Giáo trình Xử lý cá là là 1 trong 6 mô đun của chương trình dạy nghề Câu vàng cá ngừ đại dương trình độ sơ cấp với tổng số giờ là 76 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun trình bày kiến thức và quy trình xử lý cá ngừ đại dương ngay sau khi thu câu và trước khi tiến hành bảo quản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Xử lý cá - MĐ05: Câu vàng cá ngừ đại dương
iBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
XỬ LÝ CÁ
MÃ SỐ:MĐ O5
NGHỀ: CÂU VÀNG CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG
Trình độ: Sơ cấp nghề
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
1
LỜI GIỚI THIỆU
Nghề “Câu vàng cá ngừ đại dương” là nghề sử dụng kiến thức và kỹ năng
về câu vàng cá ngừ đại dương để khai thác vàng câu nhằm đánh bắt cá ngừ đại
dương trên vùng biển xa bờ, dài ngày một cách an toàn và hiệu quả.
Người làm nghề Câu vàng cá ngừ đại dương trình độ sơ cấp nghề có khả
năng làm việc trực tiếp trên các tàu khai thác cá ngừ đại dương với vai trò là
thủy thủ, hoặc làm việc tại các cơ sở lắp ráp, sửa chữa vàng câu cá ngừ đại
dương, hoặc làm công nhân bảo quản cho các cơ sở thu mua cá ngừ đại dương
trên cảng.
Nghề Câu vàng cá ngừ đại dương không chỉ mang về kim ngạch xuất khẩu
cho đất nước mà còn đóng góp lớn lao cho việc khẳng định chủ quyền biển đảo
của tổ quốc.
Hiện nay, hiểu biết về việc tổ chức khai thác, công nghệ bảo quản cũng như
cung cấp hậu cần nghề câu cá ngừ vẫn chưa đồng bộ, gây thiệt thòi không nhỏ
cho ngư dân
Do vậy,kiến thức về nghề Câu vàng cá ngừ đại dương cần phải được hệ
thống và phổ cập rộng rãi cho ngư dân đang có nhu cầu. Đó cũng chính là quan
điểm mang tính thiết thực nhất, phù hợp với chủ trương đào tạo nghề cho lao
động nông thôn của Chính phủ.
Trên cơ sở đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020“
của Thủ tướng Chính phủ, để hoàn thiện giáo trình này chúng tôi đã nhận được
sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sự giúp đỡ của Sở
Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Phú
Yên. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của Nghiệp đoàn
nghề cá Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, các chủ tàu, thuyền trưởng lâu năm,
các chuyên gia câu vàng cá ngừ đại dương, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo
Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc.
Sau một quá trình điều tra, khảo sát, phân tích nghề, phân tích công việc,
thiết kế chương trình, biên soạn chương trình, hội thảo, bổ sung và sửa đổi, giáo
trình mô đun Xử lý cá đã được tiến hành biên soạn và hoàn chỉnh.
Giáo trình mô đun Xử lý cá được biên soạn nhằm phục vụ cho việc giảng
dạy, học tập mô đun Xử lý cá, là 1 trong 6 giáo trình của chương trình dạy nghề
Câu vàng cá ngừ đại dương trình độ sơ cấp.
Giáo trình mô đun Xử lý cá gồm 2 phần chính:
- Phần 1 là phần Mô đun Xử lý cá gồm 6 bài, mỗi bài có 3 phần: Nội dung,
Câu hỏi, bài tập thực hành và Ghi nhớ.
2
- Phần 2 là phần Hướng dẫn giảng dạy mô đun.
Thời lượng của 6 bài trong giáo trình được phân bố như sau:
Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông
nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Khai
thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Phú Yên. Chân thành cám ơn các ý kiến
đóng góp của Nghiệp đoàn nghề cá Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, các chủ
tàu, thuyền trưởng lâu năm, các chuyên gia câu vàng cá ngừ đại dương, Ban
Giám Hiệu và các thầy giáo Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc. đã
tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành
bộ giáo trình này.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng
tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia và các đồng
nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn:
1. Trần Ngọc Sơn (Chủ biên)
2. Huỳnh Hữu Lịnh
3. Nguyễn Duy Bân
3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC .............................................................................................. TRANG
Lời giới thiệu........................................................................................ 1
Mục lục ................................................................................................ 3
Các thuật ngữ chuyên môn, chữ viết tắt ................................................ 9
MÔ ĐUN XỬ LÝ CÁ .......................................................................... 10
Bài mở đầu:. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG VIỆC XỬ LÝ CÁ TRƯỚC BẢO QUẢN
............................................................................................................. 11
A. Nội dung.......................................................................................... 11
1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cá .................................................. 11
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá .......................................... 17
3. Quy trình xử lý cá trước bảo quản .................................................... 17
B. Ghi nhớ............................................................................................ 19
Bài 01: CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI XỬ LÝ CÁ .................................... 20
Mục tiêu: .............................................................................................. 20
A. Nội dung.......................................................................................... 20
1. Chuẩn bị mặt bằng xử lý................................................................... 20
1.1. Ý nghĩa của việc chuẩn bị mặt bằng xử lý ..................................... 20
1.2. Dụng cụ, thiết bị cần có ................................................................. 20
1.3. Những yêu cầu khi thực hiện ................................................... ...