Danh mục

Hệ thống cảnh báo sớm thiên tai - Giải pháp kỹ thuật

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 701.79 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Hệ thống cảnh báo sớm thiên tai - Giải pháp kỹ thuật" trình bày một số giải pháp kỹ thuật bao gồm việc xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai phục vụ cho việc quản lý cả về dài hạn và cảnh báo sớm. Bên cạnh đó, hệ thống quan trắc và một số mô hình dự báo thiên tai ở Việt Nam cũng được đề cập, qua đó một số bất cập và khó khăn cũng được đưa ra. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống cảnh báo sớm thiên tai - Giải pháp kỹ thuật QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG HỆ THỐNG CẢNH BÁO SỚM THIÊN TAI - GIẢI PHÁP KỸ THUẬT Bùi Quang Bình* Đỗ Thị Ngân** Tóm tắt: Nhiều năm gần đây, thế giới vẫn đang phải chứng kiến những tổn thất nặng nề do thiên tai như lũ quét và trượt lở đất. Nhiều giải pháp về kỹ thuật và quản trị rủi ro thiên tai đã được nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bài viết này trình bày một số giải pháp kỹ thuật bao gồm việc xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai phục vụ cho việc quản lý cả về dài hạn và cảnh báo sớm. Bên cạnh đó, hệ thống quan trắc và một số mô hình dự báo thiên tai ở Việt Nam cũng được đề cập, qua đó một số bất cập và khó khăn cũng được đưa ra. Cuối cùng, giải pháp toàn diện cả về quản trị cũng như kỹ thuật phù hợp cho Việt Nam được đề xuất, nhằm giảm thiểu các thiệt hại về người và của do thiên tai gây ra. Từ khóa: Cảnh báo sớm thiên tai;Rủi ro thiên tai. 1. Đặt vấn đề Những trận lũ lụt kinh hoàng hồi tháng 4/2021 tại Trung Quốc và tháng 6/2021 tại Đức đã ảnh hưởng đến cuộc sống người dân cho thấy rằng biến đổi khí hậu (BĐKH) đang làm cho thời tiết trở nên khắc nghiệt và bất thường hơn ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ít nhất 25 người chết ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, trong đó có hàng chục người bị mắc kẹt trong một tàu điện ngầm của thành phố Trịnh Châu khi nước chảy qua sau nhiều ngày mưa như trút nước (Reuters, 2021a). Thảm họa lũ lụt tương tự xảy ra tại châu Âu cũng đã gây thiệt hại nghiêm trọng với ít nhất 160 người chết ở Đức và 31 người ở Bỉ (Reuters, 2021b). Các trận lũ lụt này xảy ra rất bất ngờ và diễn ra trong thời gian rất ngắn, làm cho chính quyền và người dân không kịp chuẩn bị ứng phó. Các thảm họa trên đã cho thấy rằng công tác dự báo sớm trở nên vô cùng quan trọng nhằm ứng phó với những bất thường của thời tiết tương tự trong tương lai. Chỉ trong 18 ngày, từ 18/10 - 6/11/2020, bên cạnh bão, mưa lũ, ngập lụt lịch sử, miền Trung còn liên tiếp xảy ra sạt lở vùi lấp hàng trăm con người. Chỉ một số ít người may mắn sống sót. Trong đó, 192 người chết và 57 người cho đến hiện tại vẫn đang mất tích, tổng thiệt hại kinh tế khoảng 30.000 tỷ đồng (Chính phủ, 2020). * Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, email: binhbq@hotmail.com ** Thạc sĩ, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng 24 RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT Các giải pháp về mặt kỹ thuật và quản trị rủi ro thiên tai nhằm ứng phó và giảm thiệt hại về người và của đã được nghiên cứu và ứng dụng ở một số nước trên thế giới. Trong đó, việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm thiên tai và nâng cấp bộ máy quản lý rủi ro thiên được ứng dụng. Các giải pháp này đã thực sự mang lại những hiệu quả nhất định giảm thiệt hại về người và của, cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý liên quan trong việc ra quyết định kịp thời và chính xác. Vì thế, giải pháp kỹ thuật quản lý rủi ro thiên tai đã được ứng dụng tại một số nước trên thế giới như ở Trung Quốc và châu Âu, Việt Nam có thể áp dụng nhằm ứng phó với các hiện tượng thời tiết càng ngày càng cực đoan xảy ra trong thời gian tới. 2. Hệ thống cảnh báo thiên tai Khoảng 52% diện tích của châu Á là vùng núi với lượng mưa lớn thường xuyên, những khu vực này đã phải hứng chịu những thảm họa lũ quét trong suốt chiều dài lịch sử (Haichen Li và nnk, 2017). Do lũ quét và trượt lở đất có sự phân bố và phạm vi ảnh hưởng trên diện rộng, nên việc phòng chống thiên tai lũ quét chủ yếu bằng các biện pháp kỹ thuật truyền thống như dựa vào dự báo hiện tượng thời tiết, đo lượng mưa và cảnh báo chậm là không hợp lý và khá tốn kém. Kể từ những năm 1990, với sự phát triển khoa học công nghệ máy tính, nhiều nước trên thế giới bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm thiên tai, đây là những phương pháp tối ưu cho các nước đang phát triển với mật độ dân số dày đặc và thường xuyên xảy ra thiên tai như lũ quét và sạt lở đất hàng năm (Haichen Li và nnk, 2017). Cảnh báo sớm thiên tai trên thế giới được phân loại thành cảnh báo dài hạn (long term) và cảnh báo theo thời gian thực (real time). Hai phương pháp cơ bản này được đánh giá có hiệu quả trong thời gian vừa qua với việc không ngừng nghiên cứu nhằm cải thiện độ chính xác phân tích cảnh báo dài hạn, tính toán cho các chỉ số cảnh báo thời gian thực, cơ sở dữ liệu được sử dụng cho xây dựng hệ thống thông tin địa lý. 2.1. Nghiên cứu cảnh báo lũ quét và trượt lở đất dài hạn  Phân tích thống kê dựa trên dữ liệu lịch sử Về cơ bản, phương pháp này thu thập dữ liệu về những trận lũ quét xảy ra trong quá khứ, từ đó tần suất và chu kỳ lặp lại đã được xác định. Qua đó, các nhà khoa học đã dự ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: