Danh mục

Giáo trình Xã hội học: Chương 3

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 116.94 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình xã hội học chương 3 có nội dung trình bày về vấn đề tổ chức xã hội và thiết chế xã hội. Trong chương này những khái niệm, cấu trúc và các hình thức tổ chức xã hội sẽ được tập trung đào sâu, phân tích nhằm cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản, toàn diện về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Xã hội học: Chương 3 Chương III TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ THIẾT CHẾ XÃ HỘI I. NHÓM XÃ HỘI 1. khái niệm nhóm xã hội Nhóm xã hội là tập hợp người có liên hệ với nhau theo một kiểunhất định, hay nói một cách đầy đủ hơn, nhóm xã hội là một tập hợpngười có liên hệ với nhau về vị thế, vai tr ò, những nhu cầu lợi ích vànhững định hướng nhất định. Gurvitch (nhà xã hội học người Pháp, 1894-1965) cho rằng nhómlà một đơn vị tập thể hiện thực dựa tr ên những thái độ tập thể liên tục vàtích cực và có sự nghiệp chung để thực hiện. Nh ư vậy, theo Gurvitchđặc trưng cơ bản của nhóm là sự thống nhất về tinh thần, t ình cảm, mụcđích và phương thức hoạt động của nhóm. Nhóm là một trong những đơn vị cơ bản tạo thành xã hội. Conngười luôn sống thành nhóm. Tuy nhiên, khái ni ệm nhóm ở con ngườikhông chỉ có tính sinh học tự nhiên, mà còn mang tính xã hội, quan hệcá nhân - cá nhân - nhóm và quan hệ nhóm - nhóm tác động và chịu ảnhhưởng của những quan hệ xã hội. Xã hội tác động tới các cá nhân thôngqua nhóm, hay nói cách khác, nhóm gi ữ vai trò trung gian để liên kết cánhân và xã hội. Nhóm là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học khác nhau. X ãhội học tìm hiểu nhóm như là một cộng đồng của những t ương tác,những vị thế và cơ cấu xã hội trong mối quan với các nhóm khác cũngnhư với toàn thể xã hội Để làm rõ vai trò trung gian của nhóm (liên kết cá nhân - xã hội),cần xem xét nhóm như một tập hợp, một tiểu hệ thống x ã hội trong bốicảnh xã hội rộng lớn. Trong đó, yếu tố li ên kết cơ bản của nhóm (dấuhiệu chính của nhóm) là hoạt động xã hội của nhóm với những dạng cụthể và hình thức phù hợp của nhóm. Các thành viên tham dự vào hoạtđộng chung của nhóm phụ thuộc v ào cơ cấu tổ chức của nhóm. Ngượclại, cơ cấu xã hội, tiểu văn hoá của nhóm ảnh h ưởng tới hoạt động củacác thành viên trong nhóm. Cần phân biệt nhóm xã hội với cộng đồng xã hội. Là biến thái củanhóm xã hội, trong nhiều trường hợp cụ thể, cộng đồng x ã hội lại đồng54nhất với nhóm xã hội. Sự khác biệt ở đây là chất keo dính kết nội tại củacộng đồng xã hội là sự liên kết các lợi ích, giá trị, truyền thống văn hoá,huyết thống tôn giáo, tín ng ưỡng... của các thành viên không phải bằngpháp luật thành văn; mỗi thành viên trong cộng đồng tự nguyện phấnđấu, giữ gìn và phát triển các giá trị chung, gắn bó, đo àn kết với nhautrong đời sống xã hội. 2. Phân loại nhóm xã hội Nhóm xã hội là một khái niệm rất rộng đi từ gia đ ình đến giai cấp,giới tính, lứa tuổi; đi từ quy mô đến thời gian tồn tại và các chức năngcủa nhóm. Dù khó có thể đưa ra một tiêu chuẩn nào để phân biệt loại nhómmột cách chính xác tuyệt đối, các nh à xã hội học vẫn cố gắng tiến h ànhviệc này dựa trên một số cơ sở sau đây: - Căn cứ vào số lượng thành viên tham gia thì có nhóm nhỏ (giađình, nhóm bạn bè, đơn vị sản xuất kinh doanh...) v à nhóm lớn (các tổchức chính trị, tôn giáo giai cấp, đảng phái...). - Căn cứ vào tính chất liên kết thì có nhóm sơ cấp (nhóm cấp I),trong đó, các thành viên quan h ệ trực tiếp với nhau theo truyền thống,tình cảm, sở thích và nhóm thứ cấp (nhóm cấp II), các thành viên trongnhóm này quan hệ một cách gián tiếp với nhau bởi những quy định,điều lệ chung... do nhóm đặt ra. - Căn cứ vào hình thức biểu hiện mối liên hệ giữa các thành viêntrong nhóm có nhóm chính thức; nhóm chính thức là nhóm có cơ chếvận hành thông qua luật pháp và quản lý hành chính và nhóm khôngchính thức là nhóm được hình thành từ những quan hệ tự phát; cácthành viên của nhóm có thủ lĩnh riêng và quan hệ theo những luật lệkhông thành văn nhưng đư ợc họ tán đồng, tự nguyện v à trung thành. - Căn cứ vào cách thức gia nhập của thành viên có nhóm tựnguyện và nhóm áp đặt, nhóm tự phát và nhóm có tổ chức. II. TỔ CHỨC XÃ HỘI 1. Khái niệm Tổ chức xã hội là một phạm trù cơ bản của xã hội học. Trong cácngành khác nhau, khái niệm tổ chức xã hội được sử dụng gắn liền vớiđối tượng nghiên cứu của nó, nên có nhiều ý nghĩa khác nhau. 55 Xã hội học coi tổ chức xã hội là một thành tố của cấu trúc xã hội.Từ giác độ đó, có thể đi đến khái niệm: Tổ chức xã hội là một hệ thốngcác quan hệ, tập hợp, liên kết những cá nhân nào đó để hoạt động xãhội, nhằm đạt được một mục đích nhất định . Như vậy, khái niệm tổ chức xã hội của xã hội học nhấn mạnh hệthống các quan hệ liên kết cá nhân chứ không chỉ dừng lại ở hình thứccủa một tập hợp những cá nhân n ào đó và mối quan hệ ở đây là mốiquan hệ xã hội. Xét trên giác độ nhóm, tổ chức xã hội là một dạng nhóm thứ cấp(nhóm cấp II) khá phổ biến. Tuy nhi ên, không phải nhóm thứ cấp nàocũng là tổ chức xã hội. Để được coi là tổ chức xã hội, nhóm thứ cấp cầnphải có năm dấu hiệu đặc tr ưng dưới đây: - Thứ nhất, là nhóm xã hội có mục tiêu, có chủ đích và có ý thức. - Thứ hai, quan hệ quyền lực phải được biểu hiện cụ thể trong cấutrúc của nhóm; các thành viên của nhóm được phân bố trong mạng l ướicác quan hệ quyền lực theo thứ bậc tr ên dưới, cao thấp; những cá nhâncó bậc thang quyền lực cao h ơn có khả năng điều chỉnh hành vi, thái độcủa cá nhân ở nấc thang quyền lực thấp h ơn. - Thứ ba, cùng với hệ thống quyền lực, tổ chức x ã hội, đồng thờilà một tập hợp các vị thế và vai trò. Vị thế của các thành viên trong tổchức xã hội được xác định rõ ràng, được tổ chức xã hội đó thừa nhận,gắn liền với trách nhiệm v à quyền hạn nhất định. Để thể hiện đún g vịthế của các thành viên, tổ chức phải đặt ra những tập hợp các h ành viđược phép và và những hành vi không được phép để kiểm soát và điềuchỉnh hành vi của các thành viên. - Thứ tư, Vai trò của các thành viên trong tổ chức xã hội được thểhiện theo yêu cầu của tổ chức. Tổ chức x ã hội thông qua các quy tắc domình đặt ra, điều chỉnh quan hệ giữa các th ành viên nhằm phối hợp thựchiện vai trò của họ với ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: