Hệ thống phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020: Phần 2
Số trang: 104
Loại file: pdf
Dung lượng: 282.51 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 2 của Tài liệu Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020 là những vấn đề về an sinh xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn 2012-2020 và được trình bày trong 6 chương bao hàm nội dung là các nhóm chính Tài liệu được nhận trợ cấp an sinh xã hội, trợ cấp người nghèo... mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020: Phần 2 PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG 46 AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 PHẦN II AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2020 PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI 47 Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 PHẦN II. AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2020 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM 1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về An Sinh Xã Hội Từ thực tiễn đất nước và kinh nghiệm quốc tế, nhận thức về chính sách an sinh xã hội trong hệ thống chính sách xã hội ngày càng được hoàn thiện, thể hiện rất rõ trong các văn kiện của Đảng. Ngay từ khi Cách mạng tháng 8 thành công, Đảng và Nhà nước đã coi nhiệm vụ diệt giặc đói, giặc dốt như diệt giặc ngoại xâm. Trong đó, đối phó với giặc đói được đặt lên hàng đầu. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ mong muốn là: “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) khẳng định: “Chính sách xã hội bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất...Có chính sách bảo trợ và điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành và các vùng”. Đặc biệt lần đầu tiên, Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (được bổ sung, phát triển năm 2011) đã tuyên bố cần phải: “Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội”. Cụm từ “an sinh xã hội” được chính thức sử dụng trong văn kiện Đại hội IX của Đảng (4/2001): “Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp”. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG 48 AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 Đại hội X đã đưa ra tư tưởng chỉ đạo có tính chất định hướng chiến lược là: “Thực hiện tốt chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi với nghĩa vụ, cống hiến với hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ hơn cho phát triển kinh tế – xã hội”. Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại,... gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện các chính sách xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển,... giải quyết tốt các vấn đề xã hội có ý nghĩa chiến lược, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường, nhất là vấn đề việc làm, giảm thất nghiệp, ưu đãi người có công, xoá đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội... Nghị quyết Đại hội X của Đảng chủ trương: “Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân…; đa dạng hoá các loại hình cứu trợ xã hội”. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (Khóa X) một lần nữa nhấn mạnh: “Từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống an sinh xã hội để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là của nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo”. Đến Đại hội XI, nhận thức về hệ thống chính sách an sinh xã hội tiếp tục được hoàn thiện và nâng lên tầm chiến lược về phát triển hệ thống chính sách an sinh xã hội trong giai đoạn mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân”. Đại hội XI tiếp tục làm rõ những quan điểm, định hướng, nội dung cụ thể cho từng chính sách an sinh xã hội: “Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI 49 Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 các rủi ro trong đời sống. Tăng tỷ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm. Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ bảo hiểm xã hội, chuyển các loại hình trợ giúp, cứu trợ sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng. Bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch vụ công thiết yếu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hệ thống phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020: Phần 2 PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG 46 AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 PHẦN II AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2020 PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI 47 Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 PHẦN II. AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2020 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM 1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về An Sinh Xã Hội Từ thực tiễn đất nước và kinh nghiệm quốc tế, nhận thức về chính sách an sinh xã hội trong hệ thống chính sách xã hội ngày càng được hoàn thiện, thể hiện rất rõ trong các văn kiện của Đảng. Ngay từ khi Cách mạng tháng 8 thành công, Đảng và Nhà nước đã coi nhiệm vụ diệt giặc đói, giặc dốt như diệt giặc ngoại xâm. Trong đó, đối phó với giặc đói được đặt lên hàng đầu. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ mong muốn là: “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) khẳng định: “Chính sách xã hội bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất...Có chính sách bảo trợ và điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành và các vùng”. Đặc biệt lần đầu tiên, Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (được bổ sung, phát triển năm 2011) đã tuyên bố cần phải: “Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội”. Cụm từ “an sinh xã hội” được chính thức sử dụng trong văn kiện Đại hội IX của Đảng (4/2001): “Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp”. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG 48 AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 Đại hội X đã đưa ra tư tưởng chỉ đạo có tính chất định hướng chiến lược là: “Thực hiện tốt chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi với nghĩa vụ, cống hiến với hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ hơn cho phát triển kinh tế – xã hội”. Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại,... gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện các chính sách xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển,... giải quyết tốt các vấn đề xã hội có ý nghĩa chiến lược, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường, nhất là vấn đề việc làm, giảm thất nghiệp, ưu đãi người có công, xoá đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội... Nghị quyết Đại hội X của Đảng chủ trương: “Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân…; đa dạng hoá các loại hình cứu trợ xã hội”. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (Khóa X) một lần nữa nhấn mạnh: “Từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống an sinh xã hội để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là của nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo”. Đến Đại hội XI, nhận thức về hệ thống chính sách an sinh xã hội tiếp tục được hoàn thiện và nâng lên tầm chiến lược về phát triển hệ thống chính sách an sinh xã hội trong giai đoạn mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân”. Đại hội XI tiếp tục làm rõ những quan điểm, định hướng, nội dung cụ thể cho từng chính sách an sinh xã hội: “Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI 49 Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 các rủi ro trong đời sống. Tăng tỷ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm. Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ bảo hiểm xã hội, chuyển các loại hình trợ giúp, cứu trợ sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng. Bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch vụ công thiết yếu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hệ thống an sinh xã hội Chính sách xã hội Công tác xã hội An sinh xã hội Hỗ trợ việc làm Trợ giúp xã hội Chính sách bảo hiểmGợi ý tài liệu liên quan:
-
BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
18 trang 202 0 0 -
18 trang 201 0 0
-
58 trang 190 0 0
-
4 trang 161 0 0
-
17 trang 136 0 0
-
8 trang 134 0 0
-
12 trang 117 0 0
-
Quan điểm của Minh Mạng về an sinh xã hội và việc thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
8 trang 112 0 0 -
Tiểu luận cuối kì môn Chính sách xã hội
10 trang 111 0 0 -
39 trang 109 0 0