Hiện thực chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại theo khuynh hướng hiện thực - huyền ảo qua nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và ăn mày dĩ vãng của Chu Lai
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 101.71 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung bài viết muốn nói đến một khuynh hướng viết mới trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đặc biệt là các tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh, đó là khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Bài viết đề cập sâu đến hai tác phẩm tiêu biểu cho phương thức viết này là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện thực chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại theo khuynh hướng hiện thực - huyền ảo qua nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và ăn mày dĩ vãng của Chu Lai JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 73-79 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0062 HIỆN THỰC CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI THEO KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC - HUYỀN ẢO QUA NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH VÀ ĂN MÀY DĨ VÃNG CỦA CHU LAI Trương Thị Kim Anh Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường Đại học Đồng Nai Tóm tắt. Nội dung bài viết muốn nói đến một khuynh hướng viết mới trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đặc biệt là các tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh, đó là khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Bài viết đề cập sâu đến hai tác phẩm tiểu biểu cho phương thức viết này là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai. Với hai tác phẩm này, chúng tôi chủ yếu đi khai thác ba phương diện cơ bản viết về chiến tranh theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo, đó là: Chiến tranh với những câu chuyện li kì và những lời tiên tri nhuốm màu sắc tâm linh; Chiến tranh với những chấn thương tinh thần của người lính khi trở về. Từ khóa: Tiểu thuyết, đương đại, khuynh hướng, hiện thực, huyền ảo, chiến tranh, người lính, phụ nữ. 1. Mở đầu Đề cập đến vấn đề huyền ảo trong văn học Việt Nam đương đại, tác giả Bùi Thanh Truyền trong công trình Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam cho rằng: “Yếu tố kì ảo giờ đây không đơn thuần chỉ là công cụ nhận thức, khám phá thế giới, một cái nhìn thế giới mang tính nghệ thuật, hơn thế nữa, nó đã trở thành một thủ pháp nghệ thuật đắc lực để văn học tích cực nắm bắt mọi biểu hiện của đời sống” [7;32]. Còn trong công trình Vấn đề nhận và xử lí chất liệu hiện thực tiểu thuyết Việt Nam đương đại trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, tác giả Biện Minh Điền cho rằng: “Hiện thực – huyền ảo với tư cách là một phương thức hay bút pháp trong văn học đương đại Việt Nam nói chung, trong tiểu thuyết nói riêng từng được bàn đến nhiều – nhiều nhất trong thời gian qua, cả trên phương diện lí luận cũng như qua nghiên cứu, phê bình các tác phẩm cụ thể [1;13]. Khi đề cập tới tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết về chiến tranh có công trình Tiểu thuyết về chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975 – Những khuynh hướng và sự đổi mới nghệ thuật, tác giả Nguyễn Thị Thanh cho rằng: “Sự gia tăng yếu tố huyền thoại trong tiểu thuyết về chiến tranh đã cho thấy thái độ ứng xử tự do của nhà văn với hiện thực và tính chất năng động, suồng sã, chơi giỡn của thể loại” [6;155]. Trong bài viết Người kể chuyện tự ý thức trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh tác giả Cao Kim Lan nhận định: “Tiếng nói tự ý thức về bản thân mình, về nhân vật và hiện thực chiến tranh với những góc nhìn khủng khiếp, về tình yêu với đủ các cung Ngày nhận bài: 15/1/2016. Ngày nhận đăng: 20/5/2016 Liên hệ: Trương Thị Kim Anh, e-mail: ttka83@gmail.com 73 Trương Thị Kim Anh bậc huyền ảo và mê muội đến mức hoang đường của tiểu thuyết tạo ra một kênh giao tiếp riêng trong thế giới nghệ thuật của Bảo Ninh” [5]. So với những công trình trên thì cái mới của chúng tôi là muốn khai thác sâu hơn khuynh hướng hiện thực huyền ảo được biểu hiện qua cái nhìn về hiện thực chiến tranh tác động trực tiếp tới những người lính trở về sau chiến tranh của Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh và Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng. Chúng tôi muốn soi chiếu chiến tranh bằng nỗi đau nhân tính hơn là ca ngợi, bởi vì dù là chiến thắng hay là chiến bại thì cũng đều có những mất mát và đau thương nhất định mà không gì bù đắp nổi. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Chiến tranh với những câu chuyện ma quái và li kì nhuốm màu sắc tâm linh Khi đọc Nỗi buồn chiến tranh, cảm giác đầu tiên đem đến cho người đọc đó là sự hãi, rùng rợn, có phần nào đó xót xa nữa. Ngay khi vào những trang viết đầu tiên thì Bảo Ninh đã làm cho người đọc phải “rùng mình” bởi những câu chuyện li kì đậm chất huyền bí về những cánh rừng mà Kiên đã đi qua trong thời chinh chiến của anh. Những kí ức ấy đến từ giấc mơ của Kiên khi anh nhớ đến cái ngày anh cùng đồng đội quay lại truông núi “Gọi Hồn” để tìm hài cốt sĩ tử nơi đây. Câu chuyện về truông núi “Gọi Hồn” bắt đầu gợi cho Kiên nhớ lại những điều kì lạ đậm chất hoang đường kì ảo nơi đây từ việc “đi đêm ở vùng này có thể nghe thấy chim chóc khóc than như người” rồi đến “các loại măng nhuốm một màu đỏ dễ sợ đến vậy, đỏ như những tảng thịt ròng ròng máu”, rồi những “con đom đóm thì to kinh dị. . . quầng sáng đom đóm lớn tày cái mũ cối, có khi hơn” [3;12]. Chưa hẳn đã hết, người ta còn bảo rằng buổi tối cây cối ở đây “hòa giọng với gió rên lên những bản nhạc ma. Và không một ai có thể quen được vì chẳng góc rừng nào, chẳng tối nào như tối nào” [3;13]. Và kết luận cho những câu chuyện kì lạ nơi đây người ta cho rằng: “có lẽ là núi là rừng chứ không phải con người đã làm nảy sinh ra ở vùng này những huyền thoại rùng rợn, những truyền thuyết ma ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện thực chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại theo khuynh hướng hiện thực - huyền ảo qua nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và ăn mày dĩ vãng của Chu Lai JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 73-79 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0062 HIỆN THỰC CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI THEO KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC - HUYỀN ẢO QUA NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH VÀ ĂN MÀY DĨ VÃNG CỦA CHU LAI Trương Thị Kim Anh Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường Đại học Đồng Nai Tóm tắt. Nội dung bài viết muốn nói đến một khuynh hướng viết mới trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đặc biệt là các tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh, đó là khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Bài viết đề cập sâu đến hai tác phẩm tiểu biểu cho phương thức viết này là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai. Với hai tác phẩm này, chúng tôi chủ yếu đi khai thác ba phương diện cơ bản viết về chiến tranh theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo, đó là: Chiến tranh với những câu chuyện li kì và những lời tiên tri nhuốm màu sắc tâm linh; Chiến tranh với những chấn thương tinh thần của người lính khi trở về. Từ khóa: Tiểu thuyết, đương đại, khuynh hướng, hiện thực, huyền ảo, chiến tranh, người lính, phụ nữ. 1. Mở đầu Đề cập đến vấn đề huyền ảo trong văn học Việt Nam đương đại, tác giả Bùi Thanh Truyền trong công trình Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam cho rằng: “Yếu tố kì ảo giờ đây không đơn thuần chỉ là công cụ nhận thức, khám phá thế giới, một cái nhìn thế giới mang tính nghệ thuật, hơn thế nữa, nó đã trở thành một thủ pháp nghệ thuật đắc lực để văn học tích cực nắm bắt mọi biểu hiện của đời sống” [7;32]. Còn trong công trình Vấn đề nhận và xử lí chất liệu hiện thực tiểu thuyết Việt Nam đương đại trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, tác giả Biện Minh Điền cho rằng: “Hiện thực – huyền ảo với tư cách là một phương thức hay bút pháp trong văn học đương đại Việt Nam nói chung, trong tiểu thuyết nói riêng từng được bàn đến nhiều – nhiều nhất trong thời gian qua, cả trên phương diện lí luận cũng như qua nghiên cứu, phê bình các tác phẩm cụ thể [1;13]. Khi đề cập tới tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết về chiến tranh có công trình Tiểu thuyết về chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975 – Những khuynh hướng và sự đổi mới nghệ thuật, tác giả Nguyễn Thị Thanh cho rằng: “Sự gia tăng yếu tố huyền thoại trong tiểu thuyết về chiến tranh đã cho thấy thái độ ứng xử tự do của nhà văn với hiện thực và tính chất năng động, suồng sã, chơi giỡn của thể loại” [6;155]. Trong bài viết Người kể chuyện tự ý thức trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh tác giả Cao Kim Lan nhận định: “Tiếng nói tự ý thức về bản thân mình, về nhân vật và hiện thực chiến tranh với những góc nhìn khủng khiếp, về tình yêu với đủ các cung Ngày nhận bài: 15/1/2016. Ngày nhận đăng: 20/5/2016 Liên hệ: Trương Thị Kim Anh, e-mail: ttka83@gmail.com 73 Trương Thị Kim Anh bậc huyền ảo và mê muội đến mức hoang đường của tiểu thuyết tạo ra một kênh giao tiếp riêng trong thế giới nghệ thuật của Bảo Ninh” [5]. So với những công trình trên thì cái mới của chúng tôi là muốn khai thác sâu hơn khuynh hướng hiện thực huyền ảo được biểu hiện qua cái nhìn về hiện thực chiến tranh tác động trực tiếp tới những người lính trở về sau chiến tranh của Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh và Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng. Chúng tôi muốn soi chiếu chiến tranh bằng nỗi đau nhân tính hơn là ca ngợi, bởi vì dù là chiến thắng hay là chiến bại thì cũng đều có những mất mát và đau thương nhất định mà không gì bù đắp nổi. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Chiến tranh với những câu chuyện ma quái và li kì nhuốm màu sắc tâm linh Khi đọc Nỗi buồn chiến tranh, cảm giác đầu tiên đem đến cho người đọc đó là sự hãi, rùng rợn, có phần nào đó xót xa nữa. Ngay khi vào những trang viết đầu tiên thì Bảo Ninh đã làm cho người đọc phải “rùng mình” bởi những câu chuyện li kì đậm chất huyền bí về những cánh rừng mà Kiên đã đi qua trong thời chinh chiến của anh. Những kí ức ấy đến từ giấc mơ của Kiên khi anh nhớ đến cái ngày anh cùng đồng đội quay lại truông núi “Gọi Hồn” để tìm hài cốt sĩ tử nơi đây. Câu chuyện về truông núi “Gọi Hồn” bắt đầu gợi cho Kiên nhớ lại những điều kì lạ đậm chất hoang đường kì ảo nơi đây từ việc “đi đêm ở vùng này có thể nghe thấy chim chóc khóc than như người” rồi đến “các loại măng nhuốm một màu đỏ dễ sợ đến vậy, đỏ như những tảng thịt ròng ròng máu”, rồi những “con đom đóm thì to kinh dị. . . quầng sáng đom đóm lớn tày cái mũ cối, có khi hơn” [3;12]. Chưa hẳn đã hết, người ta còn bảo rằng buổi tối cây cối ở đây “hòa giọng với gió rên lên những bản nhạc ma. Và không một ai có thể quen được vì chẳng góc rừng nào, chẳng tối nào như tối nào” [3;13]. Và kết luận cho những câu chuyện kì lạ nơi đây người ta cho rằng: “có lẽ là núi là rừng chứ không phải con người đã làm nảy sinh ra ở vùng này những huyền thoại rùng rợn, những truyền thuyết ma ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiện thực chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam Tiểu thuyết Việt Nam đương đại Nỗi buồn chiến tranh Ăn mày dĩ vãng Người kể chuyện tự ý thức Yếu tố kì ảo trong văn xuôi Việt NamTài liệu liên quan:
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
182 trang 47 0 0 -
Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Văn học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
14 trang 30 1 0 -
Motif tái sinh và motif báo ứng trong một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại
8 trang 23 0 0 -
Yếu tố đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại: Phần 2
194 trang 21 0 0 -
10 trang 19 0 0
-
57 trang 19 0 0
-
Một số tác phẩm của nhà văn Chu Lai
2113 trang 18 0 0 -
Yếu tố đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại: Phần 1
100 trang 18 0 0 -
Tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng - Phần 2
211 trang 17 0 0 -
92 trang 17 0 0