Danh mục

Han Yong-Un và Hàn Mặc Tử 2

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 164.76 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Han Yong-Un và Hàn Mặc Tử: "Thơ ca của niềm im lặng"2 Nhưng im lặng cũng như chân không trong văn chương không phải là sự bất động, cái chết hay sự trống rỗng. Đây là một niềm im lặng mà Han Yong-Un gợi nên: Lá ngô đồng bay lặng lờ qua không gian lặng gió – đó là dấu chân ai? Tương tự thế, đây là câu thơ của Tử: Ai đi lẳng lặng trên làn nước… Không nói không rằng nín cả hơi! Niềm im lặng mà cả hai tạo nên là cả một thế giới huyền bí....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Han Yong-Un và Hàn Mặc Tử 2Han Yong-Un và Hàn Mặc Tử: Thơ ca của niềm im lặng 2Nhưng im lặng cũng như chân không trong văn chương không phải là sự bất động,cái chết hay sự trống rỗng.Đây là một niềm im lặng mà Han Yong-Un gợi nên:Lá ngô đồng bay lặng lờ qua không gian lặng gió – đó là dấu chân ai?Tương tự thế, đây là câu thơ của Tử:Ai đi lẳng lặng trên làn nước…Không nói không rằng nín cả hơi!Niềm im lặng mà cả hai tạo nên là cả một thế giới huyền bí.“Dấu chân ai” của Long Vân và “ai đi” của Tử vừa có vừa không, vừa hư vừa thực.Ai ở đây không chỉ là sáng tạo của nhà thơ mà còn là phải nhận được hồi đáp sángtạo của người đọc.Nói theo Jeon Bo Sam, viện trưởng viện nghiên cứu tư tưởng Han Yong-Un, thì:“Niềm im lặng ở đây không đơn giản là thiếu vắng tiếng động, mà đó là một tiếngkêu mới, vang ngân đến tận đôi tai của chúng ta”(3).Tiếng kêu mới (un nouveau cri)! Phải rồi, đó là tân thanh của Nguyễn Du. Tiếngkêu mới của mọi nhà thơ xứng danh thi sĩ. Nhà thơ, đó là người biết tạo nên khúctân thanh từ những niềm im lặng của con người.Niềm im lặng ở đây là một nghịch lý. Niềm im lặng là cái ẩn giấu trong ngôn ngữ,là cái không nói ra. Và khi ta cảm nhận được niềm im lặng ấy rồi thì ta cũng sẽ tìmthấy một thứ ngôn ngữ ẩn giấu trong đó. Cái ẩn giấu là cái vô hình. Ngôn ngữ dừnglại trong im lặng để cái vô hình ấy lan dần. Từ đó mà niềm im lặng cất lên tiếng hát.Thơ ca như vậy biến nhà thơ và người đọc trở thành kẻ chiêm nghiệm và trầm mặc.Chúng ta có thể tìm kiếm niềm im lặng ấy qua những ngấn tích sau đây trong thơHan Yong-Un là Hàn Mặc Tử:- Niềm im lặng của Nim và AiThơ Han Yong-un là cuộc trò chuyện bất tận với Nim. Đó l à Nim bên trong tâmhồn ông. Nên cuộc trò chuyện ấy biến thành cuộc độc thoại nội tâm.Hàn Mặc Tử cũng thường trò chuyện với một đối tượng trữ tình là Ai. Ai đó làngười yêu dấu, là một hồn linh huyền bí mà cũng có thể là một cái tôi khác của nhàthơ.- Niềm im lặng của Trăng và ThơĐây là niềm im lặng của thiên nhiên và cái đẹp. Hình ảnh thiên nhiên vừa phù duvừa vĩnh cửu, vừa bình yên vừa biến ảo luôn luôn được biểu hiện trong ngôn ngữcủa hai nhà thơ. Và bản thân thơ ca, người thơ, bản thân cái đẹp cũng trở thành tiêuđiểm trong cuộc hành trình của họ.- Tình yêu của niềm im lặngNiềm im lặng sâu thẳm nhất là cái chết. Đối với hai nhà thơ tâm linh này, cái chếtkhông đối lập với đời sống. Hơn nữa, trong cái chết và im lặng có đời sống và tìnhyêu.1. NIỀM IM LẶNG CỦA NIM VÀ AITập thơ Niềm im lặng của Nim xuất hiện vào những năm 20 thế kỷ trước đáp ứngđòi hỏi của một thực tại đang cần một tiếng thơ mới ở Hàn Quốc. Tuy phong tràoThơ Mới đã được thiết lập từ năm 1908 với bài Từ biển cả đến trẻ thơ của ChoeNamson, nhưng cả Choe cũng như các thi sĩ Chu Yohan, Kim Ok và Kim Sowol, dùsáng tạo nhiều bài thơ được mọi người yêu thích, cái trữ tình của họ vẫn thiếu chiềusâu tư tưởng, thiếu một triết lý giúp nó kết nối mộng và thực.Với Niềm im lặng của Nim, Han Yong-Un đã giải thoát cho dòng thơ đương đạiđang có nguy cơ tắc nghẽn bằng một thứ thơ tự do mới lạ, vừa trữ tình vừa tâm linh,vừa thực tại vừa huyền bí, mà chẳng cần mô phỏng các trào lưu văn học phươngTây. Tất nhiên, không phải tác phẩm của họ không chịu ảnh hưởng từ bên ngoài.Bản dịch Gitanjali (Thơ Dâng) của R. Tagore phổ biến ở Hàn Quốc vào năm 1923cũng như nhiều tập thơ khác của thi hào Ấn Độ đã gây cảm hứng nồng nhiệt; đó làthơ soi chiếu thực tại huyền bí bằng giọng điệu của tình yêu. Trong Niềm im lặngcủa Nim có thể nghe thấy dư vang của Gitanjali và Người giữ vườn.Ở Ấn Độ, Tagore là một thánh sư (Gurudeva), còn ở Hàn Quốc, Han Yong-Un làmột cao tăng, một thiền sư. Tập thơ Niềm im lặng của Nim với chín mươi bài thơđược soạn ra như để làm mới lại khái niệm Nim, một đại từ có ý nghĩa rất đặc biệtvà biến hóa trong tiếng Hàn. Trong thơ tình, Nim là người yêu, bạn tình. Trong thơđạo lý, Nim là minh chủ, là nhà vua. Trong thơ tôn giáo, Nim là Phật, Chúa, Vĩnhcửu.Có thể nói NIM vừa là chủ thể vừa là đối tượng trong tình yêu, là chính bản thântình yêu. Do đó, đất nước, cuộc đời, cái linh thiêng… đều có thể gọi là Nim. Tùytrường hợp, có thể dịch Nim sang tiếng Việt là ngài, người, ai, anh, em…Với Hàn, “đó là một điều ta ước vọng”.Vậy thì Nim là du khách, ta là con thuyền:Ta là con thuyềnEm là du kháchEm bước lên ta bàn chân bùn lấmTa ôm em mà thầm lặng băng sôngKhi ta ôm em, dù sâu hay cạnDù nước kia chảy xiết thế nàoTa vẫn không ngừng vượt sóng…(Bài 14)Đó là một người khách huyền bí. Gần cũng như xa. Có mặt cũng như vắng mặt.Người khách của niềm im lặng. Ta là kẻ đưa đón, kẻ chờ đợi. Ta sẽ già. Còn ngườikhách thì vĩnh cửu.Người đọc có quyền nhìn thấy người khách như mình muốn, như bạn tình, như lịchsử, như lý tưởng, như thần linh… Và có thể đọc bài thơ như một độc thoại nội tâm.Vậy thì, Nim là của ...

Tài liệu được xem nhiều: