Danh mục

Giới thiệu chung về hệ thống giáo dục phật giáo của các nước Phật giáo ở Đông Nam Á

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 134.16 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tìm hiểu, giao lưu, hợp tác nghiên cứu và trao đổi giảng viên, sinh viên là những bước đi tất yếu trong quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục - đào tạo hiện nay nhằm tăng cường sự hiểu biết nhau và cùng hợp tác, phát huy các giá trị đạo đức, nhân văn, nếp sống lành mạnh giữa các quốc gia láng giềng cũng như các cộng đồng dân tộc, tôn giáo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giới thiệu chung về hệ thống giáo dục phật giáo của các nước Phật giáo ở Đông Nam ÁJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0016Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 1, pp. 131-141This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO CỦA CÁC NƯỚC PHẬT GIÁO Ở ĐÔNG NAM Á Nguyễn Văn Thông (Thượng toạ Pháp Tông) Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế Tóm tắt. Trong 11 nước ở Đông Nam Á, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào được xem là quốc gia Phật giáo. Hệ thống giáo dục Phật giáo tại các nước Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục xã hội, đạo đức và nhân văn, góp phần hình thành nên những thế hệ con người mang đậm bản sắc dân tộc, giàu truyền thống... của mỗi quốc gia Phật giáo. Hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam có thể được xem là tiêu biểu cho dòng Phật giáo Bắc tông/Đại thừa (Mah¯ ay¯ana) còn hệ thống giáo dục Phật giáo của bốn nước kia theo dòng Phật giáo Nam tông/Nguyên thủy (Therav¯ada). Mặt khác, vẫn có sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục Phật giáo của Myanmar và ba nước: Thái Lan, Campuchia và Lào. Tìm hiểu, giao lưu, hợp tác nghiên cứu và trao đổi giảng viên, sinh viên là những bước đi tất yếu trong quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục - đào tạo hiện nay nhằm tăng cường sự hiểu biết nhau và cùng hợp tác, phát huy các giá trị đạo đức, nhân văn, nếp sống lành mạnh giữa các quốc gia láng giềng cũng như các cộng đồng dân tộc, tôn giáo. Từ khóa: Hệ thống giáo dục Phật giáo, Hệ thống giáo dục Phật giáo Bắc tông, Hệ thống giáo dục Phật giáo Nam tông.1. Mở đầu Giáo dục Phật giáo là một bộ phận tổ thành của hệ thống giáo dục xã hội mang tính quốctế, tính khu vực và tính đặc thù của từng dân tộc, tạo nên những giá trị mang bản sắc dân tộc. Hệthống giáo dục Phật giáo được hình thành và phát triển theo những nguyên tắc cơ bản của hệ thốnggiáo dục nói chung, và có những nét đặc thù riêng của hệ thống giáo dục Phật giáo. Việc nghiêncứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo ViệtNam theo tinh thần hội nhập quốc tế là một nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và mang tính thựctiễn, thiết thực. Rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã và đang quan tâm tìm hiểu tác độngcủa Phật giáo đối với xã hội. GS.TSKH.VS. Phạm Minh Hạc đã nghiên cứu giá trị Phật giáo vàviệc đúc kết xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh Công nghiệphóa, Hiện đại hóa và Hội nhập [1]. GS.NGND. Nguyễn Đình Chú đã nghiên cứu vai trò của Phậtgiáo trong cuộc sống của đất nước [2]. GS.TS. Phạm Tất Dong đã nghiên cứu vai trò của Phật giáovới sự nghiệp Giáo dục và đào tạo [3]. Thượng tọa Thích Nguyên Đạt và tác giả Thích Thiện Hạnhđã nghiên cứu mục tiêu của của Giáo dục Phật giáo Việt Nam cũng như Phương pháp giảng dạy,học tập tại các Học viện Phật giáo Việt Nam [4,5].Ngày nhận bài: 10/08/2014. Ngày nhận đăng: 10/01/2015.Liên hệ: Nguyễn Văn Thông (Thượng toạ Pháp Tông), e-mail: dhammavamso@gmail.com. 131 Nguyễn Văn Thông Tuy nhiên, cho đến nay, ngoại trừ một ít bài báo, dịch phẩm giới thiệu riêng lẻ về các cơ sởgiáo dục - đào tạo Phật giáo của các nước trong khu vực, vẫn chưa có một tác giả nào tại Việt Namnghiên cứu đầy đủ về hệ thống giáo dục Phật giáo của các nước Phật giáo ở Đông Nam Á. Nhằmgóp phần vào sự nghiệp Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, trong đó có Giáo dụcPhật giáo, bài báo này “Giới thiệu chung về hệ thống giáo dục Phật giáo của các nước Phật giáo ởĐông Nam Á ”.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Bối cảnh khu vực Trong 11 quốc gia ở Đông Nam Á thì Philipppines, Đông Timor theo Thiên Chúa giáo;Indonesia, Brunei theo Hồi giáo, các nước còn lại đều có số lượng tín đồ Phật giáo đáng kể (như:Singapore, Malaysia) hoặc chiếm phần lớn dân số như Thái, Lào, Campuchia, Myanmar và ViệtNam. Trong các nước có Phật giáo đồ đông đảo này, ngoại trừ Việt Nam, bốn nước kia mặc nhiênxem Phật giáo là quốc giáo. Hệ thống giáo dục Phật giáo của các nước này có ảnh hưởng rất lớnđến giáo dục xã hội, đạo đức và nhân văn, góp phần hình thành nên những thế hệ con người mangđậm bản sắc dân tộc, giàu truyền thống... Tuy nhiên, có một điểm khác biệt lớn giữa hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam và 4 nước:Thái, Lào, Campuchia, Myanmar do hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam theo dòng Phật giáoBắc tông/Đại thừa (Mah¯ay¯ana) còn hệ thống giáo dục Phật giáo các nước kia theo dòng Phật giáoNam tông/Nguyên thủy (Therav¯ ada). Mặt khác, do ảnh hưởng quá khứ lịch sử và địa - chính trịkhu vực, hệ thống giáo dục Phật giáo của Campuchi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: