Danh mục

Hãy bắt tay vào xử lý nợ xấu

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 131.89 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Huy động cao đồng nghĩa với việc ngân hàng cần có một dòng tiền bù đắp vốn vay đọng lại trong nợ xấu chưa thu hồi được. Ngân hàng vẫn phải trả gốc và lãi cho khoản đã cho vay ấy, do đó phải luôn huy động quá mức nhu cầu tín dụng. Vậy theo ông nên hiểu như thế nào việc ngân hàng dồi dào thanh khoản, đến mức chấp nhận mua trái phiếu với lợi tức 9-10%/năm? Ngân hàng nào thiếu tiền lên thị trường liên ngân hàng vay. Tuy nhiên ở đấy, có ai cho tôi vay...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hãy bắt tay vào xử lý nợ xấu Hãy bắt tay vào xử lý nợ xấuHuy động cao đồng nghĩa với việc ngân hàng cần có một dòng tiền bù đắp vốn vayđọng lại trong nợ xấu chưa thu hồi được. Ngân hàng vẫn phải trả gốc và lãi chokhoản đã cho vay ấy, do đó phải luôn huy động quá mức nhu cầu tín dụng.Vậy theo ông nên hiểu như thế nào việc ngân hàng dồi dào thanh khoản, đếnmức chấp nhận mua trái phiếu với lợi tức 9-10%/năm?Ngân hàng nào thiếu tiền lên thị trường liên ngân hàng vay. Tuy nhiên ở đấy, có aicho tôi vay dài hạn một năm hoặc trên một năm đâu, trong khi nợ đọng không biếtbao giờ đòi được.Mà trên liên ngân hàng bây giờ người ta trông giỏ bỏ thóc. Có ngân hàng vayđược, ngân hàng không. Tốt hơn hết huy động giá cao của dân cho chắc ăn. Vốnngân hàng vẫn đang loanh quanh để duy trì sự an toàn của chính ngân hàng.Mới đây một số ngân hàng nói họ có thể tự giải quyết nợ xấu. Họ không vướngvào huy động lãi suất cao đúng không thưa ông?Những ngân hàng có nợ xấu dưới 2%, năng lực tài chính tốt không cần đến sự trợgiúp của Nhà nước để giải quyết nợ xấu. Nhưng họ vẫn bị nợ xấu làm khó, khôngcho vay ra được, và vẫn không thể hạ lãi suất tiền gửi dưới 9%/năm vì e ngại mấtkhách hàng, giảm thị phần.Trong hoạt động ngân hàng ngưỡng an toàn của nợ xấu là dưới 5% tổng dư nợ.Hiện nợ xấu cả hệ thống 10%, tức là có những ngân hàng nợ xấu tới 20-30%.Những ngân hàng đó là hòn đá tảng kéo cả hệ thống đi lùi và tất nhiên họ không tựxử lý được. Còn xử lý chắp vá như hiện tại, thì những ngân hàng khỏe mạnh cũngchịu ảnh hưởng và nền kinh tế phải trả giá.Ông có thể giải thích rõ hơn ý nghĩa của từ “chắp vá” ở đây?Lúc này là lúc cần tỉnh táo, cái đầu bớt nóng để thấy rằng giải quyết nợ xấu khôngphải nhằm cứu mấy ngân hàng, mà là cứu nền kinh tế. Tôi cứu anh, nhưng tôikiểm soát chặt để anh không thể tiêu một đồng nào trong vòng hàng năm, cho đếnkhi anh trả hết tiền tái cấp vốn. Thậm chí nếu anh không trả được, tôi biến phầncho vay thành cổ phần của tôi. Khi ấy các ông chủ ngân hàng mất đứt tiền. Chưakể khi bị kiểm soát đặc biệt, cổ phiếu ngân hàng sụt giá. Nói ngân hàng trả giá làtrả như vậy.Nhưng khoan hãy nói ngân hàng phải trả giá. Phải cứu nền kinh tế khỏi nợ xấu đểcon tàu tăng trưởng không chậm lại và có nguy cơ bị chìm.Nghĩa là sẽ có tổn thất phải không ông? Ai sẽ gánh chịu tổn thất ấy?Đương nhiên có thể có tổn thất, song đó là tổn thất đúng lúc, chi ra còn đỡ hơn đểquá muộn, đến khi bệnh nặng không cứu nổi nữa thì gay.Nợ xấu không thể tháo gỡ hết ngay lập tức. Tuy nhiên bắt tay vào giải quyết nợxấu với một quyết tâm chính trị cao và chấp nhận cái giá thỏa đáng phải trả sẽ tạonên động lực thay đổi lòng tin kinh doanh trong xã hội. Tự động thái bắt tay vàoviệc sẽ làm mặt bằng lãi suất sẽ trở về mức hợp lý. Không thể để tình trạng lạmphát giảm mạnh, tín dụng bằng không, sức mua giảm, hàng tồn chất đầy kho màlãi suất cho vay vẫn cao. Đấy là nghịch lý và nghịch lý phải được gỡ bỏ từ gốc.Hình như ông đang dồn cho nợ xấu quá nhiều lỗi và trách nhiệm?Xử lý nợ xấu phải gắn với tái cơ cấu ngân hàng, doanh nghiệp, làm cho nó hoạtđộng theo nguyên tắc thị trường, thanh lọc đơn vị yếu kém. Còn nếu để nhậpnhằng như hiện nay, thì rồi nền kinh tế sẽ không có sự chuyển dịch nào.“Thanh lọc” phải chăng là ngôn từ hơi mạnh?Thực ra doanh nghiệp đâu cần tuyên bố công khai tôi chết đây. Họ nói hiện chỉbiết đóng cửa chờ thời, cầm chừng. Tất nhiên vẫn còn một bộ phận doanh nghiệphoạt động bình thường, vì người ta vẫn sống.Vấn đề không phải để doanh nghiệp kêu. Vấn đề là có những doanh nghiệp kêu tothì đôi khi phải xem chừng. Họ có thể đang gây áp lực để buộc xã hội phải gánhđỡ cho những yếu kém của mình. Có những doanh nghiệp không kêu, cắn răngchịu đựng, vì kêu cũng chẳng ích gì.Trong bối cảnh hiện tại không phải chờ ai kêu, mà phải nhìn thấy tình hình xấu ởđâu và xử lý ngay.Chắc ông cũng theo dõi gần đây các phương tiện truyền thông liên tục phản ánh vềnợ xấu, nhưng biện pháp giải quyết vẫn chưa xuất hiện…Không ít người đổ cho ngân hàng gây ra nợ xấu, việc gì phải lấy tiền ngân sách racứu. Nói thế là chưa hiểu hết bản chất vấn đề. Chính phủ có trách nhiệm với cơ thểkinh tế này cho dù Chính phủ không có ý định bao bọc, che chở cho những doanhnghiệp làm ăn kém.Một bệnh nhân nhập viện, không thể nói anh ta uống rượu, hút thuốc lá nhiều thế,nên không cứu nữa. Có bệnh phải chữa trị đã, còn nguyên nhân gây ra bệnh xử lýsau. Nếu để trái tim chết, cả cơ thể vẫn sống thì không nói làm gì. Đằng này khôngphải thế. Các bộ phận cơ thể gắn với nhau để tồn tại. Sau này phải tìm các thiếtchế hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Nhưng bây giờ tranh luận tốn thời gian để bệnhnhân chết sao?Thưa ông, liệu có hợp đạo lý không khi lấy tiền đóng thuế của dân xử lý nợxấu?Về nguyên tắc Chính phủ không dùng tiền của dân để bảo trợ lợi ích cho mộtnhóm nào đó. Chính phủ vì lợi ích tồn vong của nền kinh tế phải giải quyết nợ xấucho hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp ...

Tài liệu được xem nhiều: