Danh mục

Giáo trình Vi sinh đại cương (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Vi sinh đại cương với mục tiêu giúp các bạn có thể hiểu được Vi sinh đại cương là gì, các hoạt động của vi sinh đại cương; Biết được phương pháp tiếp xúc với nông dân như thế nào để nông dân có cảm tình và đạt hiệu quả cao trong công việc; Biết các nguyên tắc thuyết phục nông dân hành động và biết cách tổ chức những buổi tập huấn, hội họp;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vi sinh đại cương (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp Chương 3 QUAN SÁT VI SINH VẬT Mỗi loại vi sinh vật khác nhau phát triển trên môi trường dinh dưỡng sẽ tạo ra những hình dạng khác nhau, hoặc thay đổi môi trường dinh dưỡng thì vi sinh vật cũng có những dạng khác nhau. Dựa vào những dạng đặc biệt này chúng ta có thể đoán biết chúng thuộc nhóm nào và có thể kiểm tra hình dạng chúng qua kính hiển vi quang học. 3.1. Mục đích – yêu cầu - Giúp sinh viên quan sát sự hiện diện của vi sinh vật xung quanh phát triển trên môi trường dinh dưỡng . - Nhận diện các nhóm vi sinh vật nầy bằng mắt thường và bằng kính hiển vi. 3.2. Nguyên, vật liệu thực hành - Đĩa petri, ống nghiệm và bình tam giác chứa môi trường dinh dưỡng đặc hoặc lỏng có chứa vi sinh vật. - Kính hiển vi quang học - Kính mang vật (lame) phẳng và kính đậy vật (lamelle) - Đèn cồn, kim cấy… 3.3. Thực hành quan sát vi sinh vật bằng mắt 1. Trên môi trƣờng đặc Mỗi tế bào vi sinh vật khi mọc trên môi trường dinh dưỡng đặc, sẽ phát triển thành những dạng đặc biệt gọi là khuẩn lạc (colony). Khuẩn lạc là tập đoàn vi sinh vật sinh ra từ 1 tế bào hay 1 bào tử có trước. Tùy theo cách phát triển của từng nhóm vi sinh vật mà khuẩn lạc có hình dạng, dạng bìa, độ nổi, màu sắc, độ nhớt… khác nhau. Quan sát mô tả khuẩn lạc là một trong những tiêu chuẩn để định danh, phân loại vi khuẩn. - Dựa vào hình dạng, khuẩn lạc có 5 loại: dạng điểm, dạng tròn, dạng không đều, dạng rễ cây và dạng hình thoi. 16 ● Điểm Tròn không đều rễ cây Thoi - Bìa của khuẩn lạc, có 5 loại bìa: nguyên, gợn sóng, chia thùy, răng cưa và sợi Bìa nguyên Gợn sóng chia thùy răng cưa Dạng sợi - Độ nổi của khuẩn lạc có 4 loại: phẳng, lài, mô và cầu chồng Phẳng lài mô cầu chồng - Màu sắc của khuẩn lạc: màu trắng đục, trắng trong, mà vàng, màu cam, màu xám, màu đen, xanh rêu, nâu đen… - Kích thước của khuẩn lạc: tùy thuộc vào độ tuổi của khuẩn lạc, kích thứơc biến động từ bằng đầu kim cho đến đường kính của đĩa petri. Quan sát bằng mắt ta có thể phân biệt được 2 loại khuẩn lạc rất khác biệt nhau: - Khuẩn lạc vi khuẩn, nấm men: khuẩn lạc của vi khuẩn là do nhiều tế bào cấu tạo đơn bào nên chúng tạo ra các khuẩn lạc trên môi trường đặc có những đặc trưng như: hình dạng khuẩn lạc thường tròn, không đều, hình thoi; bìa của khuẩn lạc là bìa nguyên, gợn sóng, hoặc chia thùy hay răng cưa. 17 - Khuẩn lạc nấm mốc: do cấu tạo bởi nhiều sợi nấm nên khuẩn lạc trên môi trường đặc có hình dạng rễ cây, bìa của khuẩn lạc là các sợi, nhìn kỹ ta thấy như là các sợi gòn thật mịn, màu trắng hoặc xám và khi sinh bào tử (có màu sắc khác nhau) phát xuất từ giữa khuẩn lạc. 2. Môi trƣờng lỏng Vi sinh vật khi sinh trưởng trên môi trường lỏng tùy thuộc nhóm hiếu khí hay kỵ khí mà chúng có thể làm đục môi trường, tạo váng (màng), tạo cặn (tích tụ) hay tạo kết tủa. - Nếu làm đục môi trường thì xem làm đục đều hay tạo dạng bông hay sóng lụa. - Nếu tạo màng thì cần nêu rõ đặc điểm của màng (mỏng hay dầy, phẳng hay gấp nếp). - Nếu tạo cặn hay kết tủa phải nêu đặc tính ít hay nhiều, xốp hay đặc dạng bông, dạng hạt hay dạng nhầy. 3.4. Thực hành quan sát vi sinh vật bằng kính hiển vi Quan sát trên kính hiển vi bằng 2 phương pháp sau đây: 1. Phƣơng pháp giọt ép: giúp sinh viên quan sát vi sinh vật trong không gian 2 chiều để thấy chuyển động của chúng bằng cách: Nhỏ 1 giọt nước cất tiệt trùng lên kính mang vật (phẳng) Khử trùng kim cấy trên ngọn đèn cồn và để nguội Châm đầu kim cấy vòng lên môi trường đặc nuôi cấy vi khuẩn hoặc nấm men, lấy 1 ít vi khuẩn hoặc vi nấm rồi chấm vào giọt nước trên kính mang vật và trải mỏng ra. Dùng kính đậy vật đậy lên giọt nước (sao cho không có bọt khí) Quan sát dưới kính hiển vi x10, x40 để thấy sự chuyển động thật và chuyển động brown (nếu không có roi thì không có chuyển động thật). 2. Phƣơng pháp giọt treo: giúp sinh viên quan sát vi sinh vật trong không gian 3 chiều, vi sinh vật chuyển động theo nhiều hướng bằng cách: Nhỏ 1 giọt nước hoặc môi trường lỏng tiệt trùng lên kính đậy vật. 18 Dùng kim cấy đã khử trùng bằng nhiệt để chuyển vi khuẩn từ đĩa petri vào giọt nước trên kính đậy vật. Thoa vaseline theo cạnh của kính đậy vật. Lật ngược và úp kính đậy vật lên lame lõm sao cho giọt nước ở giữa lõm. Quan sát sự chuyển động của vi khuẩn nơi lame lõm. CÂU HỎI 1. Tại sao khi quan sát vi sinh vật trên kính hiển vi phải nhỏ giọt nước cất lên lam kính? 2. Tại sao có màu sắc của các khuẩn lạc khác nhau trên cùng môi trường? 3. Sinh viên quan sát khuẩn lạc trên đĩa petri chứa môi trường đặc, mô tả và vẽ hình khuẩn lạc nấm men, nấm mốc và vi khuẩn. 4. Quan sát và vẽ hình vi khuẩn trong giọt ép 5. Quan sát trên kính hiển vi, hãy cho biết sự di chuyển của các vi khuẩn, nấm men trong các mẫu? 19 Chương 4 KỸ THUẬT GIEO CẤY VÀ PHÂN LẬP VI KHUẨN THUẦN KHIẾT Cấy vi khuẩn là công việc đưa vi khuẩn vào các môi trường nuôi cấy đã được khử trùng. Yêu cầu của việc nuôi cấy vi khuẩn là đảm bảo tính thuần khiết của một dòng vi khuẩn cần nuôi cấy. Muốn vậy, chúng ta phải thực hiện quá trình nuôi cấy vi khuẩn trong điều kiện vô trùng, không để cho bất kỳ một vi khuẩn nào từ môi trường xung quanh nhiễm bẩn vào. Chúng ta đã biết thế giới xung quanh ta từ không khí đến bề mặt các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: