Hệ thống canh tác lúa tôm ở đồng bằng sông Cửu Long và hàm ý chính sách chuyển đổi nông nghiệp theo hướng sinh thái xã hội
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 541.68 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này phân tích hiệu quả chuyển đổi dưới góc nhìn sinh thái – xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình lúa-tôm không phải là mô hình mới, nó đã tồn tại trước đây theo kiểu canh tác truyền thống tự nhiên của người dân vùng ven biển với điều kiện 6 tháng ngọt 6 tháng mặn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống canh tác lúa tôm ở đồng bằng sông Cửu Long và hàm ý chính sách chuyển đổi nông nghiệp theo hướng sinh thái xã hội HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA-TÔM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SINH THÁI-XÃ HỘI The rice-shrimp farming system in the Mekong Delta and its policy implications for the socio-ecological transformation of agriculture NGUYỄN THANH BÌNH* LÊ VÂN THỦY TIÊN* NGÔ THỊ THANH THÚY** NGUYỄN ÁNH MINH** BẠCH TÂN SINH*** Tóm tắt: Chuyển đổi nông nghiệp bền vững là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới để đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh khan hiếm nguồn nước ngọt và biến đổi khí hậu như hiện nay. Nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang chuyển đổi từ mô hình độc canh lúa 2 vụ sang mô hình lúa-tôm. Thông qua phỏng vấn chuyên gia ngành nông nghiệp, phỏng vấn nhóm và phỏng vấn trực tiếp 80 hộ có mô hình chuyển đổi tại Kiên Giang và Cà Mau, bài viết này phân tích hiệu quả chuyển đổi dưới góc nhìn sinh thái – xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình lúa-tôm không phải là mô hình mới, nó đã tồn tại trước đây theo kiểu canh tác truyền thống tự nhiên của người dân vùng ven biển với điều kiện 6 tháng ngọt 6 tháng mặn. Đây là mô hình hiệu quả về mặt sinh thái do ít sử dụng phân bón và thuốc sâu hơn so sản xuất lúa, thay vào đó là áp dụng các nguyên lý kinh tế tuần hoàn, vòng dinh dưỡng giữa con tôm và cây lúa. Nó cũng hiệu quả ở góc độ xã hội thông qua tăng thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm, giảm mâu thuẫn xã hội, và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Bài học rút ra từ nghiên cứu này là cần tôn trọng quy luật tự nhiên, phân tích kỹ giá trị sinh thái và xã hội của mô hình canh tác địa phương, tránh can thiệp thiếu cân nhắc vào tự nhiên. Từ khóa: Bền vững, biến đổi khí hậu, chính sách, tự nhiên. Abstract: Sustainable agricultural transformation is the goal of many countries around the world to ensure food security in the current context of scarcity of fresh water and climate change. Many places in the Mekong Delta are * Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ. ** Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ. *** Học viện Khoa học Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ. 262 also converting from a two-crop rice monoculture model to a rice-shrimp model. Through interviews with agricultural experts, group interviews and face-to-face interviews with 80 households with conversion models in Kien Giang and Ca Mau, this article analyzes the conversion efficiency from the socio-ecological perspective. The research results show that the rice-shrimp model is not a new model, it has existed in the past according to the natural traditional farming style of coastal people with the conditions of 6 months of sweet and 6 months of saltiness. This is an ecologically efficient model because it uses less fertilizers and pesticides than rice production, applying the principles of a circular economy, the nutrient cycle between shrimp and rice. It also works from a social perspective by increasing incomes, creating more jobs, reducing social conflicts, and protecting public health. The lesson learned from this study is that it is necessary to respect the laws of nature, carefully analyze the ecological and social values of the local farming model, and avoid violent interference with nature. Key words: Sustainability, climate change, policy, nature. 1. Giới thiệu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích tự nhiên 40.816 km2 với dân số khoảng 17,3 triệu người, được xem là một trong những đồng bằng sản xuất nông nghiệp trù phú nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á (Tổng cục Thống kê, 2021). Trong khoảng bốn thập kỷ qua, tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSCL được khai thác theo hướng thâm canh hóa cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo. Sản lượng lúa tăng liên tục qua các năm từ 9,5 triệu tấn năm 1990 đến 16,7 triệu tấn năm 2000 và 21,6 triệu tấn năm 2010; sau đó vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, đến 2020 đạt 23,8 triệu tấn (Tổng cục Thống kê, 2004; 2012; 2021). Nhờ đó, Việt Nam đã chuyển từ quốc gia phải nhập khẩu lương thực những năm 1980s trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Theo thống kê, năm 2020 Việt Nam xuất khẩu 6,2 triệu tấn gạo, chiếm khoảng 14% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu và đứng vị trí thứ hai chỉ sau Ấn Độ về xuất khẩu gạo (USDA, 2021).Tuy nhiên, việc thâm canh hóa đi cùng với thủy lợi hóa và hóa học hóa đã làm thay đổi hệ sinh thái, giảm diện tích đất ngập nước tự nhiên, suy thoái đất đai, ô nhiễm nguồn nước mặt và giảm đa dạng tài nguyên sinh học (Ut and Kajisa, 2006; Cassou và ctv., 2017; Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2018; Binh et al., 2021). Kết quả làm mất đi sinh kế của nhiều người dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tăng khoảng cách giàu nghèo, tăng mâu thuẫn giữa các nhóm trong xã hội; chẳng hạn, giữa ngư dân nghèo và người trồng lúa hay giữa người trồng lúa và nuôi tôm (Nguyễn Văn 263 Thiệu và Nguyễn Thị Ngọc Dung, 2014; Nguyễn Văn Sánh và Đặng Kiều Nhân, 2016; Nguyễn Thanh Bình và Lê Vân Thủy Tiên, 2021). Vấn đề tăng khoảng cách giàu nghèo không chỉ xảy ra ở ĐBSCL mà còn trên khắp thế giới. Theo Dahmen and Degenhardt (2018) chỉ 1% người giàu nhất trên thế giới sở hữu của cải hơn 99% dân số còn lại. Chuyển đổi sinh thái - xã hội (Socio-Ecological transformation, SET) là một cách tiếp cận hướng đến thay đổi cấu trúc trong mối tương quan giữa con người với tự nhiên nhằm tăng giá trị các dịch vụ sinh thái, bảo tồn đất và nước, thích ứng với biến đổi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống canh tác lúa tôm ở đồng bằng sông Cửu Long và hàm ý chính sách chuyển đổi nông nghiệp theo hướng sinh thái xã hội HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA-TÔM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SINH THÁI-XÃ HỘI The rice-shrimp farming system in the Mekong Delta and its policy implications for the socio-ecological transformation of agriculture NGUYỄN THANH BÌNH* LÊ VÂN THỦY TIÊN* NGÔ THỊ THANH THÚY** NGUYỄN ÁNH MINH** BẠCH TÂN SINH*** Tóm tắt: Chuyển đổi nông nghiệp bền vững là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới để đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh khan hiếm nguồn nước ngọt và biến đổi khí hậu như hiện nay. Nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang chuyển đổi từ mô hình độc canh lúa 2 vụ sang mô hình lúa-tôm. Thông qua phỏng vấn chuyên gia ngành nông nghiệp, phỏng vấn nhóm và phỏng vấn trực tiếp 80 hộ có mô hình chuyển đổi tại Kiên Giang và Cà Mau, bài viết này phân tích hiệu quả chuyển đổi dưới góc nhìn sinh thái – xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình lúa-tôm không phải là mô hình mới, nó đã tồn tại trước đây theo kiểu canh tác truyền thống tự nhiên của người dân vùng ven biển với điều kiện 6 tháng ngọt 6 tháng mặn. Đây là mô hình hiệu quả về mặt sinh thái do ít sử dụng phân bón và thuốc sâu hơn so sản xuất lúa, thay vào đó là áp dụng các nguyên lý kinh tế tuần hoàn, vòng dinh dưỡng giữa con tôm và cây lúa. Nó cũng hiệu quả ở góc độ xã hội thông qua tăng thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm, giảm mâu thuẫn xã hội, và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Bài học rút ra từ nghiên cứu này là cần tôn trọng quy luật tự nhiên, phân tích kỹ giá trị sinh thái và xã hội của mô hình canh tác địa phương, tránh can thiệp thiếu cân nhắc vào tự nhiên. Từ khóa: Bền vững, biến đổi khí hậu, chính sách, tự nhiên. Abstract: Sustainable agricultural transformation is the goal of many countries around the world to ensure food security in the current context of scarcity of fresh water and climate change. Many places in the Mekong Delta are * Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ. ** Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ. *** Học viện Khoa học Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ. 262 also converting from a two-crop rice monoculture model to a rice-shrimp model. Through interviews with agricultural experts, group interviews and face-to-face interviews with 80 households with conversion models in Kien Giang and Ca Mau, this article analyzes the conversion efficiency from the socio-ecological perspective. The research results show that the rice-shrimp model is not a new model, it has existed in the past according to the natural traditional farming style of coastal people with the conditions of 6 months of sweet and 6 months of saltiness. This is an ecologically efficient model because it uses less fertilizers and pesticides than rice production, applying the principles of a circular economy, the nutrient cycle between shrimp and rice. It also works from a social perspective by increasing incomes, creating more jobs, reducing social conflicts, and protecting public health. The lesson learned from this study is that it is necessary to respect the laws of nature, carefully analyze the ecological and social values of the local farming model, and avoid violent interference with nature. Key words: Sustainability, climate change, policy, nature. 1. Giới thiệu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích tự nhiên 40.816 km2 với dân số khoảng 17,3 triệu người, được xem là một trong những đồng bằng sản xuất nông nghiệp trù phú nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á (Tổng cục Thống kê, 2021). Trong khoảng bốn thập kỷ qua, tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSCL được khai thác theo hướng thâm canh hóa cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo. Sản lượng lúa tăng liên tục qua các năm từ 9,5 triệu tấn năm 1990 đến 16,7 triệu tấn năm 2000 và 21,6 triệu tấn năm 2010; sau đó vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, đến 2020 đạt 23,8 triệu tấn (Tổng cục Thống kê, 2004; 2012; 2021). Nhờ đó, Việt Nam đã chuyển từ quốc gia phải nhập khẩu lương thực những năm 1980s trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Theo thống kê, năm 2020 Việt Nam xuất khẩu 6,2 triệu tấn gạo, chiếm khoảng 14% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu và đứng vị trí thứ hai chỉ sau Ấn Độ về xuất khẩu gạo (USDA, 2021).Tuy nhiên, việc thâm canh hóa đi cùng với thủy lợi hóa và hóa học hóa đã làm thay đổi hệ sinh thái, giảm diện tích đất ngập nước tự nhiên, suy thoái đất đai, ô nhiễm nguồn nước mặt và giảm đa dạng tài nguyên sinh học (Ut and Kajisa, 2006; Cassou và ctv., 2017; Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2018; Binh et al., 2021). Kết quả làm mất đi sinh kế của nhiều người dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tăng khoảng cách giàu nghèo, tăng mâu thuẫn giữa các nhóm trong xã hội; chẳng hạn, giữa ngư dân nghèo và người trồng lúa hay giữa người trồng lúa và nuôi tôm (Nguyễn Văn 263 Thiệu và Nguyễn Thị Ngọc Dung, 2014; Nguyễn Văn Sánh và Đặng Kiều Nhân, 2016; Nguyễn Thanh Bình và Lê Vân Thủy Tiên, 2021). Vấn đề tăng khoảng cách giàu nghèo không chỉ xảy ra ở ĐBSCL mà còn trên khắp thế giới. Theo Dahmen and Degenhardt (2018) chỉ 1% người giàu nhất trên thế giới sở hữu của cải hơn 99% dân số còn lại. Chuyển đổi sinh thái - xã hội (Socio-Ecological transformation, SET) là một cách tiếp cận hướng đến thay đổi cấu trúc trong mối tương quan giữa con người với tự nhiên nhằm tăng giá trị các dịch vụ sinh thái, bảo tồn đất và nước, thích ứng với biến đổi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Biến đổi khí hậu Hệ thống canh tác lúa tôm Chính sách chuyển đổi nông nghiệp Hướng sinh thái xã hội Phát triển bền vững nông nghiệp nông thônTài liệu liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 292 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 232 1 0 -
13 trang 210 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 195 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 187 0 0 -
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 181 0 0 -
161 trang 181 0 0
-
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 167 0 0 -
15 trang 142 0 0
-
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản và đề xuất giải pháp thích ứng
62 trang 137 0 0