Danh mục

Hai bức tranh xã hội trong kí viết về chuyện kì Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 592.83 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chuyện kì lạ, kì ảo là một trong những đề tài của thể kí Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX. Cái kì vừa là phương diện nghệ thuật đem lại sức hấp dẫn cho tác phẩm vừa là hiện thực được phản ánh trong sáng tác của nhà văn. Bài viết đi sâu phân tích và lí giải những đặc điểm này trong kí viết về chuyện kì giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX. Từ khóa: Kí, kí
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hai bức tranh xã hội trong kí viết về chuyện kì Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIXTẠPCHÍKHOAHỌC-SỐ42/2020 5 HAIBỨCTRANHXÃHỘITRONGKÍVIẾTVỀ CHUYỆNKÌVIỆTNAMGIAIĐOẠNTHẾKỈXVIII VÀNỬAĐẦUTHẾKỈXIX Lê Thị Hải Yến Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt: Chuyện kì lạ, kì ảo là một trong những đề tài của thể kí Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX. Cái kì vừa là phương diện nghệ thuật đem lại sức hấp dẫn cho tác phẩm vừa là hiện thực được phản ánh trong sáng tác của nhà văn. Khảo sát một số tác phẩm kí viết về chuyện kì ảo giai đoạn thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX như Công dư tiệp ký – Vũ Phương Đề, Tang thương ngẫu lục – Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, Vũ trung tùy bút – Phạm Đình Hổ, Lan Trì kiến văn lục – Vũ Trinh chúng tôi nhận thấy thông qua cái kì, tác giả đã phản ánh hai bức tranh xã hội đối lập: Xã hội của trật tự quy củ trong không gian văn hóa chính thống của Nho giáo và xã hội phi trật tự, không gian văn hóa giải thiêng, phi chính thống. Gắn liền với hai mô hình xã hội đó là hai kiểu tác giả, kiểu tác giả ghi chép trung thành sự thực và kiểu tác giả hoài nghi về hiện thực. Bài viết đi sâu phân tích và lí giải những đặc điểm này trong kí viết về chuyện kì giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX. Từ khóa: Kí, kí viết về chuyện kì ảo, thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX, mô hình xã hội, trật tự quy củ, phi trật tự. Nhận bài ngày 1.7.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.7.2020 Liên hệ tác giả: Lê Thị Hải Yến; Email: lethihaiyen@hpu2.edu.vn1. MỞ ĐẦU Trong tiến trình văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại, “kí là loại hình văn học phức tạp,bản thân kí hàm chứa một nội dung có biên độ hết sức co giãn”. Các tác phẩm kí với mụcđích chính là ghi chép những sự thực mắt thấy tai nghe đã phản ánh những vấn đề gần vớilịch sử, thể hiện đời sống vật chất, tâm linh của người Việt. Qua khảo sát các đề tài trong kíViệt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX chúng tôi nhận thấy nhóm kí viết vềnhững chuyện kì ảo chiếm một số lượng lớn. Cụ thể: Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề(1697 - ?) 28 truyện kí, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) 24 truyện kí,Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án (1770 - 1815) 35 truyện kí, LanTrì kiến văn lục của Vũ Trinh (1759 – 1828) 32 truyện kí. Cái kì vừa phương diện nghệthuật đem lại sức hấp dẫn cho tác phẩm vừa là hiện thực được phản ánh trong sáng tác củanhà văn. Sử dụng cái kì, các tác giả đã xây dựng và phản ánh được hai bức tranh xã hội khác6 TRƯỜNGĐẠIHỌCTHỦĐÔHÀNỘInhau: Xã hội của trật tự, quy củ trong không gian văn hóa chính thống của Nho giáo và xãhội phi trật tự, tha hóa trong không gian văn hóa giải thiêng, phi chính thống. Gắn liền vớihai mô hình xã hội đó là hai kiểu tác giả, kiểu tác giả ghi chép trung thành sự thực và kiểutác giả hoài nghi về hiện thực.2. NỘI DUNG2.1. Bức tranh xã hội của trật tự, quy củ Các tác giả đã tập trung xây dựng một bức tranh xã hội với những sự kiện liên quan đếnsố phận của các danh nho, danh thần, số phận của những con người đời thường, vận mệnhcủa đất nước, những hiện tượng của tự nhiên đều được dự báo, sắp đặt từ trước. Đó là mộtthế giới mà cuộc đời của con người, sự biến đổi của vũ trụ đều có sự can thiệp, sắp xếp, chỉbảo của thần linh. Các mô tip nằm mộng, chiêm mộng, báo mộng, thuật phong thủy, tướngsố, âm phù dương trạch tham gia vào cuộc đời nhân vật đã tạo cho diễn ngôn kì ảo trở nênlinh thiêng, huyền thoại hóa. Thế giới nhân vật được xây dựng trong không gian văn hóa nàylà thế giới nhân vật phụng mệnh mà không hành động. Tác giả đóng vai trò là người đứngbên lề, ghi chép lại sự việc một cách trung thành, kính cẩn, không luận bàn với một niềm tintưởng hoàn toàn vào sự thật.2.1.1. Các nhân vật nho sinh được dự báo, trợ giúp con đường khoa cử Các đệ tử thánh hiền xuất hiện khá đông đảo trong các sáng tác nghệ thuật thời trungđại. Họ đã trở thành đối tượng trung tâm của nhiều thể tài, nhiều loại hình nghệ thuật. Tronglịch sử tư tưởng phương Đông hiếm có một học thuyết nào chiếm địa vị độc tôn lâu dài vàcó sức ảnh hưởng rộng lớn như Nho giáo. Lẽ dĩ nhiên mẫu hình kẻ sĩ, nho sinh, quan lại sẽtrở thành hình tượng trung tâm của sáng tác nghệ thuật. Và nói đến nam nhi khoa cử thì đỗđạt, thành danh chấp chính là mẫu người lí tưởng của t ...

Tài liệu được xem nhiều: