Danh mục

“Hạn chế hình sự hóa” trong lĩnh vực ngân hàng?

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 81.95 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và đề án thành lập công ty quản lý tài sản Việt Nam dự kiến sẽ được Ngân hàng Nhà nước báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà nước sẽ hoàn chỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong dự thảo nghị quyết “Về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu” của Chính phủ, nội dung “xử...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Hạn chế hình sự hóa” trong lĩnh vực ngân hàng? “Hạn chế hình sự hóa” trong lĩnh vực ngân hàng?Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và đề án thành lậpcông ty quản lý tài sản Việt Nam dự kiến sẽ được Ngân hàng Nhà nước báocáo Bộ Chính trị cho ý kiến. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Chính trị, Ngân hàngNhà nước sẽ hoàn chỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Trong dự thảo nghị quyết “Về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sảnxuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu” của Chính phủ, nộidung “xử lý nợ xấu” cũng đã được đề cập khá chi tiết.Theo dự thảo, phải “hạn chế hình sự hoá các hoạt động kinh tế trong lĩnhvực ngân hàng; ưu tiên áp dụng các biện pháp xử lý về mặt kinh tế, dân sựđể khắc phục hậu quả và thu hồi tối đa tiền, tài sản cho ngân hàng. Xử lýnghiêm theo pháp luật những trường hợp chây ỳ trả nợ ngân hàng, cố ý làmtrái và gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng”.Dự thảo yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành rà soát, đánh giálại nợ xấu; tiến hành phân loại các khoản nợ xấu theo loại hình doanhnghiệp, tổ chức tín dụng và theo các loại tài sản bảo đảm, nợ xấu trong bấtđộng sản, nợ xây dựng cơ bản…để có các giải pháp xử lý phù hợp với từngloại hình nợ xấu.Bên cạnh đó, phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định an toàn hoạtđộng tín dụng nhằm kiểm soát, hạn chế rủi ro cho các tổ chức tín dụng; tăngcường công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong việc thực hiệncác quy định về tín dụng, an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dựphòng rủi ro.Ngân hàng Nhà nước cũng được yêu cầu phải chỉ đạo các tổ chức tín dụngchủ động triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu như đánh giá lại chất lượngvà khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý, thu nợ; tiếp tụccơ cấu lại nợ và hỗ trợ doanh nghiệp, bán nợ xấu cho các công ty quản lý tàisản, mua bán nợ; kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động để tíchcực trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; đồng thời, triển khaicác giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: