Góp phần tìm hiểu về Lê Quang Tiến (1809 – 1863) và những đóng góp của ông đối với triều Nguyễn
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 562.00 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Góp phần tìm hiểu về Lê Quang Tiến (1809 – 1863) và những đóng góp của ông đối với triều Nguyễn, sẽ giúp cho thế hệ trẻ biết được công lao to lớn của ông trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi cho đất nước, từ đó hình thành nên lòng biết ơn, lòng yêu quê hương đất nước, cố gắng học tập để noi gương các vị anh hùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Góp phần tìm hiểu về Lê Quang Tiến (1809 – 1863) và những đóng góp của ông đối với triều Nguyễn GÓP PHẦN TÌM HIỂU VỀ LÊ QUANG TIẾN (1809 – 1863) VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ÔNG ĐỐI VỚI TRIỀU NGUYỄN NGUYỄN THỊ NGỌC ANH NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG – NGUYỄN THỊ HIỀN Khoa Lịch sử Tóm tắt: Lê Quang Tiến (1809-1863) là một vị quan dưới triều Nguyễn. Ông làm quan võ tải qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng. Sự nghiệp cầm quân của Ngài Lê Quang Tiến được thể hiện rõ qua hai sự kiện, trận đánh Biên Hòa (1861-1862) và trận đánh giặc biển đảo Cát Bà (1863). Năm 1863, giữa trận đánh với giặc biển Tạ Văn Phụng ở vùng biển Cát Bà, quân của ông mắc mưu giặc, nghĩa quân bị vây tứ phía. Trong lúc thế cùng lực kiệt, quyết không đầu hàng giặc, ông đã gieo mình xuống biển tuất tiết để tỏ lòng trung nghĩa với nước. Cảm phục lòng yêu nước của Lê Quang Tiến, vua Tự Đức đã truy phong ca ngợi ban cho ông chức Đô thống phủ Đô thống, mang hàm nhất phẩm võ ban. Từ khóa: Lê Quang Tiến, đóng góp, quân sự 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn và phát triển, ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kĩ thuật, điều quan trọng hơn nữa là có một nền tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục về lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cần thiết để ghi khắc trong tâm trí các thế hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa và nội lực quốc gia, đồng thời giúp định hình một cách nhìn thấu đáo về vai trò của từng giai đoạn, triều đại và nhân vật tạo nên lịch sử đó. Góp phần tìm hiểu về Lê Quang Tiến (1809 – 1863) và những đóng góp của ông đối với triều Nguyễn, sẽ giúp cho thế hệ trẻ biết được công lao to lớn của ông trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi cho đất nước, từ đó hình thành nên lòng biết ơn, lòng yêu quê hương đất nước, cố gắng học tập để noi gương các vị anh hùng. 2. THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CẦM QUÂN CỦA LÊ QUANG TIẾN Lê Quang Tiến (黎光薦) (1809 – 1863), hiệu Miếu Tiến vốn tên là Lê Quang Hiến (黎光憲), sau vì kỵ húy miếu hiệu của vua Thiệu Trị là Hiến Tổ Chương Hoàng đế (憲祖章皇帝) mà cải tên. Ông quê ở xã La Chữ, tổng An Ninh, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên (nay là làng La Chữ, phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) trong một gia đình nhà Nho. Ông có thân phụ là Lê Quang Tĩnh và thân mẫu Hà Thị Tần. Sách Đại Nam liệt truyện do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, phần truyện trung nghĩa có ghi Lê Quang Tiến “là người có sức khỏe, mưu lược” và “võ nghệ thông thạo” [2, tr. 339]. Bởi vậy, ông đã làm rạng danh dòng tộc với sự nghiệp võ quan trải qua các triều vua Nguyễn từ Minh Mạng đến Tự Đức. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 78-86 GÓP PHẦN TÌM HIỂU VỀ LÊ QUANG TIẾN (1809-1863)… 79 Sự nghiệp cầm quân của Lê Quang Tiến được thăng tiến dần theo sự nổ lực của ông. Từ một chàng thanh niên khỏe mạnh, võ nghệ thông thạo lại còn mưu lược hơn người, ông làm Lý trưởng ở làng La Chữ, đượ bổ dụng vào binh lính để phục vụ trong triều đình. Gia nhập quân ngũ dưới triều Minh Mạng, đến năm 1834 ông được đề bạt chức Phó đội trưởng Đội 8 thuộc Trung Vệ của Kinh binh. Năm 1836, ông được phân công làm Chánh đội trưởng Đội 4 của vệ Phấn vũ thuộc doanh Tiền phong của Tỉnh Nghệ An. Năm 1847, ông được thăng hàm Thự thành thủ úy rồi thăng hàm Thành thú úy (1850), vẫn giữ chức Hiệp quản của Hữu cơ và suất lãnh toàn bộ biền binh trong cơ thuộc tỉnh Quảng Nam. Năm 1853, ông được thăng Quản cơ sung Hiệp quân của Nhất vệ của Tiền bảo thuộc Tiền quân. Năm 1855, ông được vua phong là Phấn Dũng tướng quân, mang hàm tòng tam phẩm võ ban, làm phó vệ úy của Nhất vệ trong tiền bảo thuộc tiền quân. Cũng trong năm này ông được giao nhiệm vụ làm phân khảo của khoa thi cử nhân võ tại trường kinh đô. Do làm tốt nhiệm vụ được giao, ông được thăng chức phó lãnh binh của tỉnh Sơn Tây. Năm 1858, ông được vua Tự Đức phong cho là Anh Dũng tướng quân, mang hàm chánh tam phẩm võ ban, làm quan Lãnh binh các địa phương ở tỉnh Thanh Hóa. Trong sự nghiệp cầm quân của Lê Quang Tiến, phải kể đến hai sự kiện tiêu biểu thể hiện tài thao lược của một dũng tướng vì nước vì dân, đó là trận đánh Biên Hòa (1861 – 1862) và trận đánh giặc biển đảo ở đảo Cát Bà (1863). 3. TƯ TƯỞNG CHỦ CHIẾN CỦA LÊ QUANG TIẾN TRONG TRẬN BIÊN HÒA (1861 – 1862) Năm 1861 thực dân Pháp đưa Bôna sang thay Sácne, rút kinh kinh nghiệm thất bại của Sácne, tướng Bôna chủ trương chưa đánh sâu vào các làng xã mà khẩn trương đánh chiếm tỉnh thành. Kế hoạch đánh chiếm Biên Hòa và Vĩnh Long liền được thảo ra, nhanh chóng thực hiện nhằm mở rộng khả năng càn quét, bao vây, tiêu diệt các lực lượng chống ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Góp phần tìm hiểu về Lê Quang Tiến (1809 – 1863) và những đóng góp của ông đối với triều Nguyễn GÓP PHẦN TÌM HIỂU VỀ LÊ QUANG TIẾN (1809 – 1863) VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ÔNG ĐỐI VỚI TRIỀU NGUYỄN NGUYỄN THỊ NGỌC ANH NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG – NGUYỄN THỊ HIỀN Khoa Lịch sử Tóm tắt: Lê Quang Tiến (1809-1863) là một vị quan dưới triều Nguyễn. Ông làm quan võ tải qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng. Sự nghiệp cầm quân của Ngài Lê Quang Tiến được thể hiện rõ qua hai sự kiện, trận đánh Biên Hòa (1861-1862) và trận đánh giặc biển đảo Cát Bà (1863). Năm 1863, giữa trận đánh với giặc biển Tạ Văn Phụng ở vùng biển Cát Bà, quân của ông mắc mưu giặc, nghĩa quân bị vây tứ phía. Trong lúc thế cùng lực kiệt, quyết không đầu hàng giặc, ông đã gieo mình xuống biển tuất tiết để tỏ lòng trung nghĩa với nước. Cảm phục lòng yêu nước của Lê Quang Tiến, vua Tự Đức đã truy phong ca ngợi ban cho ông chức Đô thống phủ Đô thống, mang hàm nhất phẩm võ ban. Từ khóa: Lê Quang Tiến, đóng góp, quân sự 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn và phát triển, ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kĩ thuật, điều quan trọng hơn nữa là có một nền tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục về lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cần thiết để ghi khắc trong tâm trí các thế hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa và nội lực quốc gia, đồng thời giúp định hình một cách nhìn thấu đáo về vai trò của từng giai đoạn, triều đại và nhân vật tạo nên lịch sử đó. Góp phần tìm hiểu về Lê Quang Tiến (1809 – 1863) và những đóng góp của ông đối với triều Nguyễn, sẽ giúp cho thế hệ trẻ biết được công lao to lớn của ông trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi cho đất nước, từ đó hình thành nên lòng biết ơn, lòng yêu quê hương đất nước, cố gắng học tập để noi gương các vị anh hùng. 2. THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CẦM QUÂN CỦA LÊ QUANG TIẾN Lê Quang Tiến (黎光薦) (1809 – 1863), hiệu Miếu Tiến vốn tên là Lê Quang Hiến (黎光憲), sau vì kỵ húy miếu hiệu của vua Thiệu Trị là Hiến Tổ Chương Hoàng đế (憲祖章皇帝) mà cải tên. Ông quê ở xã La Chữ, tổng An Ninh, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên (nay là làng La Chữ, phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) trong một gia đình nhà Nho. Ông có thân phụ là Lê Quang Tĩnh và thân mẫu Hà Thị Tần. Sách Đại Nam liệt truyện do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, phần truyện trung nghĩa có ghi Lê Quang Tiến “là người có sức khỏe, mưu lược” và “võ nghệ thông thạo” [2, tr. 339]. Bởi vậy, ông đã làm rạng danh dòng tộc với sự nghiệp võ quan trải qua các triều vua Nguyễn từ Minh Mạng đến Tự Đức. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 78-86 GÓP PHẦN TÌM HIỂU VỀ LÊ QUANG TIẾN (1809-1863)… 79 Sự nghiệp cầm quân của Lê Quang Tiến được thăng tiến dần theo sự nổ lực của ông. Từ một chàng thanh niên khỏe mạnh, võ nghệ thông thạo lại còn mưu lược hơn người, ông làm Lý trưởng ở làng La Chữ, đượ bổ dụng vào binh lính để phục vụ trong triều đình. Gia nhập quân ngũ dưới triều Minh Mạng, đến năm 1834 ông được đề bạt chức Phó đội trưởng Đội 8 thuộc Trung Vệ của Kinh binh. Năm 1836, ông được phân công làm Chánh đội trưởng Đội 4 của vệ Phấn vũ thuộc doanh Tiền phong của Tỉnh Nghệ An. Năm 1847, ông được thăng hàm Thự thành thủ úy rồi thăng hàm Thành thú úy (1850), vẫn giữ chức Hiệp quản của Hữu cơ và suất lãnh toàn bộ biền binh trong cơ thuộc tỉnh Quảng Nam. Năm 1853, ông được thăng Quản cơ sung Hiệp quân của Nhất vệ của Tiền bảo thuộc Tiền quân. Năm 1855, ông được vua phong là Phấn Dũng tướng quân, mang hàm tòng tam phẩm võ ban, làm phó vệ úy của Nhất vệ trong tiền bảo thuộc tiền quân. Cũng trong năm này ông được giao nhiệm vụ làm phân khảo của khoa thi cử nhân võ tại trường kinh đô. Do làm tốt nhiệm vụ được giao, ông được thăng chức phó lãnh binh của tỉnh Sơn Tây. Năm 1858, ông được vua Tự Đức phong cho là Anh Dũng tướng quân, mang hàm chánh tam phẩm võ ban, làm quan Lãnh binh các địa phương ở tỉnh Thanh Hóa. Trong sự nghiệp cầm quân của Lê Quang Tiến, phải kể đến hai sự kiện tiêu biểu thể hiện tài thao lược của một dũng tướng vì nước vì dân, đó là trận đánh Biên Hòa (1861 – 1862) và trận đánh giặc biển đảo ở đảo Cát Bà (1863). 3. TƯ TƯỞNG CHỦ CHIẾN CỦA LÊ QUANG TIẾN TRONG TRẬN BIÊN HÒA (1861 – 1862) Năm 1861 thực dân Pháp đưa Bôna sang thay Sácne, rút kinh kinh nghiệm thất bại của Sácne, tướng Bôna chủ trương chưa đánh sâu vào các làng xã mà khẩn trương đánh chiếm tỉnh thành. Kế hoạch đánh chiếm Biên Hòa và Vĩnh Long liền được thảo ra, nhanh chóng thực hiện nhằm mở rộng khả năng càn quét, bao vây, tiêu diệt các lực lượng chống ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lê Quang Tiến Lịch sử Việt Nam Đại Nam thực lục Việt Nam lược sử Quốc sử quán triều NguyễnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 146 0 0 -
69 trang 84 0 0
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 53 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 47 0 0 -
26 trang 42 0 0
-
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 41 0 0 -
183 trang 40 0 0