Hen suyễn là gì?
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 388.19 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hen suyễn là gì?Hiểu biết cơ bản về hen suyễn, còn gọi là bệnh suyễn, bao gồm hai thành phần chủ yếu là các triệu chứng của hen suyễn và sự xuất hiện thường xuyên của nó. (và nhớ rằng, nếu bạn có câu hỏi nào, hãy chia xẻ với bác sĩ của bạn). Trong phần thông tin này, bạn sẽ biết được những vấn đề cơ bản của hen suyễn bao gồm:•Đại cương về hen suyễn - phần này được thiết kế để trả lời nhiềucâu hỏi cơ bản về hen suyễn•Cơn hen suyễn – chi tiết về các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hen suyễn là gì? Hen suyễn là gì? Hiểu biết cơ bản về hen suyễn, còn gọi là bệnh suyễn, bao gồm hai thành phầnchủ yếu là các triệu chứng của hen suyễn và sự xuất hiện thường xuyên của nó. (vànhớ rằng, nếu bạn có câu hỏi nào, hãy chia xẻ với bác sĩ của bạn). Trong phần thôngtin này, bạn sẽ biết được những vấn đề cơ bản của hen suyễn bao gồm: • Đại cương về hen suyễn - phần này được thiết kế để trả lời nhiều câu hỏi cơ bản về hen suyễn • Cơn hen suyễn – chi tiết về các loại dị ứng nguyên hoặc chất kích ứng có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn • Các dạng hen suyễn - phần này sẽ chỉ cho bạn thấy các loại bệnh suyễn khác nhau và nguyên nhân gây ra chúng • Ai có thể bị hen suyễn? - phần này sẽ giúp bạn biết về khoảng hơn 31 triệu người ở Hoa Kỳ có thể đã được chẩn đoán bị bệnh suyễn tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ, và có thể bạn cũng có những điểm giống với họ • Đặc điểm của những người bị hen suyễn – là phần những bệnh nhân bị hen suyễn có thật kể về những câu chuyện của họ Đại cương về hen suyễn Định nghĩa: Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí (phế quản), trongđó giữ vai trò là nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm mạn tính đi kèmvới sự quá nhạy cảm của đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại của cáctriệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt xảy ra vào ban đêm hay sángsớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng – nhưng rất thay đổi – của sự tắc nghẽnđường dẫn khí bên trong phổi mà thường là hồi phục tự nhiên hay do điều trị. Hen suyễn là một bệnh lý mạn tính trên đường dẫn khí ở phổi. Các đường dẫnkhí này cũng được gọi là các phế quản (ngày xưa gọi là cuống phổi). Hen suyễn là mộtbệnh mạn tính - bệnh mạn tính có nghĩa là nó không bao giờ mất đi cả. Hen suyễn có thể rất trầm trọng. Lấy ví dụ tại Mỹ, mỗi năm hen suyễn gây rakhoảng 5.000 ca tử vong, 2 triệu lần phải cấp cứu, và 500.000 trường hợp phải nhậpviện mỗi năm. Hơn nữa, có bằng chứng ngày càng gia tăng là nếu không được điềutrị hoặc điều trị không đúng cách, hen suyễn có thể gây suy giảm dài hạn chức năngphổi (suy hô hấp mạn tính). Hen suyễn là một bệnh lý có hai vấn đề chủ yếu xảy ra sâu bên trong đường dẫnkhí của phổi. • Co thắt đường dẫn khí Các cơ quanh đường dẫn khí siết chặt hay thắt chặt lại với nhau. Sự co thắt này cũng còn gọi là “co thắt phế quản”, và có thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra tại phổi. • Viêm đường dẫn khí Nếu bị hen suyễn đường dẫn khí ở phổi luôn luôn bị viêm, và trở nên sưng nhiều hơn và kích ứng khi bắt đầu có hen suyễn. Bác sĩ của bạn có thể gọi sự sưng này là “viêm”. Viêm có thể làm giảm lượng không khí mà bạn có thể hít vào hay thở ra khỏi phổi của bạn. Trong một số trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết quá nhiều chất nhày đặc, và hệ quả là làm tắt nghẽn đường dẫn khí. Lúc này bạn có cảm giác ngộp thở dù bạn đang ở nơi đầy không khí. Sự co thắt và viêm đường dẫn khí đồng thời gây thu hẹp đường dẫn khí, có thểlàm thở khò khè, co kéo – cò cữ, thắt chặt lồng ngực, hoặc thở hổn hển. Ở người bịhen suyễn, đường dẫn khí bị viêm ngay cả khi không có những triệu chứng. Tronghình bên dưới, hình bên trái thể hiện phế quản bình thường - lòng phế quản thôngthoáng - khí thở lưu thông dễ dàng; hình bên phải thể hiện phế quản bị suyễn - lòngphế quản hẹp - khí thở lưu thông khó khăn. Nói chung, có hai loại thuốc để điều trị bệnh suyễn – thuốc dự phòng và thuốccắt cơn nhanh (cũng còn gọi là “thuốc cấp cứu”). Các thuốc dự phòng, nhưcorticosteroid dạng hít, được sử dụng hàng ngày để giảm viêm và ngăn chặn nhữngtriệu chứng xảy ra. Các thuốc cắt cơn nhanh được sử dụng để giảm co thắt các cơđường hô hấp trong cơn hen suyễn. Để tìm hiểu thêm về một sản phẩm thuốc đều trịbệnh suyễn có thể điều trị cả co thắt và viêm đường dẫn khí. Các tác nhân gây hen suyễn Các tác nhân gây ra cơn hen suyễn bao gồm dị ứng nguyên và các chất gây kíchứng trong môi trường có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn hay các cơn hen suyễn.Có nhiều tác nhân gây hen suyễn có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng hen suyễn, vàthường khác nhau cho từng người. Vì thế, không thể đem “kinh nghiệm” của ngườinày “truyền” cho người khác. Bạn có thể góp phần ngăn chặn các triệu chứng hen suyễn qua việc xác định vàtránh xa các tác nhân gây hen suyễn đã được biết đối với chính mình. Trong thực tế,việc xác định và tránh các tác nhân gây hen suyễn nên là một phần của một kế hoạchchi tiết để giúp kiểm soát thành công bệnh hen suyễn của bạn. Có thể không hoàn toàn loại trừ được hết tất cả các tác nhân gây cơn hen suyễn,nhưng bạn vẫn nên cố gắng loại bỏ càng nhiều càng tốt các tác nhân gây he ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hen suyễn là gì? Hen suyễn là gì? Hiểu biết cơ bản về hen suyễn, còn gọi là bệnh suyễn, bao gồm hai thành phầnchủ yếu là các triệu chứng của hen suyễn và sự xuất hiện thường xuyên của nó. (vànhớ rằng, nếu bạn có câu hỏi nào, hãy chia xẻ với bác sĩ của bạn). Trong phần thôngtin này, bạn sẽ biết được những vấn đề cơ bản của hen suyễn bao gồm: • Đại cương về hen suyễn - phần này được thiết kế để trả lời nhiều câu hỏi cơ bản về hen suyễn • Cơn hen suyễn – chi tiết về các loại dị ứng nguyên hoặc chất kích ứng có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn • Các dạng hen suyễn - phần này sẽ chỉ cho bạn thấy các loại bệnh suyễn khác nhau và nguyên nhân gây ra chúng • Ai có thể bị hen suyễn? - phần này sẽ giúp bạn biết về khoảng hơn 31 triệu người ở Hoa Kỳ có thể đã được chẩn đoán bị bệnh suyễn tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ, và có thể bạn cũng có những điểm giống với họ • Đặc điểm của những người bị hen suyễn – là phần những bệnh nhân bị hen suyễn có thật kể về những câu chuyện của họ Đại cương về hen suyễn Định nghĩa: Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí (phế quản), trongđó giữ vai trò là nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm mạn tính đi kèmvới sự quá nhạy cảm của đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại của cáctriệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt xảy ra vào ban đêm hay sángsớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng – nhưng rất thay đổi – của sự tắc nghẽnđường dẫn khí bên trong phổi mà thường là hồi phục tự nhiên hay do điều trị. Hen suyễn là một bệnh lý mạn tính trên đường dẫn khí ở phổi. Các đường dẫnkhí này cũng được gọi là các phế quản (ngày xưa gọi là cuống phổi). Hen suyễn là mộtbệnh mạn tính - bệnh mạn tính có nghĩa là nó không bao giờ mất đi cả. Hen suyễn có thể rất trầm trọng. Lấy ví dụ tại Mỹ, mỗi năm hen suyễn gây rakhoảng 5.000 ca tử vong, 2 triệu lần phải cấp cứu, và 500.000 trường hợp phải nhậpviện mỗi năm. Hơn nữa, có bằng chứng ngày càng gia tăng là nếu không được điềutrị hoặc điều trị không đúng cách, hen suyễn có thể gây suy giảm dài hạn chức năngphổi (suy hô hấp mạn tính). Hen suyễn là một bệnh lý có hai vấn đề chủ yếu xảy ra sâu bên trong đường dẫnkhí của phổi. • Co thắt đường dẫn khí Các cơ quanh đường dẫn khí siết chặt hay thắt chặt lại với nhau. Sự co thắt này cũng còn gọi là “co thắt phế quản”, và có thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra tại phổi. • Viêm đường dẫn khí Nếu bị hen suyễn đường dẫn khí ở phổi luôn luôn bị viêm, và trở nên sưng nhiều hơn và kích ứng khi bắt đầu có hen suyễn. Bác sĩ của bạn có thể gọi sự sưng này là “viêm”. Viêm có thể làm giảm lượng không khí mà bạn có thể hít vào hay thở ra khỏi phổi của bạn. Trong một số trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết quá nhiều chất nhày đặc, và hệ quả là làm tắt nghẽn đường dẫn khí. Lúc này bạn có cảm giác ngộp thở dù bạn đang ở nơi đầy không khí. Sự co thắt và viêm đường dẫn khí đồng thời gây thu hẹp đường dẫn khí, có thểlàm thở khò khè, co kéo – cò cữ, thắt chặt lồng ngực, hoặc thở hổn hển. Ở người bịhen suyễn, đường dẫn khí bị viêm ngay cả khi không có những triệu chứng. Tronghình bên dưới, hình bên trái thể hiện phế quản bình thường - lòng phế quản thôngthoáng - khí thở lưu thông dễ dàng; hình bên phải thể hiện phế quản bị suyễn - lòngphế quản hẹp - khí thở lưu thông khó khăn. Nói chung, có hai loại thuốc để điều trị bệnh suyễn – thuốc dự phòng và thuốccắt cơn nhanh (cũng còn gọi là “thuốc cấp cứu”). Các thuốc dự phòng, nhưcorticosteroid dạng hít, được sử dụng hàng ngày để giảm viêm và ngăn chặn nhữngtriệu chứng xảy ra. Các thuốc cắt cơn nhanh được sử dụng để giảm co thắt các cơđường hô hấp trong cơn hen suyễn. Để tìm hiểu thêm về một sản phẩm thuốc đều trịbệnh suyễn có thể điều trị cả co thắt và viêm đường dẫn khí. Các tác nhân gây hen suyễn Các tác nhân gây ra cơn hen suyễn bao gồm dị ứng nguyên và các chất gây kíchứng trong môi trường có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn hay các cơn hen suyễn.Có nhiều tác nhân gây hen suyễn có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng hen suyễn, vàthường khác nhau cho từng người. Vì thế, không thể đem “kinh nghiệm” của ngườinày “truyền” cho người khác. Bạn có thể góp phần ngăn chặn các triệu chứng hen suyễn qua việc xác định vàtránh xa các tác nhân gây hen suyễn đã được biết đối với chính mình. Trong thực tế,việc xác định và tránh các tác nhân gây hen suyễn nên là một phần của một kế hoạchchi tiết để giúp kiểm soát thành công bệnh hen suyễn của bạn. Có thể không hoàn toàn loại trừ được hết tất cả các tác nhân gây cơn hen suyễn,nhưng bạn vẫn nên cố gắng loại bỏ càng nhiều càng tốt các tác nhân gây he ...
Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 232 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 182 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 113 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 95 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
9 trang 74 0 0
-
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 47 0 0 -
13 trang 44 0 0
-
Giáo trình sức khỏe môi trường_Bài 1
26 trang 43 0 0 -
Những nguyên lý cơ bản của An toàn Sinh học
15 trang 38 0 0 -
4 trang 37 0 0
-
3 trang 36 0 0
-
Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp_Phần 1
21 trang 36 0 0 -
Những điều có thể chưa biết về khí hư
5 trang 35 0 0 -
21 trang 34 0 0
-
Phân biệt bệnh viêm não với viêm màng não
7 trang 33 0 0 -
10 trang 32 0 0
-
Phòng và tránh bệnh đái tháo đường
5 trang 32 0 0 -
4 trang 32 0 0
-
5 trang 31 0 0