Hiện Trạng Bệnh HIV/AIDS - Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện Trạng Bệnh HIV/AIDS - Phần 2 Hiện Trạng Bệnh HIV/AIDS Phần 2 2- Vấn đề dược phẩm Cho tới bây giờ, chưa có thuốc chữa dứt HIV/AIDS. Các thuốc đangdùng có khả năng trì hoãn giai đoạn nhiễm HIV sang giai đoạn bệnh AIDSbằng cách ngăn chặn sự sinh sản của virus. Người bệnh phải uống một hỗnhợp từ ba tới bốn loại thuốc mỗi ngày và uống suốt đời. Nhờ đó tuổi thọ củahọ có thể kéo dài cả vài chục năm. Tuy nhiên, vì giá thuốc quá cao nên đa số bệnh nhân tại các quốc giađang phát triển không nhận được thuốc. Nơi đây, các cố gắng đều tập trungở các dược phẩm giản dị để loại trừ các bệnh bội nhiễm và giảm sự đau đớncủa bệnh nhân. Một trở ngại nữa trong việc dùng thuốc là bệnh nhân cần được thửnghiệm máu theo định kỳ để theo dõi kết quả điều trị. Thử nghiệm này rấttốn kém và cần nhân viên có chuyên môn cao. Ngoài ra, việc đào tạo nhânviên biết sử dụng thuốc để trị bệnh cũng cần thời gian với nhiều chi phí. Cho tới tháng 12 năm 2006, có khoảng 7 triệu người nhiễm HIV tạicác quốc gia có thu nhập kinh tế trung b ình và thấp cần thuốc ARV để điềutrị, vậy mà chỉ có hơn 2 triệu người nhận được thuốc. Tại hội nghị Sydney, bác sĩ Pedro Cahn, Chủ tịch IAS, tuyên bố:“Chưa tới 1/3 bệnh nhân HIV tại các quốc gia có lợi tức thấp được điều trịvới thuốc công hiệu và số người tiếp nhận được các phương thức phòngngừa hữu hiệu như bao cao su, kim sạch lại càng ít hơn”. Cơ quan Y Tế Thế giới và nhiều tổ chức thiện nguyện khác đã kêu gọicác công ty dược phẩm giảm giá thuốc để giúp đỡ cho bệnh nhân tại cácquốc gia nghèo khó này. Vì, như Federico Mayor, một giới chức củaUNESCO, đã nói một cách cay đắng “Thực là đáng xấu hổ khi để cho bệnhnhân HIV tại các quốc gia nghèo khó chết vì họ không được hưởng cácphương thức trị liệu hữu hiệu có sẵn cho dân chúng các quốc gia giầu có”. 3- Mãi dâm Tại nhiều quốc gia, đặc biệt ở châu Phi và mấy quốc gia ở Đông Namchâu Á, lây nhiễm HIV /AIDS qua sinh hoạt tình dục không an toàn vẫn làcon đường quan trọng. Người mãi dâm có nhiều rủi ro mắc bệnh và lan truyền bệnh. -Họ thường tiếp cận với nhiều khách và họ cũng như khách lại ít khidùng bao cao su bảo vệ, do không có hoặc không hiểu rõ ích lợi của bao caosu. Nhiều khi khách không chịu dùng vì muốn có cảm giác thực. -Họ không được pháp luật bảo vệ nên khi bị khách hãm hiếp, lạmdụng, không dám tìm sự bảo vệ của công lý. -Họ thường bị kỳ thị, đối xử khác biệt, nên không dám tìm kiếm giúpđỡ y tế, do đó dễ dàng nhiễm và truyền bệnh cho người khác. -Họ hay dùng thuốc cấm để giải tỏa khó khăn đời sống, nghề nghiệphoặc bán dâm để lấy tiền mua thuốc. D ùng chung kim chích rất thường xảyra và dễ dàng nhiễm, truyền HIV. Theo WHO, để hoàn thành việc giảm thiểu rủi ro lây lan bệnh, cầnphải chấm dứt kỳ thị trừng phạt người mãi dâm và phải khích lệ họ tham giavào việc phòng ngừa lây lan và tự bảo vệ, chăm sóc. Họ vẫn còn quyền hạncông dân nhưng chỉ vì hoàn cảnh phải làm một nghề mà chính họ khôngmuốn. Chính phủ phải cung cấp cho họ và khách hàng các kiến thức vềHIV/AIDS, cách thức phòng tránh; thuyết phục họ sử dụng các dịch vụ mànhà nước cung cấp và tích cực tham gia việc giữ gìn sức khỏe như dùng baocao su, khám bệnh theo định kỳ. Ngoài ra, cũng cần lưu ý tới nhiễm HIV ở người mua dâm. Tại nhiềuquốc gia ở Á châu, số người này lên tới 15% dân chúng. Con số này tăng lênđến 44% nếu họ phải di động thường xuyên, như tài xế xe vận tải, công nhâncác hầm mỏ hoặc làm việc trong rừng. 4- Nghiện chích thuốc Dùng thuốc cấm dưới hình thức chích hoặc uống vẫn là rủi ro lớn đểgây lây lan nhiễm HIV. Theo ước đoán của Văn phòng Ma Túy và Tội Phạm Liên Hiệp Quốc(UNOCD), năm 2004 có 200 triệu người dùng cần sa ma túy trên thế giới,13.2 triệu người dùng kim chích thuốc và khoảng 1/10 người nhiễm HIV làdo dùng chung kim chích không an toàn. Đa số những người này sống ởĐông Nam châu Á. Dùng chung kim chích là con đường rất hữu hiệu và trựctiếp truyền các bệnh nhiễm virus máu như HIV, viêm gan. Uống hoặc hít cần sa, ma túy cũng dễ bị nhiễm HIV vì thuốc tăng dụctính người dùng, thúc đẩy họ có quan hệ tình dục không bảo vệ. Đã có nhiều đề nghị để giảm thiểu nhiễm HIV ở người nghiện dùngchung kim chích như: -Giảm lưu hành số lượng thuốc cấm. -Giảm số người dùng thuốc cấm bằng giáo dục học đường, phổ biếnkiến thức về ảnh hưởng xấu của nghiện thuốc. -Giảm các nguy cơ nhiễm HIV khi dùng thuốc như phát hoặc đánh đổiống chích sạch, chữa trị người nghiện, cổ võ dùng bao cao su, phổ biếnthông tin về liên hệ giữa chích thuốc với HIV… Ngoài ra, việc điều trị HIV ở lớp người này có một số trở ngại nhưmột số lớn không nhận được thuốc đặc trị, một số khác có tương tác giữathuốc trị HIV và thuốc cấm. 5- Chưa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y học phổ thông kiến thức y học bệnh thường gặp lý thuyết y khoa y học cho mọi người dinh dưỡng cơ thểGợi ý tài liệu liên quan:
-
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 177 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 125 0 0 -
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 109 0 0 -
4 trang 107 0 0
-
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 79 1 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
2 trang 62 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 53 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 50 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 48 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 47 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 45 0 0 -
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 trang 43 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0 -
Bài giảng Y học thể dục thể thao (Phần 1)
41 trang 41 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 41 0 0 -
Một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám bệnh
3 trang 40 0 0 -
5 trang 38 0 0