Danh mục

HỆ THỐNG TUẦN HOÀN - ĐH Nông Lâm

Số trang: 28      Loại file: doc      Dung lượng: 1.42 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tuần hoàn là khi một hệ thống xử lý nước thay thế một nguồn nước thô để tạo lại một chất lượng nước phù hợp với nuôi trồng thủy sản
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỆ THỐNG TUẦN HOÀN - ĐH Nông Lâm TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA THỦY SẢN HỆ THỐNG TUẦN HOÀN (RECIRCULATION SYSTEM) GVHD: TS.NGUYỄN PHÚ HÒA Sinh viên: Nguyễn Minh Hiếu Trần Thị Kim Anh Trương Thị Thúy Hằng Trần Văn Đạt Lê Trúc Ly Lê Nguyễn Xuân Thảo LỚP: DH08NT Mục Lục: I. Giới thiệu: 1) Định nghĩa: - Tuần hoàn là khi một hệ thống xử lý nước thay thế một nguồn nước thô để tạo lại một chất lượng nước phù hợp với nuôi trồng thủy sản - Là hệ thống tái sử dụng nước bằng xử lý cơ học, sinh học và hóa học. 2) Khái quát: - Nhìn chung, một hệ thống thuỷ sản tuần hoàn nước chiếm diện tích nhỏ, sử dụng ít nước hơn những hệ thống thuỷ sản truyền thống và có thể tạo điều kiện môi trường tốt cho các loài cá phát triển. - Hiện nay, hệ thống tuần hoàn nước được xem là công nghệ nuôi trồng thuỷ sản tiên tiến. Nó phù hợp ở những nơi khó khăn về đất và nước, những nơi có chất lượng nước kém hay nhiệt độ ngoài vùng tối ưu của loài thuỷ sản hoặc đặc biệt khi cần kiểm soát dạng thải tác động đến nguồn tài nguyên nước. Những nơi nuôi thâm canh cần hệ thống tuần hoàn hơn so với hệ thống mở như ao, hồ. II. Mục đích: Mục đích xây dựng hệ thống tuần hoàn: - Để thay thế một nguồn nước bị hạn chế để tăng sản lượng cá. - Để an toàn kiểm soát mầm bệnh. - Để kiểm soát nhiệt độ nước và tiết kiệm năng lượng. - Để cải thiện điều khiển hậu cần của việc sản xuất độc lập với điều kiện của địa phương. - Để cải thiện và tối ưu hoá tốc độ tăng trưởng, chất lượng cá và hiệu quả sản xuất tổng thể. - Cho phép xử lý nước bị ô nhiễm trong một vùng khép kín và giúp nâng cao kiểm soát xả thải, qua đó làm giảm tác động môi trường của hệ thống. III. Ưu – khuyết điểm của hệ thống thủy sản tuần hoàn nước:  Với mục tiêu sản xuất đáp ứng yêu cầu phát triển, hệ thống thuỷ sản tuần hoàn nước có những ưu điểm: - Các khía cạnh về môi trường sản xuất được kiểm soát, tức là kiểm soát được chỉ tiêu chất lượng nước phù hợp với sự phát triển các loài thuỷ sản. - Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước. - Tác động đến môi trường bên ngoài được giảm thiểu thông qua việc tái sử dụng và xử lý nước. - Có thể sản xuất quanh năm. - Có thể sản xuất những loài bên ngoài điều kiện sống tự nhiên của nó.  Bên cạnh đó, hệ thống thuỷ sản tuần hoàn nước cũng có những nhược điểm như: - Chi phí đầu tư cao - Tốn kém chi phí vận hành và duy trì hoạt động cũng như đòi hỏi công nhân sản xuất phải được đào tạo. IV. Phân loại: Có ba phương pháp lọc chính là lọc cơ học, lọc sinh học và lọc hóa học. IV.1. Lọc sinh học: phương pháp lọc sinh học là dựa trên quá trình hoạt động của vi sinh vật ở màng sinh học, oxi hoá các chất bẩn hữu cơ có trong nước. Các màng sinh học, là tập thể các vi sinh vật (chủ yếu là các vi khuẩn) hiếu khí, kị khí và kị khí tuỳ ý. Các vi sinh vật hiếu khí tập trung ở phần lớn ngoài của màng sinh học. Ở đây chúng phát triển và gắn với giá mang là các vật liệu lọc (được gọi là sinh trưởng gắn kết hay sinh trưởng dính bám). Trong quá trnh làm việc, các vật liệu lọc tiếp xúc với nước chảy từ trên xuống, ́ sau đó nước thải đã được làm sạch được thu gom xả vào lắng 2. Nước vào lắng 2 có thể kéo theo các mảnh vỡ của màng sinh học bị tróc ra khi lọc sinh học làm việc. Trong thực tế, một phần nước đã qua lắng 2 quay trở lại làm nước pha loãng cho các loại nước thải đậm đặc trước khi vào bể lọc và giữ nhiệt cho màng sinh học làm việc. Lắng 1(lắng Bể lọc Lắng 2 (lắng Nước thải → → → → Nước sơ cấp) sinh học thứ cấp sạch Nước tuần hoàn Hình 5. Sơ đồ lọc sinh học trong hệ thống xử lý nước thải Chất hữu cơ nhiễm bẩn trong nước thải bị oxy hoá bởi quần thể vi sinh vật ở màng sinh học. Màng này thường dày khoảng 0,1 – 0,4 mm. Các chất hữu cơ trước hết bị phân huỷ bởi vi sinh vật hiếu khí. Sau khi thấm sâu vào màng, nước hết oxy hoà tan sẽ chuyển sang phân huỷ bởi vi sinh vật kị khí. Khi các chất hữu cơ có trong nước thải cạn kiệt, vi sinh vật ở màng sinh học sẽ chuyển sang hô hấp nội bào và khả năng kết dính cũng giảm, dần dần bị vỡ cuốn theo nước lọc. Hiện tượng này gọi là tróc màng. Sau đó lớp màng mới lại xuất hiện. Người ta phân biệt bể lọc sinh học (Biophin) như sau: 1. Theo mức độ xử lý: Biophin xử lý hoàn toàn và không hoàn toàn. Biophin cao tải có thể xử lư hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, còn Biophin nhỏ giọt dùng để xử lý hoàn toàn. 2. Theo biện pháp làm thoáng, Biophin làm thoáng tự nhiên và Biophin làm thoáng nhân tạo. Trong trường hợp làm thoáng nhân tạo thì bể Biophin thường là aerophin. 3. Theo chế độ làm việc: Biophin làm việc liên tục và Biophin làm việc gián đoạn có tuần hoàn và không tuần hoàn. Nếu nồng độ nhiễm bẩn của nước thải lên bể Biophin không cao lắm và khối lượng đủ để có thể tự làm sạch thì việc tuần hoàn là không cần thiết. Trong trường hợp ngược lại thì tuỳ theo nồng độ của nước thải mà nên hoặc bắt buộc phải tuần hoàn. 4. Theo sơ đồ công nghệ: Bể Biophin một bậc hay 2 bậc. Bể Biophin 2 bậc thường được áp dụng khi điều kiện khí hậu không thuận lợi, khi không có điều kiện tăng chiều cao công tác của bể và khi cần nâng cao hiệu suất xử lý. 5. Theo khả năng chuyển tải: Biophin cao tải và Biophin nhỏ giọt (Biophin thông thường) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: