Danh mục

Giáo trình Vi sinh đại cương part 8

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 824.96 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Etanol thường được dùng để xác trùng da. Etanol không có tác dụng với bào tử. Metanol có tác dụng diệt khuẩn kém hơn etanol. Tác dụng diệt khuẩn của ancohol tăng theo sự tăng sinh khối phân tử. Các ancohol có khối lượng phân tử cao hơn thường khó tạo hỗn hợp trong nước nên không thể dùng để sát trùng. Propilancohol và izopopanol ở nồng độ 40-80% được dùng để sát trùng da. Ancohol tác dụng bằng cách gây đông tụ protein. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Vi sinh đại cương part 8Etanol thường được dùng để xác trùng da. Etanol không có tác dụng với bào tử. Metanolcó tác dụng diệt khuẩn kém hơn etanol. Tác dụng diệt khuẩn của ancohol tăng theo sựtăng sinh khối phân tử. Các ancohol có khối lượng phân tử cao hơn thường khó tạo hỗnhợp trong nước nên không thể dùng để sát trùng. Propilancohol và izopopanol ở nồng độ40-80% được dùng để sát trùng da. Ancohol tác dụng bằng cách gây đông tụ protein.Nhưng ancohol dưới nồng độ cao khử nước mạnh, do đó rút nước khỏi tế bào, cản trở sựxâm nhập của ancohol vào trong tế bào vì vậy chỉ có tác dụng ức khuẩn (etanol 70% cótác dụng sát trùng mạnh hơn etanol 90%).Các halogen tác dụng độc đối với vi khuẩn. Khí clo dùng để sát trùng nước. Các hợp chấtcủa clo như clormin cũng có tác dụng diệt khuẩn. Tác dụng diệt khuẩn của clo và các hợpchất của clo là do việc hình thành axit clohidric và oxi. Oxi ở trạng thái vừa sinh ra là mộtchất oxi hóa mạnh do tác dụng của oxi các thành phần của tế bào bị phá hủy.6.3.4 Các yếu tố sinh họcBên cạnh các yếu tố vật lý và hoá học còn có rất nhiều yếu tố sinh học tác động đến sựtăng trưỏng và phát triển của vi sinh vật. Giữa các cá thể trong cùng một cộng đồng visinh vật sống cũng tồn tại những quan hệ tương hỗ về nhiều mặt có thể kích thích (trợgiúp) hoặc kiềm hãm (đối kháng) lẫn nhau. Có ý nghĩa rất quan trọng là sự cạnh tranhdinh dưỡng của sinh vật, kể cả giữa chúng với nhau cũng như với các sinh vật khác. bảnthân vi sinh vật cũng bị các động vật bậc thấp sử dụng làm thức ăn. Bản thân vi sinh vậtcũng bị virut, vi khuẩn và nấm tấn công ví dụ như trong trường hợp thể thực khuẩn tấncông vào tế bào vi khuẩn và phá huỷ chúng.Trong số các yếu tố sinh học có ảnh hưởng có hại đến vi sinh vật còn có các các chất kíchthích hoặc kiềm hãm do vi sinh vật sinh ra như vitamin, enzim và kháng sinh. Có ý nghĩađặc biệt là vitamin. Một số vi sinh vật thuộc nhóm tảo biển, vi khuẩn và nấm không thểtự tổng hợp vitamin nên chúng cần được cung cấp vitamin nhờ các cơ thể khác. Trongkhi đó một số tảo, vi khuẩn và nấm (nhất là nấm men) lại đóng vai trò quan trọng trongviệc cung cấp vitamin.Tài liệu tham khảo:1. Kenneth Todar, 2001. Nutrient and growth of bacteria. Department of Bacteriology. University of Wisconsin-Madison.2. Phạm Văn Kim, 2001. Giáo trình vi sinh đại cương. Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần thơ.3. Nguyễn Lân Dũng, 2000. Vi Sinh Vật học. Nhà xuất bản giáo dục.4. Madigan, M.T., Martinko, J.M. and Parker, J., 2002. Biology of Microorganisms. Tenth edition, Prenhall. 70 DI TRUYỀN CỦA VI SINH VẬT Chương 77.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ DI TRUYỀN CỦA VI SINH VẬTCác đối tượng vi sinh vật bắt đầu được sử dụng vào nghiên cứu di truyền học từ nhữngnăm 40. Các nghiên cứu di truyền một mặt được tiến hành trên các vi sinh vật nhân thựccó sinh sản hữu tính như nấm mốc, nấm men, vi tảo. Mặt khác trên các virut và vi khuẩn.Di truyền học của virut và vi khuẩn đã có những đóng góp đáng kể cho sự ra đời của cáckỹ thuật di truyền làm bùng nổ công nghệ sinh học do chúng có nhiều ưu thế hơn hẳn cácđộng vật và thực vật bậc cao như: vòng đời ngắn, tốc độ sinh sản nhanh, có sự tăng vọt sốlượng cá thể, cấu tạo bộ máy di truyền đơn giản và dễ nghiên cứu bằng các kỹ thuật vậtlý và hoá học.Mỗi vi sinh vật đều giống tổ tiên ở hầu hết các đặc điểm nhờ sự di truyền duy trì các đặcđiểm qua nhiều thế hệ. Gen cũng là đơn vị của di truyền của vi sinh vật như ở các sinhvật khác. Ở đa số vi sinh vật gen là một đoạn ADN đảm nhiệm một chức năng nhất địnhtrong quá trình truyền thông tin duy truyền, chẳng hạn đọc mã cho một chuỗi polipeptithay một loại ARN nào đó hoặc đóng vai trò điều khiển sự biểu hiện hoạt động của hệ genở loại vi sinh vật đó. Ở một số virus còn có chất duy truyền là ARN thì gen là một đoạnARN đọc mã cho một protein xác định nhờ bộ máy phiên dịch của tế bào chủ. Phần lớngen của các loài vi sinh vật nằm trong nhân tế bào. Ở một số vi sinh vật có yếu tố ditruyền ngoài nhiễm sắc thể như plasmit và các yếu tố di truyền di động như transposon.Bản thân chất di truyền (ADN hoặc ARN) có khả năng tự nhân lên, quá trình này đượcgọi là sao chép. Sau đó ADN được dùng làm khuôn để tổng hợp các ARN vận chuyển,ARN thông tin và ARN ribosome trong quá trình phiên mã. Một số virut chứa chất ditruyền là ARN, nhưng để có thể lắp hệ gen của bản thân vào nhiễm sắc thể của tế bào chủvirut phải tổng hợp dạng ADN trung gian từ sợi khuôn ARN. Quá trình này được gọi làphiên mã ngược. Cuối cùng sinh tổng hợp protein hay dịch mã diễn ra trên phức hợp baogồm sợi ARN thông tin, các riboxom chứa các ARN ribosome và các ARN vận chuyểnmang các axit amin (hình 68). Hình 68. Sự truyền thông tin di truyền ở vi sinh vậtKhi nghiên cứu đặc điểm di truyền của vi sinh vật người ta thường ng ...

Tài liệu được xem nhiều: