắng cho lợn con. Lợn
đực giống yêu cầu chuồng nuôi phải rộng rãi, thoáng mát, chắc chắn, có sân vận động.
Chuồng nuôi lợn thịt phải đảm bảo sự yên tĩnh, ánh sáng dịu để tránh ảnh hưởng đến
khả năng tích luỹ mỡ trong giai đoạn lợn vỗ béo. Do vậy, khi quy hoạch xây dựng cho
một trại chăn nuôi có nhiều loại lợn thì các loại chuồng cần có thiết kế riêng, đáp ứng
yêu cầu phù hợp với đặc điểm sinh lý và chức năng sản xuất của từng loại.
4.1.2. Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh đề phỏng dịch bệnh
Một số trại chăn nuôi thường xuyên bị thiệt hại kinh tế nghiêm trọng do dịch
bệnh gia súc xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc quy hoạch, thiết kế, xây
dựng chuồng trại không có tính khoa học và thực tiễn. Trại chăn nuôi không có khu
tân đảo dành cho gia súc mới nhập về, khu cách ly dành cho những gia súc mắc bệnh
và nghi mắc bệnh, hệ thống xử lý nước sinh hoạt, chất thải chăn nuôi không hợp lý,
quy trình vệ sinh, phòng bệnh áp dụng không phù hợp với thực tiễn, không thực hiện
nghiêm túc vv … vì vậy mỗi cơ sở chăn nuôi nên áp dụng điều kiện vệ sinh thú y đối
69
với cơ sở theo tiêu chuẩn ngành như sau:
Địa điểm cơ sở: Phải được cấp có thẩm quyền cho phép, theo quy hoạch của
chính quyền địa phương.
- Ở vị trí cao ráo dễ thoát nước, có thể bằng phẳng hoặc hơi dốc, xa ao hồ sông
ngòi để không ảnh hưởng đến ẩm độ của chuồng nuôi, nền chuồng cách mặt nước
ngầm tối thiểu 2m và tránh được các nguồn gây ô nhiễm.
- Cách khu dân cư, bệnh viện, trường học, đường giao thông chính và các công
trình công cộng khác theo quy định như sau:
Cơ sở có quy mô từ 50 - 200 con, cách tối thiểu 200m
Cơ sở có quy mô từ trên 200 - 1000 con, cách tối thiểu 500m
Cơ sở có quy mô từ trên 1000 con, cách tối thiểu 1000m
- Phải có đủ nước dùng cho chăn nuôi. Nguồn nước, đất không bị ô nhiễm.
- Địa thế chuồng nên thấp hơn nhà ở của khu hành chính nhưng phải cao hơn hệ
thống cống rãnh và khu vực xử lý chất thải chăn nuôi.
- Có đủ diện tích, điều kiện xử lý chất thải rắn, nước thải.
Bố trí cơ sở chăn nuôi:
Có tường bao quanh cơ sở chăn nuôi. Tường phải đủ cao để ngăn chặn người,
động vật xâm nhập vào cơ sở.
- Có tường ngăn cách khu hành chính với khu chăn nuôi.
- Có đường nội bộ để vận chuyển gia súc, thức ăn, chất thải.
- Khu chế biến, kho chứa thức ăn chăn nuôi: Khu chế biến thức ăn chăn nuôi và
các kho chứa nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi thành phẩm được bố trí cách biệt với khu
chăn nuôi, nơi để các hoá chất độc hại, chất gây cháy nổ. Kho chứa phải khô ráo,
thoáng mát, có biện pháp diệt chuột, mối mọt. Các bao thức ăn phải được xếp trên giá
gọn gàng, để riêng thức ăn cho từng loại gia súc, gia cầm.
- Khu chăn nuôi phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Lối ra vào cơ sở và khu chăn nuôi có hố tiêu độc chứa hoá chất sát trùng, có
hiệu lực tiệt trùng cho người và phương tiện vận chuyển đi qua.
+ Khu chăn nuôi được chia thành các khu vực riêng cho từng loại gia súc.
Ví dụ: khu chăn nuôi lợn gồm thứ tự các khu như sau: Lợn nái đẻ, lợn nái mang
thai, lợn con sau cai sữa, lợn thịt, lợn đực giống, lợn hậu bị. Chuồng nái đẻ bố trí ở đầu
hướng gió.
+ Khoảng cách giữa các dãy chuồng tối thiểu bằng 2 - 2,5 lần chiều cao chuồng
+ Có khu cách ly gia súc mới nhập từ nơi khác về để theo dõi kiểm dịch trước khi
70
cho nhập đàn.
+ Có khu nhốt riêng lợn ốm để chữa trị, trong khu này bố trí nơi mổ khám, lấy
mẫu xét nghiệm, chẩn đoán bệnh.
+ Có nơi tiêu huỷ gia súc chết, nơi này cách xa khu chăn nuôi, ở phía cuối nguồn
nước, cuối hướng gió.
+ Có nơi vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển.
+ Có khu xử lý chất thải, tất cả các chất thải rắn, chất thải lỏng đều phải được
đưa về khu vực này để xử lý trước khi đưa ra khỏi cơ sở chăn nuôi.
Thiết bị dụng cụ dùng trong cơ sở chăn nuôi:
Thiết bị, dụng cụ sản xuất chứa đựng thức ăn chăn nuôi, máng ăn, máng uống,
núm uống phải được vệ sinh hàng ngày và định kỳ khử trùng tiêu độc theo quy định
của cơ sở chăn nuôi.
- Bố trí riêng biệt dụng cụ chăn nuôi cho từng khu chăn nuôi.
- Phương tiện vận chuyển dùng trong nội bộ cơ sở phải được bố trí riêng biệt cho
khu chăn nuôi và các khu khác.
Trang bị bảo hộ lao động:
- Cán bộ nhân viên, khách tham quan phải được tắm bằng nước khử trùng, mặc
quần áo, mang mũ, khẩu trang, ủng nylon hoặc ủng cao su đã được tiệt trùng trước khi
vào khu chăn nuôi.
- Công nhân chăn nuôi và cán bộ thú y khi làm việc trong khu chăn nuôi phải
mặc quần áo bảo hộ lao động, đội mũ, đeo khẩu trang, đi ủng. Trang bị bảo hộ lao
động phải được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng tiêu độc sau mỗi lần sử dụng.
4.1.3. Chuồng trại phải tận dụng được nguồn phân bón
Phân gia ...